6. Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 1 Những ưu điểm
6.2. Những nhược điểm, tồn tạ
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ những tồn tại, bất cấp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những tồn tại, bất cập này được biểu hiện trên các khía cạnh cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về nhiệm vụ, quyền hạn
+ Về nhiệm vụ, quyền hạn đã được xác định
- Cần làm rõ nội dung, nhiệm vụ chủ trì quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, dải ven biển với nhiệm vụ quản lý môi trường theo lưu vực sông và dải ven biển;
- Cần làm rõ nội dung, thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên nước;
- Cần làm rõ nội dung, nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động quan trắc, điều tra cơ bản các số liệu về hiện trạng môi trường (bao gồm cả môi trường biển) với điều tra cơ bản về số lượng và chất lượng tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
Thứ hai, tham nhũng trong quản lý đất đai ngày càng lan rộng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có rủi ro cao ở các khâu khác nhau trong quá trình và thủ tục liên quan tới tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai. Việc chuyển hình thức sử dụng đất với giá đền bù thấp so với giá thị trường, khiến những người nông dân càng nghèo, trong khi các nhà đầu tư được lợi. "Bên cạnh đó, tham nhũng trong đất đai ngày càng lan rộng, đó thực sự là vấn đề". Theo số liệu 85% hộ gia đình ở 5 tỉnh được điều tra nhận thấy có tham nhũng, 43% doanh nghiệp khẳng định cần có quà và chi phí không chính thức để nhận được chứng nhận cho quyền sử dụng đất. Tham nhũng trong đất đai ngày càng tăng lên, làm cho người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn. Tham nhũng trong đất đai thường xảy ra ở những nơi, những cơ quan còn độc quyền trong lĩnh vực của mình, có quyền hạn lớn, liên quan tới những người đưa ra các quyết định, những người ít thể hiện trách nhiệm giải trình.
Thứ ba, trình độ của cán bộ, công chức còn chưa theo kịp công tác quản
lý, chưa đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) đến nay, đội ngũ công chức, viên chức trong toàn ngành từ Trung ương đến cơ sở có gần 50.000 người.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho rằng, đội ngũ lao động này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế do sự bất cập về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề. Trong khi đó, công tác đào
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường còn nhiều hạn chế và bất cập.Ở cấp Trung ương, hầu hết đội ngũ cán bộ được đào tạo từ các nước XHCN trước đây, đã và đang đến tuổi nghỉ hưu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ trình độ cao, chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ quản lý lớn tuổi của ngành được đào tạo cơ bản về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm, nhưng chậm tiếp thu phương pháp quản lý mới cũng như ứng dụng công nghệ mới. Còn đối với thế hệ cán bộ trẻ, đa số được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như nắm bắt tình hình thực tế của ngành.Điều đáng lo ngại là đội ngũ cán bộ công chức làm chức năng quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực đều trưởng thành từ cán bộ chuyên môn giỏi nhưng thiếu kiến thức quản lý, năng lực xây dựng văn bản pháp luật còn hạn chế.
Kết quả khảo sát gần đây cho thấy, 75% cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường không được đào tạo đúng chuyên môn, tỷ lệ này ở lĩnh vực đất đai là 40% và khí tượng thuỷ văn khoảng 30%. Hiện nay, trình độ chuyên môn của những cán bộ môi trường cơ sở không cao. Thực tế đến nay khoảng 10% cán bộ địa chính cấp xã có trình độ đại học, trong khi đó có tới 19,35% cán bộ địa chính cấp xã chưa qua đào tạo, rất ít cán bộ địa chính xã được đào tạo về môi trường. Bên cạnh đó tỷ lệ thay đổi cán bộ địa chính xã phường trong cả nước lên tới 20-25%/năm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các địa phương (cấp huyện, cấp xã) gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các chức năng được giao.
Thứ tư, cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc của các cơ quan
còn thiếu và chưa đồng bộ cũng là một hạn chế đến việc thực hiện nhiệm vụ. Nguồn tài chính để thực hiện việc hiện đại hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật lại đang rất thiếu
CHƯƠNG III