HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu đề án bảo vệ môi trường công ty cổ phần đóng tàu thủy sản hải phòng (Trang 31 - 63)

Ngày 7 tháng 9 năm 2009 Công ty cổ phần Đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vi khí hậu kiến trúc và môi trường đã tiến hành đo đạc chất lượng không khí trong môi trường không khí khu vực sản xuất của Công ty. Kế hoạch quan trắc và phân tích được trình bày cụ thể trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kế hoạch quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí

TT Vị trí quan trắc Ký hiệu Thông số

1

Khu vực đóng ca bin và hầm hàng 20o52,195'N

106o42,817' E

K01 Tiếng ồn, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, CO, SO2, NO2

2 Khu vực bến tàu K02 Tiếng ồn, độ ẩm, bụi,

nhiệt độ, CO, SO2, NO2 3

Khu vực hoàn thiện thân tàu 20o52,250' N

106o42,773' E

K03 Tiếng ồn, độ ẩm, bụi, nhiệt độ, CO, SO2, NO2 4

Khu vực cổng 20o52,237' N 106o42,750' E

K04 Tiếng ồn, độ ẩm, bụi, nhiệt độ, CO, SO2, NO2 Việc thu mẫu, đo đạc và phân tích tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể như sau:

Đối với khí thải công nghiệp:

• Độ ồn: theo TCVN 5964:1995 (ISO 1996/1:1982), TCVN 5965: 1995 (ISO 1996/3:1987) và thường quy YHLĐ&VSMT 1993 của BYT.

• Bụi: theo TCVN 5704:1993. • SO2: theo TCVN 5754:1993.

• NO2: theo TCVN 5754:1993. • CO: theo TCVN 5754:1993.

Đối với không khí xung quanh: chiều cao lấy mẫu kể từ mặt đất là 1,5m.

• Độ ồn: theo TCVN 5964:1995, TCVN 5965:1995 và thường quy YHLĐ&VSMT 1993 của BYT.

• Bụi: theo TCVN 5067:1995 và thường quy YHLĐ&VSMT 1993 của BYT.

• SO2: theo TCVN 5971:1995.

• NO2: theo TCVN 6137:1996 (ISO 6768:1985). • CO: theo TCVN 5972:1995 (ISO 8186:198).

Trong thời gian tiến hành đo đạc trạng thái thời tiết thuận lợi như trời nắng gió nhẹ.

Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

TT Vị trí Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Ánh sáng (Lux) TSP (mg/m3 ) Tiếng ồn (dBA) CO (mg/m3 ) SO2 (mg/m3 ) NO2 (mg/m3 ) 1 K01 35 81 AS ngoài trời 0,55 8 9 3,2 0,12 0,15 2 K02 35 81,5 AS ngoài trời 0,42 84 3,6 0,13 0,12 3 K03 35 82 AS ngoài trời 0,52 87 3,1 0,15 0,13 4 K04 36 82 AS ngoài trời 0,45 75 3,5 0,10 0,15 TCVSLĐ 3733/2002/ QĐ-BYT - - - 4 85 40 10 10

* Nhận xét:

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, các kết quả đo đạc theo từng thông số được so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh lao động TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT. Kết quả so sánh cho thấy:

- Các chỉ tiêu chất lượng môi trường vi khí hậu phù hợp cho quá trình lao động của công nhân trong công ty.

- Nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực tương đối thấp, nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

- Tiếng ồn trong khu vực công ty có dấu hiệu bị ô nhiễm do các hoạt động gò, hàn, tháo lắp và đóng mới tàu.

- Nồng độ các khí CO, SO2, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. 3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Mẫu nước được lấy và bảo quản theo các tiêu chuẩn Việt Nam như: TCVN 5992:1995 (ISO 5667/2:1991); TCVN 5993:1995 (ISO 5667/3:1985), TCVN 4556-88, TCVN 5999:1995 (ISO 5667/10:1992)…

Mẫu nước được đưa về phòng thí nghiệm và được phân tích theo một số tiêu chuẩn Việt Nam như sau:

• Độ đục: TCVN 6184:1996 (ISO 7027:1990) (E). • Tổng P: TCVN 6202:1996 (ISO 6878/1:1986) (E). • Sunfat: TCVN 6200:1996 (ISO 9280:1990) (E).

• Coliform: TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308/2:1990) (E).

Kế hoạch quan trắc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kế hoạch quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước

Vị trí quan trắc Ký hiệu Thông số

Nước Lạch sông Cấm

khu vực công ty NM1

pH; DO; BOD5; COD; Coliform; Tổng dầu mỡ; TSS; PO43-; N-NH4+; NO2-; NO3-; F-

Việc quan trắc môi trường nước được tiến hành qua việc lấy mẫu nước lạch sông Cấm khu vực công ty và đo nhanh tại hiện trường một số thông số như pH bằng thiết bị hiện trường chuyên dụng (máy đo pH - WTW 315i/SET – 2A).

Việc lấy mẫu nước phân tích các thông số khác được tiến hành ngay cùng với mẫu hiện trường. Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản theo đúng quy định cho từng thông số và được chuyển về phòng phân tích của Trung tâm nghiên cứu vi khí hậu kiến trúc và môi trường để phân tích.

Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu vi khí hậu kiến trúc và môi trường. Tại đây, mẫu tiếp tục được bảo quản và tiến hành phân tích các chỉ tiêu theo đúng yêu cầu của kế hoạch đã thiết lập.

Kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước trong khu vực sản xuất của công ty được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước

Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT

(Cột B2) pH - 7,2 5,5 - 9 DO mg/l 4 ≥ 2 COD mg/l 40 50 BOD5 mg/l 22 25 TSS mg/l 78 100 F- mg/l 0,05 2 NO2- mg/l 0,01 0,05 NO3- mg/l 3 15 N-NH4+ mg/l 0,034 1 PO43- mg/l 0,01 0,5 Tổng dầu, mỡ mg/l 0,18 0,3 Coliform MPN/100ml 4500 10000

* Ghi chú:

KPH: không phát hiện được.

* Nhận xét:

Các kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B2: Áp dụng cho khu vực Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp). Kết quả so sánh cho thấy tất cả các thông số chất lượng môi trường nước nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH

Mẫu trầm tích trong khu vực Dự án được lấy tại vị trí lạch sông Cấm khu vực công ty. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Chất lượng trầm tích khu vực sản xuất của công ty

TT Thông số Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn

Hà Lan FAO- ISO 9000

1 Fe trao đổi mg/100g 178,9 - 2190 2 Cu mg/100g 2,14 36 61,2 3 Pb mg/100g 0,85 85 76,2 4 Zn mg/100g 4,22 140 36,5 5 Mn trao đổi mg/100g 38,5 - 31 6 Ni mg/100g 9,45 - 14,2 7 Cd mg/100g 0,045 0,8 5,7 8 Hg mg/100g 0,017 0,3 1 9 Cr mg/100g 7,44 - 51 * Nhận xét:

Để đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích khu vực Công ty CP Đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng, kết quả đo đạc được so sánh với giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn của Hà Lan và tiêu chuẩn FAO-ISO-9000, tiêu chuẩn chất lượng đất và trầm tích. Như vậy, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới cho phép của các tiêu chuẩn đã nêu.

CHƯƠNG 4. THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐÓNG TÀU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG

4.1. ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải

4.1.1.1. Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất phát sinh trong công đoạn sửa chữa và đóng mới tàu. Các tàu thuyền ra vào Công ty làm ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do nước thải.

Hoạt động đóng mới tàu thuỷ hầu như không làm phát sinh nước thải sản xuất.

Vấn đề quan trọng nhất trong quá trình sửa chữa tàu là nước thải của tàu mà chủ yếu là nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast.

Nước thải từ việc sửa chữa tàu bao gồm các loại sau: - Nước dằn tàu.

- Nước thải đáy tàu có chứa dầu từ các khoang máy. - Cặn dầu thải ra khi vệ sinh tàu.

Lượng nước thải này sinh ra từ quá trình vệ sinh thiết bị, vỏ tàu và nước dằn tàu. Lượng nước thải lớn hay nhỏ tùy thuộc vào công suất tàu, máy móc, động cơ tàu và số lượng tàu cập cảng, số ngày hành hải, ...

Theo quy định hiện hành của Việt Nam (Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải – Bộ luật hàng hải Việt Nam) cũng như Quốc tế, tàu thuyền không được xả nước dằn tàu tại khu vực cảng.

Nước bẩn ở đáy tàu bao gồm các loại nước bẩn đã sử dụng, bị ứ đọng và các loại chất lỏng khác như bụi nước lắng đọng, nước chảy từ các van và ống dẫn... Nước bẩn ở đáy tàu có chứa các chất ô nhiễm như dầu, mỡ, muối vô cơ và kim loại (asen, đồng, crôm, chì và thuỷ ngân). Khi đưa tàu vào sửa chữa, toàn bộ lượng nước bẩn này sẽ được thải ra môi trường và đi vào các dòng chảy ra sông Cấm làm tăng hàm lượng chất ô nhiễm trong nước. Lượng nước thải loại này phát sinh không thường xuyên và khó thống kê. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại hoạt động sủa chữa tàu biển tại Công ty hầu như không thực hiện.

Bảng 4.1. Đặc tính nước thải trong từng công đoạn sản xuất

Công đoạn Đặc tính nước thải

Sửa chữa vỏ tàu cũ, hư hỏng

Có chứa các chất rắn trơ, kích thước hạt tương đối lớn, dễ lắng, chứa vẩy, gỉ sắt, gỉ sơn, và chứa dầu mỡ

Trang trí nội thất Có chứa các chất rắn trơ, kích thước hạt tương đối lớn, dễ lắng, và chứa dầu mỡ

Nước dằn tàu Chất rắn lơ lửng, dầu mỡ... 4.1.1.2. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong công ty. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao, chất rắn lơ lửng và các loại vi khuẩn. Nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực tiếp nhận. Lượng nước sinh hoạt của Công ty khoảng 600m3/tháng, lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước sinh hoạt là 480m3/tháng. Nước sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể phốt sau đó thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước của khu vực đã xuống cấp nghiêm trọng và bị lấp đầy nên nước thải từ hệ thống cống thường xuyên chảy tràn ra đường giao thông khu vực.

4.1.1.3. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trong khu vực sản xuất của công ty có khối lượng khá lớn. Toàn bộ lượng nước này sẽ đổ vào lạch sông Cấm mang theo đất cát và các chất bẩn trên mặt đất làm tăng độ đục của nước sông vào mùa mưa.

Nước thải của công ty ngoài lượng nước thải sinh hoạt lấy từ nguồn nước máy còn có nước mưa chảy tràn trên bề mặt mặt đất. Lượng nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ khá cao. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.

Về mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực công ty cuốn trôi đất, cát, bụi lắng trên mái nhà, sân bãi, đường đi làm nhiễm bẩn thuỷ vực tiếp

nhận. Với lượng mưa trung bình ở Hải Phòng là 1.700mm thì tổng lượng nước mưa trung bình trên diện tích của khu vực Công ty là:

Vnước mưa = 1.700 x 10-3 x 10.990 = 18.683 (m3/năm)

4.1.2. Đánh giá tác động

4.1.2.1. Tác động của nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất của công ty có chứa một lượng lớn dầu mỡ phát sinh từ công đoạn sửa chữa tàu, việc thải nước lacanh và nước ballast từ tàu.

Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải:

- Chất rắn lơ lửng:

Các chất rắn silicat trong nước đều không độc hại hoặc ít độc. Tuy vậy các chất rắn lơ lửng với nồng độ lớn là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh, đồng thời làm tăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng cho nguồn nước mà nó trực tiếp thải ra.

- Ảnh hưởng của nước thải chứa kim loại nặng:

Các kim loại nặng trong nước thải, đặc biệt là sắt (phát sinh chủ yếu ở các công đoạn vệ sinh tàu cũ, mới, hoàn thiện....) có khả năng tích tụ sinh học và ảnh hưởng đến cơ thể sống khi nồng độ đủ cao. Sự tích tụ sinh học của các kim loại nặng trong cơ thể động thực vật sẽ đạt được nồng độ cao tới mức nguy hiểm cho người và động vật. Kim loại nặng còn có khả năng ngấm vào bề mặt đất và có xu hướng tích tụ địa chất.

- Ảnh hưởng của nước thải chứa dầu mỡ:

Dầu tràn, hoặc dầu rơi vãi từ các bồn chứa, cặn dầu... sẽ ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Dầu mỡ là những hợp chất hydrocacbon có chứa các phụ gia độc hại, là những hợp chất khó phân huỷ sinh học. Dầu che phủ mặt thoáng của nước, làm giảm khả năng hoà tan O2 trong nước, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật nước, dẫn đến làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Cặn dầu khi lắng xuống đáy ao, sông sẽ bị phân huỷ một phần, phần còn lại tích tụ trong bùn đáy gây ô nhiễm cho thuỷ vực, ảnh hưởng tới mục đích sử dụng nước cũng như nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và nước sinh hoạt.

4.1.2.2. Tác động của việc xả nước dằn tàu và dầu thải từ các tàu - Nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast: - Nước bẩn ở đáy tàu và nước ballast:

Ballast là loại nước rất đặc trưng (là nước ở các bến cảng, nước biển) được bơm vào các bồn tàu nhằm mục đích thăng bằng tàu. Có một số loại nước ballast trên tàu trong khi tàu vận hành như:

+ Nước ballast sạch: Là nước biển được bơm vào các bồn tàu chỉ định trước nhằm giữ cho tàu thăng bằng do vậy nước này không chứa dầu. Loại nước ballast sạch này có thể chứa các chất ô nhiễm như: kim loại (sắt, đồng, crôm) và các hoá chất.

+ Nước ballast nhiên liệu đậm đặc: Trong khi tàu vận hành, nước ballast nhiên liệu đậm đặc là nước biển được sử dụng như một dạng nhiên liệu khi mà nhiên liệu đã dùng hết nhằm giữ cân bằng cho tàu. Như vậy bồn tàu luôn đầy bởi nhiên liệu, nước biển hoặc cả hai. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa nước biển và nhiên liệu trong lúc phá dỡ tàu, các chất ô nhiễm trong nước ballast nhiên liệu đậm đặc có thể chứa các nhiên liệu, các vi sinh có trong dầu nhiên liệu, dầu, mỡ, kim loại và xăng dầu chứa hydrocacbon.

+ Nước ballast bẩn: Loại nước này được tạo thành khi bơm nước biển vào các bồn chứa nhiên liệu rỗng nhằm tăng khả năng cân bằng cho tàu. Các chất ô nhiễm trong loại nước này có chứa: Nhiên liệu còn lại trong bồn, các vi sinh trong nhiên liệu, dầu, mỡ, xăng và kim loại (đồng, niken, bạc, kẽm).

Những loại nước bẩn kể trên đều có chứa các chất ô nhiễm nguy hại. Trong loại nước thải này có chứa kim loại, là thành phần rất khó tiêu huỷ trong quá trình xử lý nên chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây tác hại đến sức khoẻ con người như nhiễm độc chì, gây bệnh ung thư. Khi được thải ra môi trường các kim loại này sẽ tích tụ dần trong các sinh vật và sẽ tăng nồng độ ô nhiễm kim loại trong các sinh vật cũng như trong cơ thể con người. Thải các chất hữu cơ độc hại này ra môi trường sẽ tạo các khí độc hại khác. Nước thải này cũng chứa dầu và nhiên liệu, đây là những chất gây độc cho cá và các động vật thuỷ sinh khác trong nước. Những nước thải này cũng có thể bị chảy tràn lên bờ nên nó sẽ tiêu diệt các loại cây ven bờ và động vật thuỷ sinh thuộc vùng này như chim, cá, và các loài động vật khác. Ngoài ra nước ballast còn chứa các vi sinh vật gây bệnh khác, nên khi loại nước này thải ra môi trường sẽ tác động xấu đến hệ sinh thái, thay đổi tính cân bằng sinh thái ở khu vực.

- Dầu và nhiên liệu: Một số tàu khi sửa chữa có chứa dầu diesel, dầu tự nhiên và dầu nhân tạo. Dầu ở đây bao gồm xăng dầu đã lọc (dầu diesel, xăng,

Một phần của tài liệu đề án bảo vệ môi trường công ty cổ phần đóng tàu thủy sản hải phòng (Trang 31 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)