1.1. Tăng cường công tác quản lý đất đai và nhà ở.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thị trường đất đai và nhà ở.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực phẩm chất của cán bộ nhà nước.
- Xử lý kiên quyết và nghiêm minh các vi phạm chính sách và luật pháp về quản lý đất đai và quản lý thị trường đất đai bất kỳ đối tượng vi phạm là tổ chức hay cá nhân nào.
- Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách và luật pháp của Nhà nước về quản lý nguồn tài nguyên đất đai, đồng thời xây dựng cơ chế để xã hội hoá công tác giám sát và kiểm tra, kiểm soát này.
- Khuyến khích giao dịch trên các sàn giao dịch, tích cực làm minh bạch thị trường.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo các quy định của pháp luật.
- Công tác quy hoạch cần được quan tâm đầu tư. Cần có sự tham gia của những người có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực cũng như cần có sự tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư. Việc quản lý thực hiện cũng cần phải chặt chẽ hơn và cần đặc biệt quan tâm.
1.2. Tích cực chống đầu cơ:
- Công khai rộng rãi quy hoạch sử dụng đất, nhất là quy hoạch sử dụng đất đô thị và các vùng ven đô để mọi người dân đều hiểu rõ những nội dung quy hoạch mà họ quan tâm.
- Xây dựng khung giá đất sát với giá thị trường
- Quy định rõ hạn mức sử dụng đất ở tại các đô thị và đánh thuế cao đất ở, đất xây dựng công trình, đất nông nghiệp có chủ nhưng không sử dụng, đồng thời kiên quyết thu hồi các loại đất không sử dụng quá thời hạn quy định.
- Quy định thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập về bds, một người nếu mua đi bán lại bds nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định sẽ bị đánh thuế.
- Đánh thuế lũy tiến với người sở hữu nhiều nhà đất cao hơn hẳn người sử dụng bất động sản. Còn với người đã có nhà, mỗi khu đất, nhà mua sau đó sẽ bị đánh thuế càng cao.
1.3. Dự trữ đất để kinh doanh đô thị.
Có cơ chế phát triển quỹ đất, đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất “sạch” sẵn có để kêu gọi đầu tư và điều tiết thị trường khi cần thiết.
Ta ̣o quỹ đất đô thi ̣ là một giải pháp được đưa ra để hạn chế tình trạng "làm giá" trên thị trường bất động sản.
Cơ chế dự trữ đất sẽ tạo điều kiện cho chính quyền đô thị điều hành được thị trường đất đô thị, chứ không chạy theo phục vụ thị trường như hiện nay.
Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị.
Việc áp dụng biện pháp này sẽ tránh được tình trạng giá đất bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi vẫn không làm hài lòng người dân mất đất.
1.4. Quản lý nhà nước với các sàn giao dịch về đất đai và nhà ở:
Quản lý về số lượng, diện tích chào bán, số lượng giao dịch thành công. Ban hành các chính sách điều tiết. Đẩy mạnh việc đấu giá đất, thành lập các trung tâm đấu giá đất. Ban hành cơ chế khuyến khích các giao dịch chính thức đi đôi với chế tài đủ mạnh để hạn chế các giao dịch “ngầm”. Điều này cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định giá trị thực của đất đai sẽ khiến thị trường bất động sản minh bạch hơn
1.5. Chính sác về đầu tư xây dựng.
Khuyến khích mọi thành phần tham gia kinh doanh phát triển nhà ở theo đúng pháp luật và có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi (về thuế, lệ phí, tín dụng, hạ tầng, thưởng…) để các doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật, phương pháp xây dựng nhà ở với chi phí thấp hơn.
1.6. Quản lý quảng cáo và cung cấp thông tin trung thực
Tinh giảm thủ tục quảng cáo. Kiểm tra các thông tin trước khi quảng cáo.Có biện pháp xử phạt nghiêm khi vi phạm.
1.7. Đào tạo nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ và chuyên môn cao cho thị trường đất đai và nhà ở, phát triển nghề môi giới, định giá nhà đất, những nhà tư vấn, những nhà hoạch định chính sách… Cùng với đó là tăng cường hiểu biết cho người dân về pháp luật về đất đai, nhà ở.