KÊ VÀ CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
VIỆT NAM
2.1. Đánh giá nhu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và các chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Để phục vụ nghiên cứu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu và ở từng quốc gia, các tổ chức có liên quan của quốc tế và các quốc gia đã xây dựng cơ sở dữ liệu biến đổi khí hậu - cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu (trong các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh được gọi chung là Climate change Database).
Khi xây dựng cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu một nhiệm vụ rất quan trọng là xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê biến đổi khí hậu (HTCTTKBĐKH).
Tùy theo nhu cầu về thông tin biến đổi khí hậu và sự sẵn có về số liệu thống kê, các tổ chức có liên quan đến biến đổi đổi khí hậu trên thế giới và ở các quốc gia đã xây dựng các cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu với các quy mô khác nhau về mức độ chi tiết và số lượng các chỉ tiêu thống kê được đề cập đến. Cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu của IPCC do Trung tâm phân phối dữ liệu của IPCC (The IPCC Data Distribution Centre, DDC-IPCC) được coi là đầy đủ và chi tiết nhất và là mẫu để xây dựng sở dữ liệu biến đổi khí hậu cho các quốc gia hoặc ngành. Cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu của Trung tâm phân phối dữ liệu DDC- IPCC có các nhóm chỉ tiêu thống kê như sau (Bảng 3.1)
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê dùng trong cơ sở dữ liệu biến đổi khí hậu [3]
TT Các lĩnh vực Số chdỉụ tiêu sng ử
1.1 Hệ sinh thái ven biển và biển 46
1.2 Tài nguyên nước và hệ sinh thái nước ngọt 36
1.3 Khí hậu và Khí quyển 36
1.4 Dân số, Y tế và Sức khỏe con người 137
1.5 Kinh tế, Kinh doanh, và môi trường 99
1.6 Năng lượng và Tài nguyên 55
1.7 Đa dạng sinh học và các khu vực được bảo vệ 55
1.8 Nông nghiệp và Thực phNm 73
1.9 Rừng, đồng cỏ và vùng đất khô hạn 82
1.10 Quản lý môi trường và các tổ chức 66
CỘNG 685
Trung tâm Phân phối dữ liệu IPCC (DDC-IPCC) được thành lập vào năm 1998, để tạo thuận lợi cho việc cung cấp kịp thời một bộ thông tin nhất quán và mới nhất về các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội có liên quan để sử dụng trong đánh giá tác động khí hậu và thích ứng.
Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội có sẵn trên web của DDC-IPCC (http://www.ipcc-data.org) với các nội dung cụ thể như sau:
2.1.1 Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố khí hậu
1) Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố khí hậu chính được quan trắc
Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố khí hậu chính được quan trắc bao gồm số liệu trung bình tuần/tháng trong thời kỳ 1961-1990 trên lục địa toàn cầu của 9 yếu tố khí hậu theo ô lưới 0,5 º/vĩ độ/kinh độ, cùng với các chênh lệch so với trung bình tuần (10 ngày) trong thời kỳ 1901-1995. Bộ dữ liệu này được thiết lập và được cập nhật đến năm 2000, đã được nội suy với độ phân giải tốt hơn (10 x 10 arc phút). 9 yếu tố khí hậu được dùng phổ biến nhất là: 1) Nhiệt độ không khí; 2) Số ngày Nm ướt; 3) Tổng lượng giáng thủy (mưa); 4) Nhiệt độ tối cao ngày; 5) Nhiệt độ tối thấp ngày; 6) Tần suất sương muối mặt đất; 7) Tổng lượng bốc hơi; 8) Biên độ nhiệt độ ngày; 9) Độ che phủ mây.
2) Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố khí hậu chính được lấy từ mô hình khí hậu toàn cầu toàn cầu
Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố khí hậu chính được lấy từ mô hình khí hậu toàn cầu là các giá trị trung bình tháng. Các chỉ tiêu này được sử dụng cho các mô hình dự tính khí hậu như những số liệu đầu vào cho các Báo cáo Đánh giá thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư của IPCC. Có thể dẫn ra một số chỉ tiêu thống kê khí hậu lấy từ các mô hình khí hậu như sau:
a) Chênh lệch nhiệt độ trung bình toàn cầu (Báo cáo Đánh giá lần Thứ Tư năm 2007 của IPCC);
b) Chênh lệch nhiệt độ trung bình bề mặt từ tổ hợp đa mô hình (Báo cáo Đánh giá lần Thứ Tư năm 2007 của IPCC);
c) Các chênh lệch giáng thủy và chênh lệch nhiệt độ trung bình bề mặt theo từng mô hình.
d) Các dựđoán theo mô hình khí hậu (theo ô lưới):
- Các giá trị trung bình tháng: Số liệu trung bình hàng tháng cho mỗi mô hình và kịch bản, và giới hạn của các biến.
- Các nền khí hậu: Các giá trị trung bình 20 và 30 năm cho mỗi mô hình và kịch bản, và giới hạn của các các biến. Một số dữ liệu cũng có sẵn dưới dạng GIS tương tích với Geotiff.
3) Các chỉ tiêu thống kê về các thay đổi khác của môi trường
Một số chỉ tiêu thống kê về các thay đổi khác của môi trường cũng được đề cập trên trang web. Chúng bao gồm số liệu về nồng độ CO2 trung bình toàn cầu, mực nước biển dâng trung bình toàn cầu và khu vực, nồng độ ozon ở tầng thấp trong khu vực, nồng độ aerosol sulphate và lắng đọng lưu huỳnh.
2.1.2 Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố kinh tế xã hội
1) Các chỉ tiêu thống kê về các yếu tố kinh tế xã hội hàng năm
Các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội hàng năm cần có để mô tả khả năng phát triển kinh tế xã hội và khả năng thích ứng. Chúng bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội ở cấp quốc gia và khu vực và các biến tài nguyên.
Trung tâm Phân phối dữ liệu (DDC) của IPCC nắm giữ các thông tin kinh tế xã hội mô tả tình hình hiện tại và các thông tin liên quan đến hai bộ kịch bản phát thải: các kịch bản IS92, được chuNn bị cho Báo cáo đánh giá lần thứ Hai của IPCC, và các kịch bản SRES (Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải - Nakicenovic et al., 2000) được chuNn bị cho Báo cáo đánh giá thứ Ba. Hai bộ kịch bản này được dựđoán cho thời kỳđến năm 2100.
2) Các chỉ tiêu thống kê của đường cơ sở kinh tế xã hội
Các chỉ tiêu thống kê của đường cơ sở kinh tế xã hội rất quan trọng trong nghiên cứu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu, khu vực và từng quốc gia.
IPCC đã xuất bản một bộ số liệu thống kê đường cơ sở cho 195 quốc gia là bộ số liệu đại diện vào đầu đến giữa thập niên 1990. Các dữ liệu đã được đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới, UNEP và FAO, và những số liệu này được tổ chức thành 7 nhóm chỉ tiêu thống kê (IPCC, 1998) như sau:
a) Dân số và phát triển con người: tổng dân số, mật độ dân số hiện tại và dự kiến (2025), tổng số dân số đô thị, dân số đô thị ở các thành phố ven biển.
b) Các điều kiện kinh tế: Thu nhập quốc dân (GDP) tính bình quân theo đầu người, GDP từ nông nghiệp, từ công nghiệp và từ các dịch vụ, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.
c) Lớp phủ đất/sử dụng đất: tổng diện tích đất, đất có thể trồng trọt và trồng thường xuyên, đồng cỏ thường xuyên , rừng và đất rừng, đất khác.
d) Nước: nguồn nước bình quân đầu người, lượng nước hàng năm sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
e) Nông nghiệp/thực phNm: đất đai có tưới tiêu, lực lượng lao động nông nghiệp, tổng số lực lượng lao động, tổng sốđàn bò, cừu, dê, lợn, ngựa, trâu và lạc đà.
f) Năng lượng: Tổng số tiêu thụ năng lượng thương mại, tiêu thụ nhiên liệu truyền thống, tiêu thụ thủy điện thương mại.
g) Đa dạng sinh học: Các loài thực vật, động vật có vú, và chim được biết đến và đặc hữu .
Những chỉ tiêu thống kê này được lập bảng và có sẵn ở Trung tâm phân phối dữ liệu của IPCC.
2.2. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sự cần thiết về xây dựng cơ sở dữ liệu biến đổi khí hậu nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê biến đổi khí hậu nói riêng đã được đề cập và nhấn mạnh trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu [1].
Tại bảng 2.1 đã dẫn ra hệ thống và số lượng chỉ tiêu thống kê cần có trong nghiên cứu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với những điều kiện về sự sẵn có số liệu khí hậu, môi trường và kinh tế-xã hội ở Việt Nam, trong những năm trước mắt có thể nghiên cứu để xây dựng và phát triên một hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở nước ta với danh sách như sau (Bảng 2.2):
Bảng 2.2. Dự kiến hệ thống chỉ tiêu tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm trước mắt
TT Các chdâng ỉ tiêu thống kê về các yếu tố khí hậu, thủy văn, mực nước biến 1 N hiệt độ không khí
i) N hiệt độ không khí trung bình (tuần, tháng, năm) ii) Nhiệt độ tối cao ngày trung bình (tuần, tháng, năm) iii) N hiệt độ tối thấp trung bình ngày (tuần, tháng, năm)
iv) Số ngày nóng trong năm (nhiệt độ trung bình ngày ≥ 25oC) v) Số ngày lạnh trong năm (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 20oC) vi) Biên độ nhiệt độ ngày (tuần, tháng, năm)
2 Giáng thủy (lượng mưa)
i) Tổng lượng mưa (tuần, tháng, năm)
ii) Tỷ trọng lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô iii) Số ngày mưa và không mưa
iv) Số ngày Nm ướt v) Số ngày khô
3 Bốc hơi
i) Tổng lượng bốc hơi (tuần, tháng, năm)
ii) Tỷ trọng bốc hơi trong mùa mưa và mùa khô
4 Độ Nm không khí
i) Độ Nm không khí trung bình (tuần, tháng, năm)
5 Thời tiết cực đoan
i) Số ngày có thời tiết khô nóng trong năm ii) Số ngày có thời tiết rét hại trong năm iii) Số ngày mưa phùn
iii) Số ngày có sương muối trong năm iv) Số ngày mưa lớn trong năm v) Số trận bão trong năm
vi) Tần suất các đợt hạn khắc nghiệt trong năm
6 Các điều kiện khô và ướt của thổ nhưỡng
i) Số ngày trong năm với độ hụt độ Nm đất vượt quá 60 mm (đất khô) ii) Số ngày trong năm với độ hụt độ Nm đất ít hơn 10 mm (đất ướt)
7 Dòng chảy trên sông
8 Mực nước biển trung bình
i) Mực nước biển trung bình năm
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
3. The IPCC Data Distribution Centre. International Panel on Climate Change. http://www.ipcc-data.org
4. Climate Change Indicators in the United States. United States Environmental Protection Agency. April 2010. www.epa.gov/climatechange/indicators.html.
5. Cameron Wake. Indicators of Climate Change in the Northeast over the Past 100 Years. Climate Change Research Center, EOS University of New Hampshire, Durham, NH. (cameron.wake@unh.edu).
6. Indicator of Climate Change in the N ortheast 2005. Copyright 2005. 7. Indicators of Climate Change in UK. http://www.ecn.ac.uk/iccuk/