CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1.1 Định hướng phát triển công ty trong tương lai.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đoàn kinh tế” nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực, để có cái nhìn tổng quan về tập đoàn kinh tế cần có sự nghiên cứu một cách khái quát dưới cả góc độ ngôn ngữ và bản chất của nó.
Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “tập đoàn kinh tế” người ta thường sử dụng các từ: “Consortium”, “conglomerate”, “cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”.
Theo quan niệm chung thì tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế gồm nhiều công ty liên kết với nhau trong một cơ cấu thống nhất, hợp lý mà ở đó mỗi công ty thành viên vừa có tư cách pháp nhân đầy đủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lại có quan hệ ngang dọc với các công ty khác trong và ngoài tập đoàn. Tuy tư cách pháp lý độc lập, nhưng quan hệ kinh tế vẫn lệ thuộc với nhau, tạo nên một tiềm lực mạnh, tập trung về vốn, công nghệ hiện đại, lao động kỹ thuật đa ngành, phạm vi hoạt động rộng, khả năng cạnh tranh cao, đủ sức đảm trách có hiệu quả các dự án có quy mô lớn.
Xuất phát từ khái niệm và đặc điểm trung của tập đoàn kinh tế có thể nghiên cứu một số mô hình tập đoàn kinh tế xây dựng đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hiện đại hóa trong đó sự nghiệp phát triển khu đô thị của nước như sau:
• Thứ nhất: điều kiện thành lập: các công ty thành viên có quan hệ hữu cơ với nhau, tự nguyện liên kế, thống nhất và có trình độ quản lý cao, môi trường tài chính mạnh, trong sạch, có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Mỗi công ty cần có ít nhất một thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp hoặc phục vụ, quản lý quá trình xây lắp.
• Mô hình tổ chức: tập đoàn sẽ bao gồm các côn ty thành viên chịu sự chi phối của công ty mẹ, mức chi phối chiếm từ 100% đến 0% tùy thuộc vào lĩnh vực mà công ty thành viên đảm nhận. Có hai dạng là công ty con và công ty liên kết:
o Công ty con: vốn công ty mẹ thường chiếm tỷ trngj khống chế là trên 50% thậm chí nếu công ty con hoạt động chủ lực như xây lắp, cung cấp nguyên vật liệu, thì tỷ trọng có thể lên tới 100%.
o Công ty liên kết: công ty mẹ chỉ cần góp vốn dưới 50% vốn điều lệ, thậm chí không có phần góp vốn nào. Những công ty này đa phần hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia. Việc chấp nhận các công ty này vào tập đoàn nhằm tăng cường phạm vi hoạt động và khả năng bao thầu các lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Mô hình ta thấy gần giống với các Tổng công ty Vinaconex, tổng công ty xây dựng và phát triển nhà ở; tổng công ty Sông Đà… nhưng về bản chất đã có thay đổi trong quản lý điều hành. Quan hệ cấp vốn và điều hành bằng mệnh lệnh hành chính được thay bằng quan hệ đầu tư mang tính kinh doanh bình đẳng và cùng có lợi. Ở đây sự rằng buộc về vốn trong quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân được thông qua các hợp đồng kinh tế. Các công ty con dạng liên kết dù công ty mẹ không có cổ phần chi phối hoặc không tham gia góp vốn, nó vẫn chịu sự điều hành ở mức độ nhất định từ công ty mẹ quan hệ ngang nhau là chủ yếu, học có thể tham gia hoặc rút khỏi dễ dàng hơn các công ty con khác. Tuy nhiên việc tự nguyện tham gia tập đoàn để tranh thủ uy tín, thương hiệu, thị trường và danh tiếng của tập đoàn đã là một đảm bảo và rằng buộcv ới họ.
Đối với Việt Nam mặc dù Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định trong những năm tới sẽ “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế đa ngành…” nhưng đây vẫn là vấn đề rất mới mẻ đòi hỏi nghiên cứu đầy đủ và sớm áp dụng một cách mạnh dạn.