TT
Tiêu chí (cơ bản) Số tiêu chí cụ thể
Số chỉ số
1 Ngƣời học 2 6
2 Chƣơng trình đào tạo của cơ sở GDNN 8 24
3 Đội ngũ GV và cán bộ quản lý của cơ sở 8 24
4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở GDNN 9 27
5 Tài chính 4 12
6 Tổ chức và quản lý nhà trƣờng 5 15
7 Hoạt động đào tạo 8 24
8 Các dịch vụ cho ngƣời học 3 9
9 Sự phát triển của ngƣời học 3 9
10 Lợi ích xã hội 2 6
Bảng 1.1: Số lượng các tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở dạy nghề
Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng việc đánh giá chất lƣợng đào tạo của một cơ sở đào tạo cần cả hai mặt: các điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhƣ cơ sở vật chất, đội ngũ GV, tài liệu chƣơng trình đào tạo và mặt quá trình đào tạo. Do đó, vấn đề nghiên cứu biện pháp tăng cƣờng quản lý đào tạo tại một cơ sở đào tạo cần quan tâm đầy đủ đến các mặt trên.
1.3.3. Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ khái niệm “ Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN” .
Trong nền kinh tế thị trƣờng, lực lƣợng LĐ là một thành tố đặc biệt quan trọng tham gia vào một thị trƣờng gọi là thị trƣờng LĐ. Thị trƣờng LĐ là một thị trƣờng đặc biệt, hàng hoá đƣợc đem ra bán là sức LĐ của con ngƣời và chính con ngƣời lại mua và sử dụng nó. Mặc dù là một thị trƣờng đặc biệt; thì trƣờng LĐ vẫn phải tuân thủ những quy luật cơ bản của thị trƣờng là quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Khác với thời kỳ bao cấp trƣớc đây, hệ thống đào tạo góp phần cung ứng LĐ kỹ thuật, các trình độ, các ngành nghề khác nhau cho thị trƣờng LĐ cũng phải tuân thủ nghiêm túc những quy luật của thị trƣờng để tồn tại và phát triển.
ĐTN nhằm mục tiêu trực tiếp đáp ứng nhu cầu LĐ kỹ thuật cho nhu cầu phát triển KT-XH, cho thị trƣờng LĐ. Việc xác định nhu cầu đào tạo là bƣớc khởi đầu quan trọng để phát triển đào tạo. Trong cơ chế thị trƣờng cung phải bám sát cầu, phải thay đổi kịp thời theo sự biến động của cầu. Nếu đào tạo mà không biết đƣợc thị trƣờng LĐ cần những gì thì không tránh khỏi sự khập khễnh, đào tạo ra một đội ngũ LĐ kỹ thuật vừa thừa vừa thiếu, gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, đồng thời gây nên lãng phí to lớn về nhân lực, tài lực của nhà nƣớc và của nhân dân.
Do vậy, để triển khai một chƣơng trình đào tạo có hiệu quả, việc đánh giá nhu cầu đào tạo là một yêu cầu cấp bách hàng đầu.
Các cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu đào tạo để xây dựng chƣơng trình, giáo trình, nội dung đào tạo và tổ chức đào tạo thích ứng với nhu cầu đào tạo của ngƣời học và phù hợp với yêu cầu đặt ra của thị trƣờng LĐ.
Nhu cầu đào tạo vừa phản ánh sự thay đổi trong sản xuất đến yêu cầu đối với ngƣời LĐ, vừa đối chiếu xem xét tác động ngƣợc vào việc kiểm soát chƣơng trình đào tạo, đánh giá và đánh giá lại, xem xét kết quả đào tạo, điều chỉnh bất cập trong nội dung, phƣơng pháp tích hợp với thực tế sản xuất. Nhu cầu đào tạo vì thế vừa là mục tiêu vừa là thƣớc đo kết quả đào tạo.
Từ đó, trong bối cảnh hiện nay, các trƣờng ĐTN nói chung và trƣờng TCN nghề GTVT Thăng Long nói riêng, muốn nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, nhất thiết đều phải chuyển hƣớng đào tạo theo nhu cầu của thị trƣờng LĐ, cần phải thƣờng xuyên xem xét lại nhu cầu đào tạo, so sánh đối chiếu với nhu cầu của thị trƣờng LĐ. Xuất phát từ việc nắm bắt, xác định đƣợc số lƣợng và chất lƣợng của các nhu cầu đào tạo để xây dựng chiến lƣợc, chính sách đào tạo và xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, nội dung đào tạo và có những điều chỉnh, thay đổi thích nghi, phù hợp với sự thay đổi theo yêu cầu của thị trƣờng LĐ.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
1.4.1. Chính sách quản lý vĩ mô
Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển ĐTN cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng. Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc tác động đến ĐTN thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lƣợng. Có tạo ra môi trƣờng bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lƣợng đào tạo hay không?
- Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lƣợng đào tạo.
- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở ĐTN mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo.
- Trong quả lý đào tạo, chất lƣợng là vấn đề bức xúc, trong khi đó hệ thống ĐTN lại chƣa có bộ phận kiểm định chất lƣợng đào tạo để kiểm định cơ sở đào tạo và chƣơng trình đào tạo.
- Các chính sách về LĐ, việc làm, tiền lƣơng của LĐ sau học nghề. - Chính sách đối với GV dạy nghề, HS học nghề.
- Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và ngƣời sử dụng LĐ, quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất...
Các chính sách quản lý vĩ mô tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình tổ chức đào tạo và đầu ra của các trƣờng dạy nghề. Trong đó có những yếu tố tác động trực tiếp, có những yếu tố tác động qua môi trƣờng, rồi môi trƣờng tác động lên ĐTN.
1.4.2. Môi trƣờng kinh tế-xã hội
Môi trƣờng KT-XH và đào tạo nhân lực nói chung, ĐTN nói riêng có quan hệ khăng khít với nhau. Trƣớc hết, đó là quan hệ cung cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của ĐTN là cung cấp đội ngũ LĐ có kỹ năng nghề cho nhu cầu phát triển KT-XH. Đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lƣợng cũng nhƣ cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nƣớc trong từng giai đoạn. Do đó ĐTN phải gắn với việc làm của xã hội, nếu không thì hiện tƣợng mất cân đối, vừa thừa vừa thiếu LĐ có tay nghề nhƣ hiện nay là điều không tránh khỏi.
Mặt khác, ĐTN và môi trƣờng KT-XH còn có mối quan hệ nhân quả, KT-XH càng phát triển thì khả năng đầu tƣ của Nhà nƣớc và xã hội cho ĐTN càng tăng, xã hội càng quan tâm đến ĐTN hơn, càng tạo mọi cơ hội và môi trƣờng thuận lợi cho ĐTN phát triển. Nhờ vậy ĐTN càng có đủ điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lƣợng. Nhân lực đƣợc đào tạo tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH và trong vòng xoáy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kích thích nhân tố kia phát triển. Tuy nhiên, đối với các nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển thì đang có một bức tranh ngƣợc lại: kinh tế kém phát triển dẫn đến đầu tƣ cho ĐTN thấp, chất lƣợng đội ngũ LĐ đƣợc đào tạo không cao nên họ làm việc với năng suất và hiệu quả thấp lại càng làm cho kinh tế chậm phát triển và kéo theo là chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời thấp, cứ thế cái nọ kéo cái kia xuống trong một “vòng luẩn quẩn” …
1.4.3. Đặc điểm nghề
Nghề là một khái niệm phức tạp, dƣới các góc độ khác nhau ngƣời ta quan niệm về nghề khác nhau. Dƣới góc độ đào tạo, nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất nhân cách khác mà một ngƣời LĐ cần có để thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực LĐ nhất định.
Từ khái niệm đó, có thể thấy các đặc điểm yêu cầu của nghề gồm : Đối tƣợng LĐ, công cụ LĐ, nội dung LĐ, các yêu cầu về tâm sinh lý, nơi đào tạo, tiền lƣơng khi đi làm ... Cần lƣu ý đặc biệt đến vấn đề tâm sinh lý của nghề, vì nó đòi hỏi ngƣời hành nghề phải có để hoàn thành công việc; đó là :
- Những yêu cầu về sinh lý - y tế nhƣ chiều cao, cân nặng, khả năng chịu đựng, sức bền dẻo dai, nhanh nhạy của các giác quan ...
- Những yêu cầu về năng lực trí tuệ chung nhƣ chú ý, trí nhớ, tƣ duy, ngôn ngữ, tƣởng tƣợng không gian và năng lực chuyên biệt.
- Những yêu cầu về kỹ xảo vận động, kỹ xảo về trí tuệ, kỹ xảo về giao tiếp và kỹ xảo cảm giác vận động, sự phối hợp thuần thục các động tác, sự khéo tay.
- Những yêu cầu về nhân cách : Hứng thú, khuynh hƣớng, khí chất, tính cách và năng lực ...
Đặc điểm nghề tác động đến công tác đào tạo của nhà trƣờng ở tất cả các khâu từ tuyển chọn HS, đặc biệt là khâu tổ chức quá trình đào tạo, từ đó công tác quản lý đào tạo phải chú ý quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng đào tạo.
1.4.4. Nhu cầu ngƣời học
Khoản 1, Điều 20 Bộ Luật LĐ của nƣớc ta ghi : “Mỗi ngƣời có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu làm việc của mình”.
HS trƣờng TCN hiện nay có hai đối tƣợng cơ bản : nhữngHS đã tốt nghiệp THCS (khoảng từ 15 tuổi) và những HS tốt nghiệp THPT (khoảng từ 18 tuổi). Tuỳ theo đặc điểm của từng nghề, các trƣờng xác định đối tƣợng tuyển sinh là HS tốt nghiệp THCS hay THPT. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các trƣờng TCN đều tồn tại cả hai đối tƣợng HS trên.
Trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH hiện nay ở nƣớc ta nhu cầu nguồn LĐ có kỹ năng nghề là rất lớn và rất cần thiết.
Tuy nhiên, nhu cầu đi học nghề của HS hiện nay chƣa rõ ràng, ổn định và chƣa cao. Điều này thể hiện ở công tác tuyển sinh hàng năm hiện nay ở các trƣờng TCN. Đa số các trƣờng TCN số lƣợng HS đăng ký dự tuyển hàng năm thấp, việc đảm bảo đƣợc chỉ tiêu tuyển sinh là rất khó khăn. Sở dĩ, còn tình trạng này là do :
Một mặt, quan niệm của nhiều bậc phụ huynh khi cho con em mình vào học trƣờng nghề rất khác nhau :
Về mặt tâm lý-xã hội : Nguyện vọng chung của dân là muốn học để “làm thầy”, không thích “làm thợ”. Đa số các gia đình có con đi học đều muốn cho con mình học lên đại học. Hầu hết HS học hết phổ thông đều muốn học lên bậc đại học, coi đại học là con tƣờng tƣơi sáng nhất để lập thân, lập nghiệp. Vì vậy giáo dục nghề nghiệp từ lâu chỉ đƣợc coi là giáo dục hạng II, chỉ tiếp nhận những HS “thất bại” khi không vào đƣợc đại học.
Về mặt giáo dục: Từ lâu giáo dục nhà trƣờng và xã hội ít đề cập tới lẽ sống: LĐ ở bất cứ cƣơng vị nào cũng đều vinh quang, cũng đều đƣợc tôn trọng nếu ngƣời LĐ có tay nghề cao, làm việc hết mình. Nhiều chế độ, chính sách, nhiều cách đối xử xem thƣờng những ngƣời có bằng cấp thấp. Xã hội, gia đình và ngƣời học chƣa đƣợc giáo dục đầy đủ về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển cá nhân và sự hƣng thịnh của đất nƣớc.
Về mặt kinh tế: Sự tăng trƣởng kinh tế chƣa tạo ra nhiều việc làm, thị trƣờng LĐ trong nƣớc chƣa sôi động, thị trƣờng xuất khẩu LĐ chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả. Vì vậy, trong thực tế, HS sau khi tốt nghiệp THCS và THPT, nhất là HS tốt nghiệp THCS nếu không học lên, khó có việc làm trong xã hội.
Mặt thứ hai, việc chọn nghề của HS: Trong thực tế, không phải lúc nào HS cũng có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp thực sự phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Cụ thể, có những HS do không nắm đƣợc nhu cầu của xã hội đối với từng nghề nên đã chọn các nghề mà thực tế xã hội có nhu cầu rất ít. Trong khi đó, có những nghề xã hội đang rất cần thì lại không quan tâm tới. Có những HS với năng lực nhận thức có hạn, nhƣng lại chọn cho mình một nghề đòi hỏi ngƣời học phải có năng lực nhận thức cao thì mới theo kịp, kết quả là họ không đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo ...
Từ đó có thể nói, nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ TCN hiện này là rất lớn. Nhƣng nhu cầu, động cơ học nghề của ngƣời học chƣa thực sự ổn định, rõ ràng ... đã tác động lớn đến công tác quản lý đào tạo hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Hoạt động ở các trƣờng TCN có đặc trƣng nội bật nhất là quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo bao gồm các nhân tố cốt lõi sau : Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, lực lƣợng đào tạo (GV), đối tƣợng đào tạo (HS), thiết bị dạy học. Trong quá trình đào tạo, các yếu tố này vận động, tƣơng tác lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình đào tạo diễn ra hài hòa, cân đối và toàn vẹn.
Trong trƣờng TCN, khi xem nhà trƣờng là một hệ thống, quản lý ĐTN là quá trình tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chƣơng trình nhất định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của toàn bộ hệ thống.
Để nâng cao chất lƣợng đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội mỗi nhà trƣờng không thể không quan tâm đến vấn đề quản lý đào tạo – vấn đề sống còn trong mỗi nhà trƣờng hiện nay.
Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội đó là một hƣớng đi phù hợp với tiến trình đổi mới chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN; Hơn nữa nhu cầu về nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH là rất lớn, tuy nhiên nhu cầu, động cơ học nghề của ngƣời học chƣa thật sự ổn định, rõ ràng, nên cần có phƣơng pháp tiếp cận thích hợp.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GTVT THĂNG LONG 2.1. Khái quát về trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long
Trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Bộ Giao Thông vận tải, tiền thân là trƣờng Công nhân kỹ thuật Thăng Long trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long đƣợc thành lập từ năm 1985. Trƣờng là đơn vị hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trƣờng có nhiệm vụ chính là đào tạo công nhân lành nghề. Kể từ ngày thành lập đến nay, trƣờng đã đào tạo đƣợc hơn 30.000 học sinh tốt nghiệp hệ chính quy dài hạn và hệ ngắn hạn. Nguồn lực lao động này đã góp phần đáng kể trong việc ổn định và phát triển của Ngành GTVT và đất nƣớc.
Với kết quả đầu tƣ của nhà nƣớc trong thời gian vừa qua, cùng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trƣờng, trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long có các điều kiện cụ thể:
- Về đội ngũ giáo viên: Trƣờng có đội ngũ giáo viên cơ hữu có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy đƣợc đào tạo tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng trong và