1. Nhận xét chung
Sau chuỗi tăng trưởng khá nóng trong 8 tháng liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào giai đoạn điều chỉnh giảm. Mặc dù thế giới ghi nhận những con số tăng trưởng lạc quan của kinh tế thế giới và chứng khoán nhưng những yếu tố bên trong nền kinh tế mới thực sự tác động mạnh mẽ tới chỉ số VNIndex: sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ, sự căng thẳng tín dụng trong những tháng cuối năm, những qui định mới của UBCKNN, tràn ngập tin đồn xấu trên thị trường…
2. Diễn biến
HOSE
Đầu kì (30/10/2009) 587.12 điểm
Cuối kì (31/12/2009) 494.77 điểm
Thấp nhất 434.87 điểm
Sau sự tăng trưởng quá nóng của thị trường, VNIndex chính thức bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm VNIndex đã mất mốc 600 điểm sau 3 phiên kể từ khi thiết lập đỉnh. Trong ngày cuối cùng của tháng 10, chỉ số này chỉ còn 587,12 điểm- đây là mốc đánh dấu cho sự đi xuống của VNI, thanh khoản giảm tới 50% so với phiên phân phối đỉnh, do nhiều nhà đầu tư còn chờ đợi thông tin về gói kích cầu được công bố vào cuối ngày 30/10.
+ Khởi đầu là thông tin về hỗ trợ lãi suất ngắn hạn sẽ bị dừng ngay vào 31/12/2009, thay vì kéo dài đến hết quý I/2010 như Chính phủ đã thông báo trước đó. Quy mô vốn hỗ trợ lãi suất thấp hơn hẳn so với gói kích cầu 1, đối tượng cho vay cũng bị thu hẹp, khiến nguồn vốn thường xuyên của thị trường chứng khoán bị giảm đi đáng kể.
+ NHNN công bố tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 33.3% vượt kế hoạch 30%. Tăng trưởng tín dụng đã vượt quá mục tiêu cả năm trong khi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm. Do vậy, làm gia tăng quan ngại về khả năng NHNN sẽ có biện pháp “siết” tín dụng của các ngân hàng trong thời gian tới và điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, nhất là trong ngắn hạn khi đòn bẩy tài chính của các nhà đầu tư có nguồn gốc chủ yếu từ hệ thống NHTM.
Ngay sau đó VNIndex đã giảm mạnh, thủng ngưỡng 550 điểm, thanh khoản giảm mạnh bởi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do tâm lý e ngại về chính sách thắt chặt tiền tệ thắt chặt trong thời gian sắp tới và cũng bởi tác động của giá vàng tăng cao khiến nguồn vốn bị san sẻ bớt sang thị trường vàng.
Ngày 19/11: VNIndex đã hồi lại mức 560.05 điểm. Nhưng chính đợt phục hồi này lại là thời điểm mà nhiều nhà đầu tư chọn để chốt lời hoặc cắt lỗ do đợt suy giảm trước đó, thanh khoản tăng 15% so với tuần trước đó.
Ngày 24, 25, 26/ 11 thị trường đón nhận một loạt các thông tin quan trọng: NHNN quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 8% áp dụng từ ngày 1/12/2009, tăng tỷ giá lên mức tỷ giá sàn giao dịch sẽ là 17.423 VND/USD, mở rộng biên độ dao động lên +/-3% đã bắt đầu làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán.
Để lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, tạo công bằng cho các nhà đầu tư, UBCK đã chính thức cấm các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay chứng khoán để bán vào ngày T+0; T+1; T+2… kể từ ngày 01/12/2009.
Lúc này các nhà đầu tư đang sử dụng đòn bẩy tài chính và lợi thế T+ đã bắt buộc bán ra để đưa trạng thái tài khoản về mức bình thường. Lực bán trong những phiên này đột ngột tăng mạnh, bắt đầu cho chu kỳ dài suy giảm của VNIndex.
Ngày 26/11: VNIndex đã giảm xuống còn 482.6 điểm- mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Trong phiên ngày 30/11, chỉ số VN Index đã tăng mạnh trở lại do nhà đầu tư ồ ạt mua bắt đáy, kết thúc ở mức 504.1 điểm.
Trái ngược với động thái tháo chạy của nhà đầu tư trong nước, NĐTNN liên tục mua ròng. Ngày 25/11 đã có phiên mua ròng kỉ lục về giá trị với hơn 245 tỷ đồng.
Đầu tháng 12 TTCK VN bị tác động bởi nhiều tin đồn hơn là những thông tin chính thức. Các tin đồn này chủ yếu xoay quanh lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng khi sự căng thẳng trên thị trường vốn đang lên đến mức điểm do nhu cầu thanh toán, mua sắm cuối năm. Ngay trong tuần đầu tiên của tháng 12, thông tin NHNN tiếp tục tăng lãi suất cơ bản được các nhà đầu tư rỉ tai nhau trên khắp các sàn chứng khoán, sau khi thông tin này được Thống đốc đính chính trên báo chí thì lại có tin đồn khác xuất hiện đó là việc lưu hành đồng tiền có mệnh giá 1.000.000 VNĐ, và khả năng đổi tiền có thể diễn ra. Những thông tin này gây hoang mang cho giới đầu tư tạo nên áp lực bán tháo trên thị trường. Ngày 4/12: VN Index chính thức mất 500 điểm thanh khoản thị trường giảm mạnh do những tin đồn thất thiệt: 494.96 ; giảm gần 10 điểm so với cuối tháng
Tình hình tiếp tục xấu đi do thắt chặt tín dụng, các ngân hàng chấm dứt hoạt động cho vay để kinh doanh chứng khoán các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính bắt buộc phải chọn phương án bán ra cắt lỗ, cung thị trường tăng lên mạnh mẽ trong khi cầu tiếp tục giảm. Trong phiên ngày 17/12, đáy của VN Index thiết lập ở mức 434.87 điểm.
Khi VN Index chạm mức 430 điểm thì một lượng cầu lớn bắt đáy đã xuất hiện giúp đà giảm của thị trường chậm lại, phiên giao dịch sau đó VN Index đã tăng điểm và khởi đầu một xu hướng tăng giá mới để đón “sóng” báo cáo quí IV của doanh nghiệp niêm yết.
Những ngày cuối tháng 12, HOSE bước vào giai đoạn lạc quan hơn khi tâm lý các nhà đầu tư bình ổn trở lại sau những ngày đen tối của thị trường. Chỉ số giá và khối lượng giao dịch đều tăng. Ngày 30/12, Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước kể từ ngày 30/03/2010. Nếu sàn vàng chấm dứt hoạt động sẽ có một nguồn tiền lớn chuyển sang các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán hoặc gửi tiết kiệm. Đồng thời GDP VN ước tính năm 2009 là 5,2% la một con số khả quan sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở đầu phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, tâm lý các nhà đầu tư trong nước khá hưng phấn. Chốt phiên giao dịch của năm 2009, VNI đóng cửa ở mức 494,77 điểm nhưng thanh khoản trên thị trường trong tuần giao dịch cuối cùng đã tăng
mạnh lên mức 2.500 tỷ đồng/phiên, tạo ra tín hiệu tích cực cho những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2010.
Khi thị trường đi vào giảm điểm thì giá ngành tài chính, bất động sản chỉ giảm tương đương với VNIndex trong khi các ngành thép và thủy sản tốc độ mất giá lại nhanh hơn VNIndex.
1. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm điểm của VN Index trong giai đoạn này
- Nguyên nhân bên ngoài: Ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh giảm của chứng khoán thế giới. Tuy nhiên tác động này không rõ ràng trong tháng cuối năm.
- Nguyên nhân giảm điểm của giai đoạn này xuất phát từ bản thân nội tại nền kinh tế:
Do sự tăng quá nóng của chứng khoán trong giai đoạn trước không mang tính ổn định, phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp đến là do các yếu tố bất thường: chi phí lãi vay được giảm nhờ gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ trong giai đoạn này gói hỗ trợ đã bị hạn chế: một số ngành có thể mua nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ khi nền kinh tế đang ở giai đoạn khủng hoảng…
Thị trường tiền tệ nhiều bất ổn; với nhiều thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ: từ nới lỏng sang thắt chặt; lãi suất và giá vàng tăng cao, một phần nguồn tiền trên thị trường có thể đã chảy sang kênh đầu tư vàng; căng thẳng tín dụng trong những tháng cuối năm làm nguồn vốn đầu tư cho chứng khoán bị giảm sút.
Các đòn bẩy tài chính bị sử dụng quá đà trong giai đoạn trước, giai đoạn này các đòn bẩy tài chính phải đến hạn thanh toán vốn và bị hạn chế bởi qui định của UBCK NN.
Có quá nhiều tin đồn xấu, thị trường tiền tệ không ổn định khiến tâm lý của nhà đầu tư hoang mang, ảnh hưởng khá nhiều đến động thái của họ trên thị trường - đây cũng là đặc điểm cố hữu của thị trường chứng khoán Việt Nam - có đến khoảng 80% là các nhà đầu tư “free rider”.