thị tr−ờng Mỹ.
Thị tr−ờng Mỹ đã mở ra một cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam xâm nhập. Nh−ng cơ hội này không tự bản thân nó đến dễ dàng với ta mà đòi hỏi mỗi chúng ta phải chủ động tìm kiếm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp thuộc ngành khác nói chung từ tr−ớc đến nay đã quen với cơ chế xin cho, cơ chế này đã gây cho doanh nghiệp những b−ớc đi không chủ động. Các doanh nghiệp luôn luôn trông chờ vào các chính sách của nhà n−ớc mà những chính sách này thì thay đổi rất chậm chạp. Bởi vậy để có thể thành công trên thị tr−ờng Mỹ - một thị tr−ờng vô cùng linh hoạt thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất lớn. Chủ động ở đây còn bao hàm cả vấn đề nguyên vật liệu. Nếu chúng ta quá lệ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu ở một số ít thị tr−ờng thì khi có những biến động trên thị tr−ờng nh− cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn rất nhiều trong sản xuất vì đa số ngành may Việt Nam sử dụng sợi vải nhập khẩu từ n−ớc ngoài. Cần tiến tới giảm bớt khoảng cách giữa ngành dệt và may để ngành dệt có thể sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho ngành may. Chủ động đẩy mạnh hoạt động xúc tiến th−ơng mại, xây dựng đội ngũ làm công tác thị tr−ờng năng động và vững mạnh, lập các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn tại Mỹ để đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, chọn các kiốt phân phối và tiêu thụ, tăng c−ờng quảng cáo khuyếch tr−ơng nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm dệt may Việt
10 Nam trên thị tr−ờng Mỹ.