Ưu điểm của quy trình:

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 46)

Về mặt nghiệp vụ:

Trước đây đa số các Ngân hàng đều áp dụng cơ chế nhiều cửa, nghĩa là mỗi giao dịch viên đảm trách một nhiệm vụ riêng lẻ (như đăng ký khách hàng, thực hiện giao

dịch, thu tiền…) tạo thành một qui trình mà người khách hàng cần phải tuân theo khi muốn giao dịch với Ngân hàng. Cơ chế này đã bộc lộ một số hạn chế sau:

- Khách hàng phải trải qua nhiều thủ tục mới đạt được mục đích giao dịch của mình, điều này gây phiền toái cho khách hàng và không thích hợp với môi trường cạnh tranh hiện nay.

- Với cơ chế này, Ngân hàng không tận dụng được tối đa nguồn nhân lực của mình tại một thời điểm.

Ngày nay, cơ chế một cửa đã được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống Ngân hàng, mà điển hình là NHNN&PTNT Việt Nam. Với cơ chế này, phòng giao dịch của ngân hàng không còn chia thành nhiều quầy khác nhau nữa mà mỗi quầy có thể thực hiện mọi giao dịch của Ngân hàng như: gửi tiền tiết kiệm, thu nợ tín dụng, thanh toán quốc tế… Như vậy, mỗi giao dịch viên tại mỗi quầy phải nắm vững kiến thức về các nghiệp vụ Ngân hàng, có khả năng thực hiện mọi giao dịch với khách hàng và sẽ đảm trách mọi thủ tục trong quá trình giao dịch. Điều này dẫn đến việc phân chia quyền hạn theo hạn mức thu, hạn mức chi và hạn mức tồn quỹ cho các nhân viên đó. Trong đó:

- Hạn mức thu là số tiền tối đa có thể thu, vượt qua số tiền này cần phải xin ý kiến phê duyệt của cấp trên.

- Hạn mức chi là số tiền tối đa có thể chi, vượt qua số tiền này cần phải xin ý kiến phê duyệt của cấp trên.

- Hạn mức tồn quỹ là số tiền tối đa có thể để tồn tại quầy giao dịch, vượt qua số tiền này cần phải chuyển tiền sang ngân quỹ của Ngân hàng.

Đây là một giải pháp mới, năng động hơn, thích hợp với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Về mặt tin học:

Ngày trước, đa số Ngân hàng đều sử dụng cơ sở dữ liệu “rời rạc”, mỗi chi nhánh có một kho dữ liệu riêng và chỉ tổng hợp khi có nhu cầu. Mô hình này đã bộc lộ các hạn chế đáng kể sau:

- Thông tin khách hàng phân tán (theo địa lý, theo ứng dụng) và chưa đầy đủ. - Việc huy động và sử dụng vốn không hiệu quả do mỗi chi nhánh giữ và điều

hành một khoản vốn riêng.

- Chưa quản lý tốt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Thông tin tổng hợp chậm, thiếu chính xác và khó khăn. Điều này dẫn đến việc phục vụ lãnh đạo điều hành kinh doanh chưa đầy đủ, chưa kịp thời.

- Kênh dịch vụ còn hạn chế và rất khó mở rộng.

Chính vì những hạn chế của cơ sở dữ liệu “rời rạc” kể trên, tập trung hóa là một xu hướng tất yếu của Ngân hàng. Một số lợi ích có thể kể đến của tập trung hóa:

- Tập trung khách hàng và tài khoản tại một nơi. Do đó, thông tin khách hàng luôn đầy đủ và tập trung dễ dàng kiểm soát.

- Huy động và sử dụng vốn tập trung, hiệu quả

- Không cần hệ thống thanh toán nội bộ trong khi bài toán chuyển tiền nội bộ Ngân hàng cần một giải pháp rất phức tạp và tốn kém.

- Quản lý tốt hơn các rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Nhanh chóng và dễ dàng cung cấp thông tin tổng hợp phục vụ kịp thời lãnh đạo điều hành kinh doanh.

- Dễ dàng mở rộng các dịch vụ hiện đại gửi rút nhiều nơi, rút tiền bằng thẻ (ATM), thanh toán bằng thẻ tín dụng,…

So sánh ưu điểm của mô hình triển khai Cơ sở dữ liệu tập trung và Cơ sở dữ liệu phân tán:

Cơ sở dữ liệu tập trung Cơ sở dữ liệu phân tán

- Các thành phần xử lý ứng dụng (Application processingcomponents), phần mềm cơ sở dữ liệu (Database software components) và bản thân cơ sở

- Tập hợp một số máy tính kết nối vào mạng, chia sẻ chung tài nguyên (thông tin, dữ liệu, xử lý) phối hợp hoạt động nhằm hoàn tất một nhiệm vụ chung.

dữ liệu (The database itseft) đều ở trên một bộ xử lý.

- Chỉ có một bộ xử lý duy nhất nên mô hình này dễ quản lý và đảm bảo an toàn hơn: chỉ cần một quyền để đảm bảo an toàn cho mạng.

- Không cần thực hiện việc đồng bộ hóa dữ liệu vì dữ liệu chứa trên một máy duy nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quá trình triển khai đơn giản hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với mô hình phân tán.

- Việc quản lý phức tạp, tốn kém vì cần nhiều thủ tục quản lý các người dùng với các quyền khác nhau trong hệ thống.

- Cần phải thực hiện công việc đồng bộ hóa dữ liệu với các giải pháp phức tạp.

- Quá trình triển khai phức tạp với chi phí khá lớn do phải trang bị nhiều máy tính, các thành phần hỗ trợ cho việc thu thập, trình bày dữ liệu và cả một đội ngũ triển khai, hỗ trợ kỹ thuật khá lớn.

Trước đây: một chi nhánh có nhiều hệ thống khác nhau. - Chương trình Giao dịch trực tiếp

- Chương trình chuyển tiền điện tử - Chương trình Swift-in

- Hệ thống ATM

Bây giờ: mọi nghiệp vụ đều được tích hợp trên Hệ thống IPCAS, giúp cho: - Giảm thiểu được sai sót do việc chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác. - Giảm thiểu được khối lượng công việc do phải nhập lại dữ liệu.

Lợi ích thu được từ khi triển khai IPCAS: • Đối với khách hàng:

- Giao dịch một cửa : Tiết kiệm thời gian trong giao dịch. - Đáp ứng yêu cầu gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi.

- Tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như : Thẻ tín dụng, thẻ nợ, ATM…

- Nhận được các dịch vụ tốt hơn, nhanh chóng hơn.

- Cung cấp và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho khách hàng. • Đối với Ngân hàng:

- Cải tiến phương thức kinh doanh.

- Nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng. - Cho phép ngân hàng quản lý được toàn bộ nguồn lực của mình. - Tăng cường khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.

- Mở rộng thị phần, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của mình. - Tự động hoá được phần lớn các hoạt động nghiệp vụ.

- Cải tiến được các quy trình nghiệp vụ, quy trình làm việc. - Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ. • Đối với Nền kinh tế quốc dân:

- Đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn và tin cậy.

- Huy động và cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho các ngành kinh tế trong khu vực.

- Đẩy nhanh quay vòng vốn, giảm thời gian trôi nổi của đồng tiền. - Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 46)