5.1. Kết luận:
- Đề tài đã chứng minh được khả năng xử lý độc tố MCs của vi khuẩn Pseudomonas flourescens.
- Bước đầu xây dựng được quy trình xử dụng màng sinh học từ P.flourescens để xử lý độc tố MCs trong các mơi trường có nhiễm độc tố ở hồ Hồn Kiếm
- Đã so sánh đối chiếu hiệu quả sử dụng của hai phương pháp sử dụng trong nghiên cứu và cho thấy hiệu quả của phương pháp xử lý bằng màng sinh học cao hơn so với phương pháp xử lý bằng vi khuẩn tự do.
- Đề tài đã đưa ra hướng nghiên cứu, xử lý tiếp theo đối với đối tượng sông Đà- nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng như các hồ có tình trạng tương tự áp dụng phương pháp sử dụng trong việc xử lý độc tố trong hồ Hồn Kiếm
- Bên cạnh đó chứng minh được tính an tồn đối với động vật thủy sinh của chế phẩm bằng thực nghiệm và với động vật, con người nói chung qua tài liệu tham khảo. Từ đó có thể sử dụng trực tiếp phương pháp xử lý của đề tài để áp dụng vào thực tế
5.2. Kiến nghị:
- Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên đề tài mới chỉ dừng lại ở một loài vi khuẩn
P.flourescens trong việc xử lý độc tố MCs có trong nước hồ Hồn Kiếm.
- Đề tài có thể được mở rộng để xử lý các nguồn nước có nhiễm độc tố MCs do
Mycrocystis aeruginosa gây ra, như nước sông Đà cung cấp cho dân cư thủ đô Hà Nội
hiện nay.
- Để xử lý làm sạch MCs có nhiễm trong nước sơng Đà cấp cho thủ đô Hà Nội và các vùng khác, chúng em mong muốn các ban ngành có ý kiến chỉ đạo việc xây dựng một hồ chứa nước sông Đà để xử lý độc tố MCs trước khi cung cấp cho các nhà máy nước để nước sinh hoạt đưa đến từng hộ dân khơng cịn nhiễm mycrocystins, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm nguy cơ gây ung thư.