0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐẠO HÀM TRONG BÀI TOÁN TÌM ĐIỀU KIỆN CÓ NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ (Trang 28 -30 )

1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

2. Nội dung thực nghiệm

- Triển khai đề tài: Phương pháp đạo hàm trong bài toán tìm điều kiện có nghiệm của phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số.

- Đối tượng áp dụng: Học sinh khá, giỏi về môn toán. - Thời gian thực hiện: 3 buổi (khoảng 12 tiết).

3. Kết quả thực nghiệm

Tôi được phân công dạy các lớp khối A, khối B trong nhiều năm nay, do đó có điều kiện để thể nghiệm chuyên đề này trong nhiều lần.

Tùy theo mức độ kiến thức của từng khối lớp, tôi đưa ra hệ thống bài tập phù hợp, nên đã làm các em rất hứng thú và say mê khi tiếp cận chuyên đề.

Kết quả thật khả quan, hầu hết các em đều tiếp cận nhanh vấn đề và giải quyết tốt các bài tập tương tự.

Kết quả cụ thể: (Kiểm tra ở một lớp 12 sau khi dạy xong chuyên đề này). +) 50% học sinh làm tốt tất cả các bài tập vận dụng.

+) 25% học sinh làm được 80% số bài. +) 20% học sinh làm được 60% số bài. +) 5% học sinh làm được 50% số bài.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Thông qua hệ thống các bài tập trên chúng ta thấy được việc sử dụng phương pháp đạo hàm để giải những bài toán về điều kiện của tham số để phương trình, bất phương trình, hệ phương trình có nghiệm giúp cho bài toán được giải quyết một cách tự nhiên, ngắn gọn và đơn giản. Trong hệ thống bài tập trên một số bài tập được tác giả được trích từ các đề thi tuyển sinh đại học và thi chọn học sinh giỏi tỉnh các tỉnh. Với việc triển khai giảng dạy cho học sinh lớp 12 trong một số giờ tự chọn ôn thi, chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu nội dung ứng dụng đạo hàm và ẩn phụ để tìm điều kiện tham số trong bài toán phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đã giúp cho học sinh thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa số nghiệm của một phương trình với số giao điểm của các đồ thị của hai hàm số ở hai vế, học sinh biết cách sử dụng đạo hàm trong nhiều bài toán tìm tham số, làm bài có những lập luận chặt chẽ hơn trong những tình huống giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình .

II. KIẾN NGHỊ

Trong bài viết tôi mới chỉ trình bày được phần bài tập ở dạng PT, BPT và HPT đại số. Trong thời gian tới để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh ở dạng bài tập này có hiệu quả hơn nữa, tôi sẽ tiếp tục khai thác các bài tập có PT, BPT và HPT ở đầy đủ các dạng hơn như lượng giác, mũ và lôgarit.

Qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta thấy đây là một đề tài mở có thể khai thác tiếp theo nhiều hướng khác nhau. Do đó rất mong các bạn đồng nghiệp cũng như những người yêu thích môn toán tiếp tục khai thác để đề tài ngày càng được phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu

Mặc dù đã tham khảo nhiều tài liệu hiện nay để vừa viết, vừa đi giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm thực tế, song vì năng lực và thời gian còn hạn chế, rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài này có ý nghĩa thiết thực hơn trong nhà trường, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng Giáo dục phổ thông, giúp các em học sinh có phương pháp - kỹ năng khi giải các bài toán liên quan đến hàm số trong các kỳ thi cuối cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa và sách bài tài tập giải tích nâng cao lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2008

2. Sách giáo khoa và sách bài tài tập giải tích nâng cao lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2008

3. Trần Tuấn Điệp - Ngô Long Hậu - Nguyễn Phú Trường. Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào Đại học - Cao Đẳng. Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 2006

4. Lê Hồng Đức. Phương pháp giải toán Đạo hàm và ứng dụng. Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 2008

5. Các đề thi HSG của tỉnh Hà Tĩnh 6. Các đề thi HSG của tỉnh Nghệ An 7. Các đề thi HSG của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu SKKN PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐẠO HÀM TRONG BÀI TOÁN TÌM ĐIỀU KIỆN CÓ NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ (Trang 28 -30 )

×