Thuật toán Kruskal

Một phần của tài liệu [Giáo trình] Phân tích thiết kế thuật toán và đánh giá độ phức tạp của giải thuật - ĐH Sư phạm Hà Nội (Trang 91 - 92)

6. Bài toán về cây khung nhỏ nhất

6.2. Thuật toán Kruskal

Thuật toán sẽ xây dựng tập cạnh T của cây khung T nhỏ nhất H = (V, T) theo từng bước. Trước hết xếp các cạnh của đồ thị G theo thứ tự không giảm của trọng số. Bắt đầu từ tập T = ∅, ở mỗi bước ta sẽ lần lượt duyệt trong danh sách cạnh đã sắp xếp, từ cạnh có độ dài nhỏ nhất đến cạnh có độ dài lớn hơn, để tìm ra cạnh mà việc bổ sung nó vào tập T không tạo thành chu trình trong tập này. Thuật toán kết thúc khi thu được tập T gồm n - 1 cạnh.

procedure Kruscal; begin T := ∅; while |T| < (n-1) and (E ≠∅) do begin Chọn e là cạnh có độ dài nhỏ nhất trong E; E := E \ {e};

if T ∪ {e} không chứa chu trình then T := T ∪ {e}; end;

if |T| < n - 1) then Đồ thị không liên thông; end;

Ví dụ

2 4

Bước khởi tạo: T := ∅. Sắp xếp các cạnh của đồ thị theo thứ tự không giảm của đồ thị, ta có dãy (3, 5), (4, 6), (4, 5), (5, 6), (3, 4), (1, 3), (2, 3), (2, 4), (1, 2)

dãy độ dài tương ứng của chúng là:

4, 8, 9, 14, 16, 17, 18, 20, 33

Ở ba lần lặp đầu tiên, ta bổ sung được vào T các cạnh (3, 5), (4, 6), (4, 5). Nếu tiếp tục bổ sung cạnh (5, 6) vào T thì sẽ tạo thành với hai cạnh (4, 5) và (4, 6) đã có trong T chu trình. Tình huống tiếp theo cũng tương tự xảy ra đối với cạnh (3, 4) trong dãy. Tiếp theo, ta bổ sung cạnh (1, 3) và (2, 3) vào T và thu được cây khung T cực tiểu cần tìm gồm 5 cạnh:

T = {(3, 5), (4, 6), (4, 5), (1, 3), (2, 3)}

Vấn đề chọn cạnh e đưa vào T để không tạo thành chu trình

1 3 5 33 20 8 6 18 16 9 14 17 4

Để ý rằng các cạnh trong T ở các bước lặp trung gian sẽ tạo thành một rừng. Cạnh e cần khảo sát sẽ tạo thành một chu trình với các cạnh trong T nếu hai đầu của nó cùng thuộc vào một cây con của rừng nói trên. Do đó, nếu cạnh e không tạo thành chu trình trong T thì nó phải nối hai cây khác nhau trong T. Vì thế để kiểm tra xem có thể bổ sung cạnh e vào T ta chỉ cần kiểm tra xem nó có nối với hai cây khác nhau trong T hay không.

Để làm được điều này, ta có thể phân hoạch tập các đỉnh của đồ thị thành các tập con không giao nhau, mỗi tập xác định một cây con trong T (được hình thành do bổ sung cạnh vào T). Xét đồ thị trong ví dụ trên, đầu tiên ta có sáu tập con 1 phần tử

{1}, {2}, {3}, {4}, {5}, {6}. Sau khi bổ sung cạnh (3, 5) ta có 5 tập con

{1}, {2}, {3, 5}, {4}, {6}

Tiếp theo, khi cạnh (4, 6) được chọn ta có 4 tập con {1}, {2}, {3, 5}, {4, 6}

Ở bước 3, ta chọn cạnh (4, 5), khi đó hai tập con được nối lại với nhau, ta thu được 3 tập con: {1}, {2}, {3, 4, 5, 6}

Rõ ràng tiếp theo ta không thể chọn (4, 6) hoặc (3, 4) vì chúng thuộc một tập con, nên sẽ tạo thành chu trình trong T.

Bởi vậy các cạnh còn lại là (1, 3) và (2, 3) nối các cây con nói trên sẽ lần lượt được chọn.

Một phần của tài liệu [Giáo trình] Phân tích thiết kế thuật toán và đánh giá độ phức tạp của giải thuật - ĐH Sư phạm Hà Nội (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)