Sự cần thiết xây dựng cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu HẠ TẦNG KINH tế xã hội và PHÁP lý của THƯƠNG MAI điện tử (Trang 30 - 33)

Việt Nam

3.3.2.1. Sự cần thiết xây dựng cơ sở pháp lý cho giao dịch điệntử ở Việt Nam tử ở Việt Nam

Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy Thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ Thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho Thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử.

Hơn thế nữa Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ Thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ.những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để có thể nắm bắt các cơ hội to lớn trước mắt do công nghệ thông tin, đặc biệt là các giao dịch điện tử mang lại, Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho giao dịch điện tử nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử và các giao dịch điện tử khác.

Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá XI, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán, trong đó có quy định về chứng từ điện tử (Điều 18), song vì nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào công nhận giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử, chứng từ kế . toán điện tử nên quy định về kế toán điện tử cũng chưa thể thực hiện được trong thực tế.

Giao dịch điện tử rất khác với những giao dịch thông thường dựa trên cơ sở văn bản giấy truyền thống. Để thúc đẩy

thương mại điện tử nói riêng, giao dịch điện tử nói chung, các thông điệp dữ liệu được truyền đi bằng các phương tiện điện tử cũng cần phải có giá trị pháp lý như khi dữ liệu đó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản theo phương pháp truyền thống. Việc công nhận giá trị pháp lý của những thông điệp dữ liệu để có thể làm bằng chứng cho các giao dịch điện tử nhằm tăng cương độ tin cậy của giao dịch điện tử và công nhận những giao dịch đó có giá trị pháp lý ngang với những giao dịch được thực hiện bằng các phương tiện truyền thống là một vấn đề cần được pháp luật giải quyết.

Cùng với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, nhiều ngành kinh tế quan trọng đã ứng dụng khá rộng rãi công nghệ thông, tin, giao dịch điện tử vào các lĩnh vực hoạt động. Ví dụ: ngành ngân hàng hiện đang áp dụng nhiều giao dịch điện tử, như hạch toán kế toán thực hiện trực tuyến trên mạng vùng rộng; gửi, nhận, cung cấp thông tin qua mạng; xử lý chứng từ kế toán, giao dịch, chi trả tiền mặt giữa ngân hàng với khách hàng v.v… Tuy nhiên, những giao dịch điện tử đó còn thiếu cơ sở pháp lý và không thể triển khai đầy đủ do chưa có Luật Giao dịch điện tử.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, năm 2000 Thủ tướng Chính phủ nước ta đã ký vào Hiệp đinh khung ASEAN điện tử. Hiệp định này có hai nội dung quan trọng là Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử. Nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế được tổ chức trong những năm gần đây đều nhấn

mạnh vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử. Để có thể triển khai có hiệu quả Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử ở Việt Nam, ngoài việc phát triển hạ tầng công nghệ tin học truyền thông, thì việc đẩy nhanh việc xây dựng các đạo luật về công

nghệ thông tin truyền thông, trong đó có giao dịch điện tử có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) đã chỉ rõ “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy hiện nay Quốc hội nước ta đang lích cực nghiên cứu để ban hành Luật Giao dịch điện tử.

Một phần của tài liệu HẠ TẦNG KINH tế xã hội và PHÁP lý của THƯƠNG MAI điện tử (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w