Ào to nâng cao trình Đạ độ và nghi pv ca cán ủộ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp công tác huy động vốn tại ngân hàng phương nam – chi nhánh hậu giang (Trang 50 - 61)

200 300 400 500 600 700

Tiet kiem Ki phieu Chung chi tien gui Tien gui thanh toan Tien gui co ki han Trai phieu

năm 2009 năm 2010 năm 2011

Sự khác nhau về lượng vốn huy động theo từng hình thức huy động đã được thể hiện rõ nét trên bảng số liệu và biểu đồ trên.

- Trong cả 3 năm, 3 hình thức huy động là: Tiết kiệm, Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế luôn chiếm số lượng lớn, cao gấp 2 đến 3 lần so với các hình thức còn lại. Tỷ lệ tăng trưởng chung của nhóm này cũng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sự tăng trưởng của tiền thanh toán : năm 2010 tăng 26% so với năm 2009; năm 2011 tăng 41,3% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh này là do số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh và tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế trên địa bàn đã khá dần lên, hoạt động thanh toán được đẩy mạnh hơn, Ngân hàng cũng đã tạo được mối quan hệ tốt với các tổ chức đó. Nếu năm 2012 Ngân hàng vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh đó thì lượng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán sẽ tiếp tục tăng cao. Hình thức huy động bằng nhận tiền gửi tiết kiệm cũng tăng đều qua 3 năm, chứng tỏ người dân ngày càng ưa thích gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.

- Ba hình thức huy động: Trái phiếu, Kì phiếu, Chứng chỉ tiền gửi đều chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và tăng rất chậm qua 3 năm. Cụ thể: lượng vốn thu được từ bán trái phiếu chỉ xấp xỉ 10 tỷ đồng trong cả 3 năm, lượng vốn từ kì phiếu thì giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011, tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi thì giảm mạnh ở năm 2010 (-50%) nhưng lại tăng 42,9% ở năm 2011; đây là bất ngờ lớn, thể hiện người dân đã chú ý nhiều hơn việc gửi tiết kiệm bằng chứng chỉ tiền gửi. Hai loại hình còn lại không tăng trong 3 năm có thể do Ngân hàng bị động một phần trong việc phát hành 2 loại hình tiền gửi này (phát hành theo kế hoạch của hội sở). Đây cũng là một hạn chế trong huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang .

2.3.1.6. Chi phí huy động vốn

Chiếm phần lớn trong chi phí huy động vốn là chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động được. Chí phí này của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang biến động ít trong 3 năm qua:

Biểu bảng 2.7: Chi phí huy động vốn qua các năm

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng Số lượng % tăng Số lượng % tăng

Chi phí trả lãi 43 52 20,9% 44 -15,4%

Chi phí trả lãi tăng vào năm 2010 (20,9%) nhưng lại giảm 15,4% vào năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do sự biến động không đều của các thành phần vốn trong tổng nguồn VHĐ được của Ngân hàng. Mặc dù tổng lượng VHĐ được của năm 2011 vẫn lớn hơn năm 2010 nhưng chi phí trả lãi lại thấp hơn. Điều này phản ánh thực tế: lượng tiền gửi thanh toán ngày càng tăng trong tổng nguồn VHĐ. Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang đã tiết kiệm được chi phí trả lãi do lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán thấp nhất trong các loại hình huy động vốn. Nhờ chi phí trả lãi thấp nên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2011 đã tăng so với năm 2010: 5 tỷ đồng. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn lại là nguồn vốn Ngân hàng có thể chủ động hơn trong vấn đề sử dụng vốn. Ngân hàng cần có những chiến lược kinh doanh hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, mục tiêu của Ngân hàng để đạt mức lợi nhuận tối ưu nhất.

2.3.2. Những kết quả đã đạt được của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang

2.3.2.1. Những thành tựu của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.

- Có sự tăng trưởng lượng VHĐ từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn (bao gồm cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn). Nguồn vốn này tuy không ổn định như nguồn vốn từ dân cư nhưng nó có tính chất năng động, tạo điều kiện giúp mối quan hệ giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế trên địa bàn bền chặt hơn thông qua các hoạt động giao dịch tài khoản thanh toán, cho vay kí quỹ bằng tiền của chính tổ chức kinh tế…. Trong tương lai, nếu duy trì được lượng tiền gửi này cao thường xuyên hơn Ngân hàng sẽ có khả năng phát triển được nhiều dịch vụ tiện ích Ngân hàng khác để phục vụ các tổ chức kinh tế hơn. Lợi ích của Ngân hàng cũng theo đó tăng cao hơn.

- Ngân hàng đã triển khai khá thành công các đợt huy động vốn do Ngân hàng Hội sở phát động. Các chương trình này đã thu hút được 1 lượng lớn vốn từ dân cư trên địa bàn TP Vị Thanh: vốn huy động từ hình thức tiết kiệm năm 2010 tăng 21,05% so với năm 2009, năm 2011 tăng 40% so với năm 2010. Có được thành công trên là do mỗi lần tổ chức 1 chương trình huy động tiết kiệm mới, Ngân hàng đều thực hiện các hình thức marketing rộng rãi: treo băng rôn khẩu hiệu tại trụ sở, phòng giao dịch kết hợp với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như : trên mạng internet, trên báo và tờ rơi tạo điều kiện cho khách hàng nắm được thông tin nhanh hơn.

- Ngân hàng đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho từng kì hạn tiền

gửi tiết kiệm bằng VNĐ và đa dạng về kỳ hạn (từ không kì hạn, 1 tháng, 2 tháng...60 tháng). Chính điều này đã tạo ra nhiều lựa chọn thuận tiện hơn cho khách hàng, góp phần thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư cho Ngân hàng.

2.3.2.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

- Cơ cấu vốn của Ngân hàng hiện tại vẫn chưa đạt tính hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư và tổ chức chưa đạt đến mức cân bằng hợp lý. Mặc dù tiền gửi từ dân cư có tính chất ổn định và lâu dài hơn, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. Nhưng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thường có qui mô lớn hơn và đó là cơ hội để tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, mở ra nhiều con đường kinh doanh thuận lợi cho Ngân hàng. Nhưng điều này ở Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang chưa được quan tâm đúng mực. Hay Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức vốn đã ưa chuộng làm việc với các Ngân hàng quốc doanh. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ do sự cạnh tranh gay gắt trong huy động của các Ngân hàng trên địa bàn: lãi suất huy động của Ngân hàng cũng chưa hấp dẫn được các tổ chức, các hình thức huy động chưa đa dạng và mới lạ; Ngân hàng cũng có phần tập trung nhiều vào việc huy động vốn từ các cá nhân.

- Ngân hàng chưa có chiến lược khách hàng rõ ràng, cũng như vạch ra biện pháp tăng cường huy động vốn cụ thể trong tình hình mới (cạnh tranh huy động vốn gay gắt). Trong thời gian tới Ngân hàng cần phải tích cực cải thiện tình hình huy động vốn hơn để đẩy nhanh tốc độ tăng VHĐ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng còn chưa được quan tâm thực hiện hiệu quả. Mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, truyền thống của Ngân hàng tham gia phần lớn, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không biết đến nhiều. Nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ. Ngân hàng chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông tin hiện có.

- Ngoài những sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng Hội sở, Ngân hàng chưa phát triển được sản phẩm riêng biệt nào. Thực ra để phát triển một sản phẩm riêng thì phải có sự đồng ý và có kế hoạch của Ngân hàng hội sở nên điều này khó thực hiện ngay. Nhưng Ngân hàng cũng nên quan tâm và lập kế hoạch

phát triển sản phẩm huy động vốn mới để góp phần tăng cường thu hút vốn trên địa bàn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM-CHI NHÁNH HẬU GIANG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH HẬU GIANG

Định hướng phát triển của Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hậu Giang trong thời gian tới được xác định căn cứ vào định hướng phát triển của Ngân hàng hội sở, định hướng phát triển kinh tế TP Vị Thanh và tình hình thực tế trong hoạt động của Chi nhánh. Nội dung định hướng phát triển của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2012-2016 tập trung vào các nội dung cơ bản sau :

- Thứ nhất, phấn đấu thực hiện huy động vốn trên địa bàn tăng trưởng với tốc độ bình quân 23-24%/ năm. Với tốc độ này ước tính trong 5 năm chi nhánh sẽ huy động thêm 1600 tỷ đồng, đáp ứng được nhu cầu cho vay ngày một tăng lên.

- Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn kì hạn trên 12 tháng để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn, đồng thời đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hoạt động có chi phí thấp, ổn định.

- Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ tổ chức để cân đối cơ cấu VHĐ và đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định. Xây dựng cụ thể chiến lược từng loại khách hàng để phục vụ tốt cho công tác huy động vốn.

- Thứ tư, thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, phục vụ tốt các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có đủ điều kiện tín dụng và hoạt động hiệu quả, tăng thu phí dịch vụ, phục vụ tốt mọi thành phần kinh tế.

3.2. GIẢI PHÁP

Xuất phát từ việc phân tích hoạt động và kết quả huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang trong ba năm ở trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng như sau :

3.2.1. Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn

Thị trường huy động vốn là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Trước khi phát triển và triển khai các sản phầm huy động vốn

mới, các Ngân hàng đều phải tiến hành công tác phân tích thị trường huy động vốn.

Phân tích thị trường huy động vốn là phân tích môi trường hoạt động của Ngân hàng nhằm xác định nhu cầu của thị trường, các sản phẩm huy động vốn của các đối thủ cạnh tranh để thay đổi phương hướng hoạt động của Ngân hàng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường. Đối với Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang , địa bàn TP Vị Thanh là thị trường hoạt động chính của ngân hàng, là thị trường mà ngân hàng cần phải phân tích kỹ để hoạt động tốt hơn. Để việc phân tích thị trường đạt hiệu quả tôi xin được đề xuất hướng phân tích như sau :

- Nghiên cứu cầu thị trường : Tức là phân tích quy mô cơ cấu và sự

vận động của thị trường để xác định những tiềm năng của thị trường đối với Ngân hàng, từ đó có cơ sở để ra các quyết định về sản phẩm. Đây là việc nghiên cứu tập tính, thói quen, nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm huy động vốn của khách hàng. Ngân hàng có thể tiến hành công việc này bằng cách điều tra nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, phân loại khách hàng thành từng nhóm và đánh giá nhằm tìm ra nhóm khách hàng có triển vọng nhất đối với các loại sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải đặc biệt chú ý tới những khách hàng truyền thống trên các mặt: sự thay đổi trong nhu cầu, sự thay đổi về số lượng khách hàng….để có cơ sở dự báo nhu cầu trong tương lai và phát triển các sản phẩm mới phù hợp.

- Nghiên cứu cung (khả năng thích ứng cầu): Đây là việc nghiên cứu

khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng và khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh tranh. Trước hết về khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng: hiện nay các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng đều là các sản phẩm của Ngân hàng hội sở, số lượng cũng khá đa dạng, thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt về huy động tiết kiệm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về sản phẩm huy động vốn của các Ngân hàng trên địa bàn rất gay gắt, một số Ngân hàng cũng đưa ra hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà (như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Sacombank…) để cạnh tranh lôi kéo khách hàng gửi tiền. Để có thể hấp dẫn thu hút khách hàng thường xuyên hơn nữa Ngân hàng cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên những phân tích về cầu và cung đối với các sản phẩm của Ngân hàng, ưu thế của các Ngân hàng trên địa bàn và trình lên Ngân hàng hội sở xem xét.

3.2.2. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn bằng cách gia tăng tiện ích và tính chất

Để tăng cường thu hút vốn, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm gửi tiền. Mỗi một loại sản phẩm huy động vốn đều có những tính chất và hình thức riêng, phù hợp với nhu cầu một nhóm khách hàng nào đó. Đồng thời, lượng khách hàng của các nhóm rất khác nhau. Vì thế các sản phẩm huy động càng đa dạng, mới lạ cũng như đem lại lợi ích cao cho khách hàng thì

càng có khả năng được nhiều nhóm khách hàng chọn lựa, làm cho lượng vốn huy động của Ngân hàng tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại.

Các sản phẩm của Ngân hàng nói riêng và các sản phẩm huy động vốn nói chung đều rất dễ bắt chước. Hiện nay hầu như tất cả các Ngân hàng trên địa bàn TP Vị Thanh đều có những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kì hạn, tiết kiệm…Để có thể thu hút khách hàng, mỗi Ngân hàng đều thêm vào những sản phẩm truyền thống đó những tính

chất, đặc điểm, tiện ích mới nhằm tạo ra nét riêng độc đáo. Việc đa dạng hoá các

sản phẩm của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang cũng đã và sẽ dựa trên việc làm đó. Tôi xin được đề xuất một số ý tưởng về các sản phầm huy động vốn mới cho Ngân hàng như sau:

- Tăng cường các tiện ích cho tiền gửi thanh toán và thẻ ATM:

+ Triển khai dịch vụ thanh toán hoá đơn điện thoại, internet...qua tài khoản, thẻ ATM cho khách hàng. Đề thực hiện được dịch vụ này, Ngân hàng cần kí hợp đồng với các công ty viễn thông.

+ Dịch vụ đầu tư tự động với những khách hàng có số dư tiền gởi giao dịch lớn. Khách hàng có thể yêu cầu Ngân hàng đầu tư theo ý mình.

- Tạo sự linh hoạt, thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống: Sự đa dạng của các mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của

ngân hàng tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Để khách hàng có thể

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp công tác huy động vốn tại ngân hàng phương nam – chi nhánh hậu giang (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w