Các mục tiêu chính của chính sách thương mại Brasil là: đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm khả năng dễ bị tổn thương khi có biến động của thị trường tài chính toàn cầu; hội nhập kinh tế, thúc đẩy và đa dạng hoá xuất khẩu; tăng cường tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua đàm phán đa phương và khu vực trong khi đẩy mạnh phát triển khu vực sản xuất chế tạo; đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước trong khu vực và các đối tác thương mại lớn như các nước NAFTA, EU, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Nam Phi; thừa nhận sự cần thiết của các quy tắc linh hoạt đối với các nước phát triển ở cấp đa phương.
Brasil cho rằng việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ mở đường cho tăng trưởng nhập khẩu trong tương lai, từ đó góp phần đẩy mạnh thị trường nội địa. Không những thế, thông qua việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, Brasil còn có thể tiếp thu kỹ thuật mới. Đẩy mạnh xuất khẩu phải đi kèm với hạch toán phân tích chi phí và lợi ích, giảm giá thành sản xuất và các chi phí liên quan. Từ đó tăng cường hội nhập và tham gia cạnh tranh vào thị trường thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, Brasil đã rất cố gắng trong việc đưa ra các chính sách, nhằm bám sát với những quy định chung trên thế giới.
Chính sách thuế
Chính sách thuế của Brasil ngày càng thông thoáng, phù hợp với quá trình toàn cầu hoá. Biểu thuế quan Brasil áp dụng gồm 9.730 dòng thuế 8 con số, với thuế suất từ 0% đến 55% (tháng 01/2004). Tất cả đều là thuế theo giá, thu trên giá CIF nhập khẩu: Brasil áp dụng mức thuế thấp nhất là thuế MFN cho tất cả các đối tác thương mại của mình. Brasil không đánh loại thuế nhập khẩu theo mùa (seasonal), thuế nhập khẩu tạm thời (temporary) và thuế nhập khẩu khả biến (variable import levies).
Mức trung bình đơn giản thuế MFN của Brasil vào tháng 01/2004 là 10,4% (tháng 10/2003 là 11,4 % và năm 2000 là 13,7%). Thuế suất MFN trung bình đánh trên hàng nông sản là 10,2 % và 10,5 % cho hàng phi nông sản (Nguồn: World Bank).
Khoảng 55% số dòng thuế quan chịu thuế suất từ 10% - 20%. Khoảng 1/3 số dòng thuế ràng buộc (lines bear rates) thuế suất từ 1 – 10% và 12,7% số dòng thuế là miễn thuế (duty free). Khoảng 1% dòng thuế cao hơn 20% chủ yếu là thuế đánh vào các sản phẩm bơ sữa, đồ uống và rượu, thuốc lá, dệt may và máy móc phi điện tử (non-electrical machinery) (Nguồn: World Bank),
Việc nhập khẩu hàng hoá qua thư, bao gồm cả việc mua bán hàng qua mạng Internet phải tuân thủ theo chế độ đặc biệt (ngoại trừ đối với sản phẩm thuốc lá và rượu cồn). Theo chế độ này, hàng nhập khẩu có trị giá trên 3000 USD phải chịu thuế nhập khẩu là 60% giá ghi trên hoá đơn đã bao gồm cả thuế, phí vận tải và bảo hiểm. Hàng hoá vận chuyển bằng đường thư quốc tế phải chịu mức thuế 18% ICMS. Nhập khẩu hàng hoá có giá trị dưới 50USD, cũng như thuốc sách báo, tạp
chí được miễn thuế. Khi trị giá hàng không vượt quá 500USD thì phải nộp một mức thuế cụ thể được tính đơn giản hoá; còn nếu trị giá hàng hoá vượt 500USD thì phải khai tờ khai nhập khẩu (Nguồn: World bank).
Brasil áp dụng biểu thuế quan chung của MERCOSUR( the MECOSUR Common External Tariff (CET)) từ ngày 01/06/1995. CET thể hiện danh mục hàng hoá chung của MECOSUR (The Common MECOSUR Nomenclature (NCM)), danh mục này căn cứ vào hệ thống HS (the Harmonized System).
Ưu đãi thuế quan
Các nước và khu vực được hưởng ưu đãi thuế quan từ Brasil:
Các nước Mỹ Latinh theo hiệp định khung LAIA và các hiệp định mở rộng (với các nước không thuộc LAIA) và Mexico. Biên độ ưu đãi từ 20% đến 100% tuỳ từng nước.
Các nước thuộc cộng đồng Adean theo Hiệp định thương mại tự do giữa MERCOSUR và các nước Andean (bao trùm 3000 đầu thuế). Biên độ ưu đãi từ 10% đến 100%.
Các nước tham gia Hệ thống Toàn cầu về Ưu đãi Thương mại (the Global System of Trade Preferences). Biên độ ưu đãi từ 20% đến 50%, và hạn ngạch ưu đãi thuế quan được áp dụng trong một số trường hợp.
Hàng nhập khẩu theo chế độ nhập khẩu tạm thời: không nằm trong danh sách miễn thuế.
Hàng nhập khẩu vào khu thương mại tự do: được miễn tất cả các loại thuế và các nghĩa vụ đối với hàng nhập khẩu.
Hàng quá cảnh: được miễn thuế, được lưu kho tối đa 3 tháng đối với hàng là hàng dễ thối, dễ hư hỏng, và một năm cho những loại hàng hoá khác. Hàng quá cảnh phải đi vào một cảng cụ thể của Brasil được chỉ định rõ là khu vực chuyển tải dành cho các nước láng giềng: Belém dành cho Peru và Bolivia; Corumbá dành cho Bolivia; Manaus dành cho Ecuador,…
Ràng buộc thuế:
Brasil đã ràng buộc toàn bộ số dòng thuế của mình theo vòng đàm phán Urugo. Đối với sản phẩm nông nghiệp, mức thuế suất ràng buộc trong phạm vi từ 0% đến 55%. Mức ràng buộc với các sản phẩm phi nông nghiệp từ 0 đến 35%. Mức
thuế suất ràng buộc trung bình là 30,2% (35,3% đối với hàng nông sản và 29,6% đối với hàng phi nông sản).
Như vậy, chính sách thương mại của Brasil hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường giao thương. Nó rất phù hợp với xu thế hiện nay, và là điều kiện rất tốt để hai nước có thể tăng cường hợp tác.
2.2. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil 2.2.1. Quan hệ thương mại hàng hoá
Trong những năm gần đây, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Brasil không ngừng phát triển. Quan hệ không chỉ phát triển về chiều rộng, quan hệ thương mại hai nước còn phát triển cả chiều sâu.
2.2.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil
Xuất khẩu luôn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Ở Việt Nam, thời kỳ 1986 – 1990 nguồn thu về xuất khẩu hàng hoá chiếm 75% tổng thu ngoại tệ, tương tự thời kỳ 1991-1995 là 66% và 1996 – 2000 là 50% (đó là chưa thống kê nguồn vốn thông qua xuất khẩu dịch vụ). Bên cạnh đó, xuất khẩu đóng góp việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhờ vào xuất khẩu, khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, năng lực sản trong nước được tăng cường. Nó còn tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, xuất khẩu còn có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Và một tác động quan trọng của xuất khẩu đó là, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Nhận ra được tầm quan trọng của xuất khẩu trong việc phát triển kinh tế, Việt Nam đã rất chú trọng tới xuất khẩu. Trong những năm gần đây, xuất khẩu ra nước ngoài nói chung và sang Brasil nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định.
2.2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil liên tục gia tăng trong những năm gần đây.
Năm Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng 2000 13,910 - 2001 15,098 8,6% 2002 12,165 -19,2% 2003 22,600 85,24% 2004 25,020 10,61% 2005 32,245 29,2% 2006 61,897 91,64% 2007 102,621 65,79% 2008 183,087 78,41% 2009 200,854 9,7% 2010 492,783 145,34% 2011 597,892 21,33%
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil đã tăng liên tục trong những năm gần đây đặc biệt sau năm 2004, khi Việt Nam và Brasil khẳng định quyết tâm và thống nhất một số biện pháp cụ thể nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ và đầu tư. Năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng là thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sang đến năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil đã tăng với một con số ấn tượng, 145,34%. Đến năm 2011, kim ngạch giữa hai nước đã đạt xấp xỉ 600 triệu USD. Con số này nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 (13,9 triệu USD) thì chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của Việt Nam trong việc phát triển giao thương với Brasil.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào kim ngạch nhập khẩu của Brasil. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của Brasil là 219,6 tỷ USD (Nguồn: World Bank). Điều này có nghĩa là tỷ trọng hàng Việt Nam chỉ chiếm 0,273% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Brasil.
2.2.1.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Bảng 2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Brasil 2010- 2011
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Tổng kim ngạch 492.783.649 597.892.088
Hàng thuỷ sản 34.019.857 86.254.425 Cao su 17.677.337 21.589.336 Sản phẩm từ cao su 7.184.588 5.878.519 Túi xách, ví, vali, mũ ô dù 11.019.960 16.043.179
Xơ, sợi dệt các loại 36.902.073 43.598.179 Hàng dệt may 18.760.383 32.693.806 Giày dép các loại 126.197.792 181.515.915 Sắt thép các loại 39.397.423 13.528.500 Sản phẩm từ sắt thép 43.580.808 2.694.864 Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện 54.233.323 64.444.857 Điện thoại các loại và linh kiện 4.036.316 14.093.471 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 22.644.667 43.186.316 Phương tiện vận tải và phụ tùng 16.868.831 26.740.881
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Nhìn vào bảng 2.2. ta có thể thấy, hàng xuất khẩu sang Brasil không phong phú về chủng loại, đa phần là hàng có giá trị thấp. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Brasil là hàng thuỷ sản, giày dép các loại, máy vi tính, linh kiện điện tử.
Giày dép là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Brasil. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đã đạt tăng trưởng 43.8% so với năm 2011 và tăng lên đến 181.5 triệu USD. Tuy nhiên nếu so với con số 6.55 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam thì nó vẫn là con số rất nhỏ. Kim ngạch hàng giày dép xuất khẩu sang Brasil chỉ chiếm 2.8% trong tổng số kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam đi các nước trên thế giới.
Brasil là thị trường rộng lớn với 192 triệu người tiêu dùng, ưa chuộng mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là cá tra, basa. Trước năm 2009, Brasil vẫn nhập thuỷ sản xuất xứ Việt Nam thông qua các doanh nhân các nước thứ ba. Nước này đã có Công văn ngày 12/01/2009 thông báo danh sách 60 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Brasil. Brasil là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Brasil gần 16.000 tấn cá tra đạt kim ngạch 34 triệu USD, cả giá trị và khối lượng xuất khẩu đều tăng trên 70% so với năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2011, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn khi cơ quan thẩm quyền Brasil có những thay đổi về thủ tục nhập khẩu đối với cá tra Việt Nam.
Trước đây, khi làm thủ tục nhập khẩu cá tra Việt Nam vào Brasil, nhà nhập khẩu cần có hợp đồng mua bán và báo giá từ doanh nghiệp Việt Nam, sau thời gian 3 ngày nhà nhập khẩu sẽ có được giấy phép nhập khẩu. Thời gian kể từ khi nhà nhập khẩu xin giấy phép nhập khẩu đến khi mở L/C hoặc chuyển tiền cho doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất đơn hàng chỉ mất tổng cộng 1 tuần. Tuy nhiên, từ tháng 2 năm 2011, theo quy định mới của cơ quan thẩm quyền Brasil, các nhà nhập khẩu Brasil phải mất từ 60 tới 120 ngày để có được giấy phép nhập khẩu cá tra Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu kéo dài đã gây khó khăn cho cả nhà nhập khẩu Brasil và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vì khi có được giấy phép nhập khẩu thì giá cá tra xuất khẩu đã chênh lệch rất nhiều so với hợp đồng ký trước đó. Cơ quan thẩm quyền Brasil chỉ chấp nhận cho nhập khẩu cá tra Việt Nam với khối lượng và giá trị đã được ghi trong giấy phép nhập khẩu và không chấp thuận bất kỳ sự thay đổi về giá trị đơn hàng trong hợp đồng đã ký với thời điểm nhập khẩu chính thức.
Tuy khó khăn là vậy nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng. So với năm 2010, hàng thuỷ sản xuất khẩu năm 2011 đã tăng lên với một con số ấn tượng, 153.54%. Điều này chứng tỏ những nỗ lực không ngừng của ngành thuỷ sản Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Brasil.
Tóm lại, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil trong những năm gần đây tăng trưởng với tốc độ cao, tuy nhiên quy mô xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn rất nhỏ bé.
Cơ cấu mặt hàng chưa phong phú đa dạng, chưa chứng tỏ được tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam như thuỷ sản, giày dép, linh kiện điện tử.
2.2.1.2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Brasil
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế. Nó tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Nhập khẩu không chỉ để bổ sung hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu, nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nhập khẩu ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước. Nhập khẩu còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Nhập khẩu góp phần cải thiện nâng cao mức sống người dân. Bên cạnh đó, nhập khẩu phát triển còn có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu.
Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ Brasil cũng không ngoài mục đích thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trên.
2.2.1.2.1. Kim ngạch nhập khẩu
Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Brasil 2000 -2011
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Kim ngạch Tăng trưởng
2000 7,053 - 2001 11,459 52,47% 2002 27,617 141,01% 2003 33,399 20,94% 2004 46,546 39,36% 2005 75,597 62,41% 2006 146,571 93,89% 2007 230,655 57,37% 2008 373,919 62,11% 2009 373,138 -0,21% 2010 543,573 45,68% 2011 938,261 72,61%
Vào năm 2000, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Brasil mới chỉ đạt 7,053 triệu USD. Sau một thời gian phát triển, đặc biệt là sau năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Brasil đã liên tục tăng mạnh. Chỉ duy nhất có năm 2009, kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng âm. Điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2010, kim ngạch nhập khẩu đã tăng nhanh trở lại, tăng trưởng 45,68% đạt 543,573. Kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh vào năm 2011 với mức tăng trưởng 72,61% đạt 938,261 triệu USD. Điều này phản ánh đúng thực trạng của Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tuy gần đây kim ngạch nhập khẩu từ Brasil tăng mạnh mẽ, nhưng nó vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2001, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Brasil đạt 0,64% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Con số này vào năm 2011 là 0,88%.