Giai đoạn 2006 tới nay – hướng tới tầm nhìn

Một phần của tài liệu chính sách thu hút fdi (Trang 56 - 60)

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TRUNG QUỐC

2.3. Giai đoạn 2006 tới nay – hướng tới tầm nhìn

Thực hiện Chính sách kinh tế mới (từ năm 1970 đến 1990) nhằm mục tiêu xóa đói nghèo và cơ cấu lại nền kinh tế; các Kế hoạch năm năm lần thứ bảy (1996-2000), lần thứ tám (2001-2005) Malaysia đã thu nhiều thành tựu to lớn, giữ vững ổn định, tạo nên những chuyển biến sâu sắc, đưa đất nước từ một nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu vào hàng nước công nghiệp hóa mới (NIC). Chính sách tự do hóa kinh tế được khởi động từ năm 1983, theo đó nới lỏng luật lệ và cải tiến thủ tục, quy định về đầu tư; khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế; quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của khu vực kinh tế Nhà nước; tư nhân hóa hoạt động kinh doanh, v.v. đã góp phần quan trọng tạo sức sống mới của nền kinh tế nhằm mục tiêu Kế hoạch dài hạn 30 năm (1990- 2020) gọi là Chương trình phát triển mới hay Tầm nhìn 2020 đưa Malaysia thành một quốc gia phát triển vào năm 2020. Hiện nay Malaysia là một trong những trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế giới.

Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất:

Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Malaysia tăng lên đáng kể. Điều này làm gia tăng nhu cầu thu hút lao động cho các ngành sản xuất, kéo theo đó là sự thiếu hụt lao động trong các ngành này, gây ra nhiều sức ép cho thị trường lao động của Malaysia.

Để giảm sức ép cho thị trường lao động, Chính phủ Malaysia đưa ra một số tiêu chí đối với việc cấp phép cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trong đó có tiêu chí Chỉ số Vốn đầu tư/ Số lượng lao động (C/E: Capital Investment Per Employee Ratio). Các dự án có chỉ số C/E thấp hơn 55.000 Ringit (tương đương với 18.300 USD) được xếp vào nhóm dự án sử dụng nhiều lao động và do đó không đủ điều kiện để cấp giấy phép sản xuất hay

hưởng ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, dự án không phải tuân thủ tiêu chí trên nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

- Đem lại giá trị gia tăng trên 20%

- Chỉ số Quản lý, Kỹ thuật và Giám sát (Managerial, Technical and Supervisory Index: MTS) đạt ít nhất 15%.

- Dự án có ngành nghề sản xuất và sản phẩm thuộc Danh mục lĩnh vực và sản phẩm khuyến khích đối với các doanh nghiệp công nghệ cao (List of

Promoted Activities and Products for High Technology Companies) - Dự án tại địa bàn khuyến khích đầu tư gồm các Bang: Perlis, Sabah, Sarawak và khu vực hành lang phía tây của bán đảo Malaysia (các Bang: Kelantan, Terengganu, Pahang, và quận Mersing của Bang Johor)

- Các doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký cấp giấy phép sản xuất.

Tại Malaysia, các ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư được quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư năm 1986, Luật Thuế Thu nhập năm 1967, Luật Hải quan năm 1967, Luật Thuế hàng hoá năm 1972, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 1976, Luật Các khu tự do năm 1990. Các Luật này quy định các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực: sản xuất, nông nghiệp, du lịch (bao gồm cả khách sạn), dịch vụ, nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường.

Ưu đãi thuế dành cho lĩnh vực sản xuất gồm 2 loại: ưu đãi dành cho doanh nghiệp đi tiên phong (Pioneer Status: PS) và hỗ trợ cho hoạt động đầu tư (Investment Tax Allowance: ITA). Các ưu đãi này được cấp cho doanh nghiệp trên cơ sở giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất, công nghệ áp dụng, hay mức độ liên kết công nghiệp mà dự án đầu tư đem lại. Các dự án được hưởng ưu đãi được coi là các hoạt động hay sản phẩm khuyến khích đầu tư.

Doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đi tiên phong sẽ được giảm thuế TNDN trong vòng 5 năm, theo đó, doanh nghiệp chỉ phải nộp 30%

số thu nhập chịu thuế bắt đầu từ ngày đi vào sản xuất (Production Day), ngày mà số lượng sản phẩm đạt ít nhất 30% công suất.

Ngoài ưu đãi dành cho doanh nghiệp đi tiên phong, nhà đầu tư có thể nộp đơn đăng ký được hưởng chế độ ITA. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức trợ cấp 60% đối với chi phí mua sắm trang thiết bị (nhà xưởng, máy móc và các trang thiết bị cho dự án) trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất. Nếu không muốn hưởng ITA, doanh nghiệp có thể thay thế bằng 70% thu nhập chịu thuế kể từ khi ITA có hiệu lực. Các khoản hỗ trợ doanh nghiệp chưa hưởng có thể được chuyển sang năm tiếp theo cho đến khi sử dụng hết. Phần còn lại 30% thu nhập chịu thuế sẽ được áp dụng mức thuế tương đương mức thuế áp dụng với doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài các ưu đãi cơ bản như trên, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất còn được hưởng một số ưu đãi đặc thù theo ngành như: (i) Ưu đãi dành cho việc chuyển các hoạt động sản xuất vào địa bàn ưu đãi đầu tư; (ii) Ưu đãi dành cho doanh nghiệp công nghệ cao; (iii) Ưu đãi dành cho các dự án chiến lược có tầm quan trọng quốc gia; (iv) Ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; (v) Ưu đãi đối với các dự án có tính chất liên kết công nghiệp; (vi) Ưu đãi cho công nghiệp sản xuất máy móc và thiết bị; (vi) Ưu đãi dành cho công nghiệp chế biến vùng cọ nguyên liệu. Ngoài ra, còn có một số ưu đãi khác dành cho lĩnh vực sản xuất như hỗ trợ tái đầu tư, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị để duy trì chất lượng nguồn điện (nhằm giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp do sự cố mất điện gây ra).

Khuyến khích đầu tư vào các loại hình KCN:

Theo các văn bản pháp lý của Malaysia, có 3 loại hình khu công nghiệp tập trung tại quốc gia này bao gồm: khu công nghiệp (industrial estate), khu tự do (free zone) và khu công nghiệp tự do (free industrial zone).

Hiện tại, trên toàn lãnh thổ Malaysia có trên 200 khu công nghiệp tập trung do các cơ quan của chính phủ xây dựng bao gồm: các Tập đoàn phát triển kinh tế của từng bang (State Economic Development Corporations), Cơ quan phát triển vùng (Regional Development Authorities), chính quyền địa phương và các thành phố cảng. Bên cạnh đó, nhiều khu công nghiệp vẫn tiếp tục được quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu về đất công nghiệp ngày càng gia tăng. Bên cạnh các cơ quan của Chính phủ, các công ty hạ tầng tư nhân cũng được phép xây dựng các khu công nghiệp tại nhiều Bang.

Để thu hút dòng vốn đầu tư trong thời gian tới, Chính phủ Malaysia vừa công bố dự án lớn với tên gọi là Hành lang kinh tế miền Bắc hướng tới tầm nhìn 2020. Dự án với số vốn đầu tư ban đầu 177 tỷ ringhit (51,2 tỷ USD) nhằm mục đích trong vòng 18 năm biến một vùng đất thuần nông thành một hành lang kinh tế với các lĩnh vực sinh học, chế biến thực phẩm và du lịch. Dự án Hành lang kinh tế miền Bắc là biến bốn bang nằm giáp Thái-lan gồm Penang, Perak, Pelit và Keda thành một khu vực kinh tế đa năng. Bốn bang này có số dân khoảng 4,3 triệu người, chủ yếu là người Mã-lai có thu nhập bình quân 717 USD/hộ gia đình, được coi là thấp nhất trong sáu khu vực của cả nước. Hiện nay, vốn đầu tư cho khu vực chế tạo được huy động vào khu vực này chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư của cả quốc gia.

Hướng tới tầm nhìn 2020, những dự án phát triển của Malaysia tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư. Các lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào: xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc; hệ thống giáo dục vững mạnh; hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại; có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng; và có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong và ngoài nước.

Chương3

Một phần của tài liệu chính sách thu hút fdi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)