nước ở nước ta trên các khía cạnh sau:
1. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Về khả năng cạnh tranh.
3. Về tốc độ phát triển của doanh nghiệp nhà nước. + Công nợ của doanh nghiệp nhà nước.
+ Đầu tư đổi mới công nghệ. + Số lao động dư thừa.
+ Tài chính của doanh nghiệp. + Nhân sự và tiền lương. + Tổ chức quản lý.
+ Môi trường kinh doanh.
Sau một thời gian dài thực hiện đổi mới, có thể nói doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, giữ ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo. Doanh nghiệp nhà nước vẫm là những đơn vị kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước có sản phẩm đạt chất lượng quốc tế và có sức cạnh tranh tốt, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới chưa giải quyết được vấn đề hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Hiện tại doanh nghiệp nhà nước ở nước ta cũng vấp phải nhiều vấn đề nan giải, đó là:
+ Tình trạng tài chính không minh bạch, đa phần doanh nghiệp nhà nước không xác định được giá trị thực sự của mình là bao nhiêu do phương thức tính giá trị dựa vào sổ sách chưa được chính xác. Ngoài ra, tín dụng bao cấp vẫn được duy trì, những can thiệp của cơ quan quản lý chức năng vẫn quá sâu mà không có cơ chế chịu trách nhiệm vật chất đã làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nhà nước không lành mạnh, tạo cơ hội cho một số cán bộ quản lý doanh nghiệp tham ô, tư lợi.
+ Tình trạng lao động không phù hợp, lao động nhiều doanh nghiệp dư thừa trong khi đó thiếu lao động kỹ thuật cao và cán bộ quản lý giỏi, nhiều doanh nghiệp lại chịu sức ép quá lớn về lo thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp.
+ Tình trạng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị đã quá lạc hậu, chắp vá, từ nhiều nước khác nhau với các thế hệ công nghệ khác nhau đã đặt doanh nghiệp nhà nước vào tình thế khó khăn. Vì vậy, nếu không giải quyết thích đáng vấn đề đổi mới công nghệ thì các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập hiện nay.
+ Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn bất hợp lý cả về cơ cấu ngành, vùng và quy mô. Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước xét về số lượng ở khu vực nông nghiệp, thương mại và dịch vụ là quá lớn, trong khi một cơ cấu hợp lý đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Cơ cấu cấp quản lý cũng bất hợp lý ở chỗ tỷ trọng doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý quá cao. Về quy mô, đa số doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, dưới 5 tỷ đồng và ắ là doanh nghiệp địa phương.