bổ sungPVP(%) Bã bùn mía bổ sungPVP(%) 10% sucrose 1A 0 0 2A 1 0 3A 0 1 4A 1 1 30% sucrose 1B 0 0 2B 1 0 3B 0 1 4B 1 1
3.4.2. Khảo sát khả năng sống sót của vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus trong chất mang diazotrophicus trong chất mang
Đếm mật số vi khuẩn bằng phương pháp đếm sống nhỏ giọt. Phương pháp này nhằm xác định số tế bào vi khuẩn còn sống trong sản phẩm cho đến lúc khảo sát. Phương pháp này có ưu điểm là có số lần lặp lại cao (5 giọt) và khảo sát trên cùng 1 đĩa petri nhiều nồng độ pha loãng, nên cho kết quả tương đối chính xác.
Đếm mật số của vi khuẩn mỗi tuần, tiến hành liên tục trong 6 tháng.
• Chuẩn bị mẫu đếm
8 (nghiệm thức) x 1 bịch = 8 bịch (1 bịch có 300g chất mang + 150ml dịch vi khuẩn) khuẩn)
Bịch chất mang sau khi chủng vi khuẩn được hàn kín miệng, chỉ mở ra khi lấy mẫu và được bảo quản ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Cách pha loãng:
Cân 1g/túi cho vào bình tam giác chứa 100ml nước cất đã khử trùng và đặt lên máy lắc với vận tốc 200 vòng/phút trong thời gian 30 phút. Sau đó tiến hành pha loãng từ 102 đến 109 lần. Đặt bình vào máy trộn trong 2 đến 5 phút sao cho có được một dung dịch có phân bố đồng đều, để lắng các phân tử nặng trong khoảng 15 phút, gạn được dung dịch huyền phù ban đầu.
+ Dùng một pipet đã vô trùng lấy 1 ml dịch huyền phù ban đầu (a hoặc b) cho vào ống nghiệm chứa 9 ml dịch pha loãng đã chuẩn bị sẵn ở nhiệt độ phòng, tránh chạm pipet vào dịch pha loãng. Trộn kỹ bằng cách hút - thả khoảng 10 lần với một pipet khác có nút bông ở đầu hút đã vô trùng, để có dịch pha loãng mẫu có nồng độ là 10-2 . Quá trình này được lặp lại liên tục để có dịch mẫu có nồng độ pha loãng theo quy định của TCVN đối với phân vi sinh vật trên nền chất mang không thanh trùng (sử dụng nồng độ pha loãng là 10-5 trở lên)