- Mẫu đất sau thí nghiệm trộn đều và lấy một lượng khoảng 0,5kg tiến
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Than sinh học trong nghiên cứu là vật liệu phù hợp với việc cải tạo đất với đặc tính pH cao (pHH2O = 10,59, pHKCl = 9,95), dung tích hấp thu lớn (CEC = 80,43 cmolc/kg), sức chứa ẩm lớn (82,22%), có chứa nhiều cation kiềm (Ca2+ = 33,62cmolc/kg, Mg2+ = 13,8cmolc/kg, Na2+ = 8,84 cmolc/kg). Các chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hàm lượng than sinh học bổ sung vào đất bạc màu. Các đặc tính này khi bón vào đất có khả năng cải thiện dinh dưỡng và nâng cao một số tính chất của đất, đặc biệt đối với đất bạc màu.
Than sinh học có khả năng
Thí nghiệm trồng rau muống cho thấy:
Ở tỉ lệ bón TSH 10%, không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau muống.
Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau có xu hướng tăng dần cùng với hàm lượng TSH bón vào. Trọng lượng tươi của rau tăng từ 4,51 g/cây – 4,70 g/cây (đối với Cu), 4,70 g/cây – 6,14 g/cây (đối với Pb), 4,17 g/cây – 5,42 g/cây (đối với Zn) tương ứng với các công thức 0% và 5% TSH. Chiều cao cây của rau cũng có xu hướng tăng, từ 36,13 cm – 48,47 cm (đối với Cu), 41,30 cm - 55,37 cm (đối với Pb), 14,43 cm – 17,40 cm (đối với Zn). Diện tích lá cây cũng có xu hướng tăng cùng hàm lượng TSH bón vào, đối với Cu từ 64,03 cm2/cây – 77,16 cm2/cây, đối với Zn diện tích lá tăng khi tăng từ 21,91 cm2/cây – 55,48 cm2/cây tương ứng với các công thức 0% và 5% TSH.
TSH có khả năng cố định kim loại nặng và hạn chế hấp thu kim loại lên cây trồng. Cụ thể, so với mẫu đối chứng hàm lượng kim loại giảm 62,8%, và
48,3% đối với Cu; 61,2% và 14,2% đối với Pb; 86,2% và 63,9% đối với Zn tương ứng với mức bón 1%, 5% TSH.
5.2. Đề nghị:
Trên cơ sở kết quả đạt được trong việc đánh giá khả năng cố định KLN của TSH trong đất bạc màu trồng rau cần xem xét, nghiên cứu sâu hơn, các tính chất liên quan tới từng loại TSH để áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu cải tạo đất và xử lý ô nhiễm đất. Cung cấp cơ sở khoa học về tiềm năng của TSH trong cải tạo và xử lý ô nhiễm đất.