Ngoại Thương Việt Nam
2.2.1. Hoạt động bảo lãnh của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Nam
2.2.1.1 Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch
- Đối tượng được bảo lãnh
Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho:
- Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp cả các tổ chức tín dụng chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân.
- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng bao gồm: các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng; các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, hoạt động theo luật pháp Việt nam.
- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của bộ luật Dân sự.
- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam.
- Hộ kinh doanh cá thể.
- Các hình thức bảo lãnh chủ yếu
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh vay vốn: bao gồm có bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
- Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng. - Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. - Bảo lãnh hoàn thanh toán.
- Bảo lãnh bảo hành. - Bảo lãnh bảo dưỡng.
- Bảo lãnh du học.
- Bảo lãnh khoản tiền giữ lại. - Các loại bảo lãnh khác.
- Các hình thức phát hành bảo lãnh
Tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh với khách hàng. Căn cứ theo yêu cầu bảo lãnh của khách hàng được quy định cụ thể trong hợp đồng. Ngân hàng sẽ phát hành một trong các loại thư bảo lãnh sau:
- Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện, phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác.
- Thông báo bảo lãnh.
- Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu. - Các hình thức khác.
- Điều kiện bảo lãnh
Ngân hàng Ngoại thương Hà nội xem xét và quyết định bảo lãnh cho các khách hàng thuộc đối tượng được bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau:
* Điều kiện chung:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của NHNT Hà nội. * Điều kiện chung:
- Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán/thư tín dụng dự phòng và bảo lãnh có thời hạn trung/dài hạn, ngoài các qui định tại điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các điều kiện sau:
+ Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng.
+ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn.
+ Đáp ứng các điều kiện với khách hàng vay vốn được quy định tại bản hướng dẫn của NHNT Hà nội về quy chế cho vay đối với khách hàng.
+ Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Trường hợp phát hành bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh khoản tiền giữ lại, và các loại bảo lãnh khác ngoài các điều kiện qui định tại phần điều kiện chung, NHNT Hà nội sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm; khả năng tài chính; năng lực chuyên môn; biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.
- Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về thương phiếu.
- Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt nam theo các qui định của pháp luật Việt nam.
- Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại điều kiện chung.
- Phạm vi bảo lãnh
- Nghĩa vụ được chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay.
+ Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển.
+ Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.
+ Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các qui định của pháp luật.
+ Các nghĩa vụ hợp đồng khác do các bên thỏa thuận cam kết trong hợp đồng liên quan.
- Tổng số dư bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trường hợp ngân hàng phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trả thay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thì Ngân hàng phải dừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng theo qui định.
Khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thì ngân hàng cùng với ngân hàng khác thực hiện việc bảo lãnh theo qui định. - Thời hạn bảo lãnh
Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có các thỏa thuận hoặc cam kết khác. Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
- Phí bảo lãnh
Được tính theo biểu phí của NHNT Hà Nội. 45
- Bảo đảm cho bảo lãnh
Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, NHNT Hà nội và khách hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3 và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở Giao Dịch
Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của SGD bao gồm 5 bước như sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ:
Khi khách hàng đến SGD xin cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh, bao gồm: hồ sơ áp dụng đối với tất cả các loại bảo lãnh và hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh.
* Hồ sơ áp dụng đối với các loại bảo lãnh bao gồm: - Giấy đề nghị bảo lãnh.
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính. - Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.
Nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thì ngân hàng cho phép khách hàng không phải nộp hồ sơ pháp lý về khách hàng (trừ khi có điều chỉnh bổ sung).
* Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh bao gồm: Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ Bước 2: Quyết định bảo lãnh Bước 3: Phát hành bảo lãnh Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
- Đối với bảo lãnh vay vốn:
+ Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng bổ sung thêm tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà khách hàng có dư nợ.
+ Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung thêm.
+ Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có).
+ Dự thảo lần cuối hợp đồng vay vốn nước ngoài (nếu có).
+ Văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (đối với trường hợp vay vốn nước ngoài).
+ Các tài liệu về biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh và các văn bản có liên quan khác.
- Đối với bảo lãnh thanh toán:
+ Hợp đồng mua bán hoặc bản cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan.
+ Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có).
+ Hạn mức vay vốn (nếu có). - Đối với bảo lãnh trong xây dựng:
+ Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ mỗi bên dự thầu.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
+ Bảo lãnh hoàn thanh toán: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước (nếu trong hợp đồng kinh tế chưa ghi rõ).
+ Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nhiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. - Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng:
Hồ sơ gồm: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh, Giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ, cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, Cán bộ thực hiện bảo lãnh kiểm tra, kiểm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về số lượng, các yếu tố trên tài liệu về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu thiếu). Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh. - Báo cáo trưởng phòng thực hiện bảo lãnh xin ý kiến chỉ đạo:
+ Nếu đầy đủ hồ sơ thực hiện bước 2 sau đây. + Nếu thiếu yêu cầu bổ sung.
Sau khi nhận hồ sơ cán bộ thực hiện bảo lãnh lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng vào danh mục hồ sơ. Trường hợp bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc món bảo lãnh thủ tục đơn giản không lập phiếu tiếp nhận hồ sơ nhưng phải lập danh mục hồ sơ.
Bước 2: Quyết định bảo lãnh.
- Chuyển hồ sơ: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, cán bộ thực hiện bảo lãnh lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các phòng có liên quan (thẩm định, nguồn vốn, thanh toán quốc tế...) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ của món bảo lãnh.
- Thẩm định hồ sơ: Trong quá trình thẩm định, cán bộ thực hiện bảo lãnh phải thẩm định rõ các nội dung sau:
+ Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. + Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh.
+ Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh. + Tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn)
Đối với các dự án bao gồm cả hai phần bảo lãnh, tín dụng và đều được thực hiện qua NHNT HN cán bộ thực hiện bảo lãnh thẩm định đồng thời khả năng trả nợ bảo lãnh và khả năng hoàn vốn tín dụng của dự án.
Dự án được phê duyệt bảo lãnh hoặc cho vay nếu đảm bảo được cả hai khả năng này, trong đó khả năng trả nợ bảo lãnh cần được xem xét trước vì hạn trả nợ nước ngoài thường rất ngắn và đã được xác định trước.
Việc thẩm định khách hàng và dự án bảo lãnh vay vốn tham chiếu hướng dẫn thẩm định của quy trình tín dụng dài hạn, quy trình thẩm định hoặc phân tích đánh giá khách hàng vay vốn của quy trình tín dụng ngắn hạn.
+ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
+ Trong quá trình thẩm định, nếu có vướng mắc, cán bộ thực hiện bảo lãnh báo cáo với trưởng phòng và lãnh đạo phối hợp với đơn vị có liên quan (nếu cần) tiến hành kiểm tra thực tế để xác minh tính thực tế và trung thực của hồ sơ bảo lãnh. - Lập tờ trình :
+ Sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ vào ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan (nếu có) cán bộ thực hiện bảo lãnh lập tờ trình trưởng phòng
kiểm soát để trình lãnh đạo. Tờ trình phải thể hiện được quan điểm cá nhân của cán bộ thực hiện bảo lãnh và cán bộ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có liên quan đến việc phán quyết bảo lãnh. Có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể.
+ Trưởng phòng thực hiện bảo lãnh có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và những nội dung trong tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất ý kiến với cán bộ thực hiện bảo lãnh.
+ Nội dung tờ trình trên cơ sở mẫu tờ trình và tuỳ tình hình thực tế của khách hàng (ký quỹ 100% hoặc mới có quan hệ với chi nhánh hoặc đã có quan hệ với chi nhánh) chi nhánh lược bỏ hoặc thêm nội dung trong tờ trình nhưng phải đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, năng lực thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng và với bên thụ hưởng bảo lãnh.
* Ra quyết định bảo lãnh.
Sau khi xem xét tờ trình của phòng thực hiện bảo lãnh, lãnh đạo chi nhánh ra quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, lãnh đạo quyết định đưa ra