Hiện trạng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN dạy học các hình thức tổ chức dạy học (Trang 29 - 36)

Trên thế giới

Hình thức dạy học qua mạng đã và đang khẳng định vị thế xu hướng đào tạo trên toàn thế giới. Sau đây là một vài số liệu thống kê liên quan đến hình thức dạy học này.

- 77% tập đoàn Mỹ áp dụng phương pháp đào tạo trực tuyến

- 72% công ty được khảo sát cho biết giáo dục trực tuyến giúp doanh nghiệp của họ luôn thích ứng với những thay đổi

- 51% công ty dành ít nhất 1 khóa đào tạo trực tuyến mỗi năm cho trên 50% nhân viên của mình

- Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm từ 50-70% khi chuyển từ phương pháp đào tạo truyền thống sang giáo dục trực tuyến

- Các khóa học trực tuyến giúp rút ngắn 25-60% thời lượng đào tạo so với các lớp học truyền thống

- Giáo dục trực tuyến được chứng mình làm tăng khả năng lưu giữ kiến thức từ 25-60% so với phương pháp thông thường

- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường giáo dục trực tuyến cao nhất là Việt Nam (44.3%) và Malaysia (39.4%).

Đối với Việt Nam

Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Hình thức dạy học thông qua mạng lưới internet không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng hình thức dạy học trưc tuyến và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát

triển như vũ bão của công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.

Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình dạy học trưc tuyến với 3 kênh chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.

Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về dạy học trưc tuyến tới những cán bộ quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning http://el.edu.net để tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet…phù hợp với nhu cầu của nước ta…

Tuy nhiên hình thức dạy học qua mạng ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, băng đĩa số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy..

Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập.

b. Xu hướng

- Ở Việt Nam, chúng ta có quyền hi vọng dạy học qua mạng sẽ phổ biến trong tương lai gần

- Hướng tới xây dựng một xã hội học tập, học mọi lúc mọi nơi, mọi lứa tuổi. - Hình thức dạy học này có thể coi là một mảng sáng của xã hội học tập Việt

nam phục vụ nền CNH- HDH trong tương lai.

IV.6. HTTCDH ngoại khóa

IV.6.1. Khái niệm HTTCDH ngoại khóa

• HTTC DH là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.

Hiện nay ở các nhà trường không chỉ dạy tri thức cho học sinh mà còn tổ chức cho các em các hoạt động thực hành để củng cố tri thức, tổ chức các trò chơi theo chủ đề mỗi tháng,…gọi là các hoạt động ngoại khóa.

Vậy dạy học ngoại khóa là gì?

Dạy học ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học được thực hiện ngoài giờ học chính khóa, theo thời khóa biểu định sẵn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho học sinh.

Trước đây HTTCDH ngoại khóa ít xuất hiện tại các trường học, ngày nay hình thức này đã được tổ chức ngày một nhiều hơn. Và các buổi học ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, mang đến cho các em những lợi ích thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo,…Thực tế các buổi học ngoại khóa là các buổi học thực sự nhưng sống động hóa bằng những gì học sinh tự tay làm, chính mắt nhìn thấy và trải nghiệm, từ đó tạo nên vốn sống là nền tảng phát huy tính sáng tạo của các em. Đây cũng là hình thức Đào tạo thông qua Thực nghiệm.

Các hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh nhằm mục đích củng cố và khắc sâu những kiến thức của các

môn học, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi, bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội.

IV.6.2. Các nội dung tổ chức của hoạt động ngoại khóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động ngoại khóa rất phong phú, nội dung bao gồm nhiều mặt: văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ thuật…Cụ thể:

Hoạt động văn hóa – nghệ thuật : các học sinh có thể tham gia các hoạt động thiết kế, thanh nhạc, nhạc cụ, mỹ thuật, đồ họa…Hoạt động nghệ thuật thường rất phong phú và không đòi hỏi bạn phải có khả năng phi thường, chỉ cần bạn có khả năng tự tin để lên sân khấu.

Nhà trường cũng có thể tổ chức cho các em đi xem nhà hát kịch và các vở diễn nghệ thuật nhằm để lại ấn tượng sâu sắc hơn cho các em về những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.Triển lãm cũng là địa điểm tốt để dạy các em tìm hiểu thêm về nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Hoạt động văn hóa – nghệ thuật có tác dụng rất tích cực đối với học sinh, và được xem là “ món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống tập thể hàng ngày. Hoạt động văn hóa – nghệ thuật giúp tinh thần học sinh sảng khoái hơn, bớt được những căng thẳng trong việc học, và tạo nên ở học sinh những cảm xúc thẩm mỹ, những tình cảm đẹp đẽ phát triển tâm hồn tự nhiên, trong sáng.

Hoạt động thể dục thể thao

Nội dung của việc tổ chức hoạt động thể dục thể thao bao gồm các môn điền kinh như chạy nhảy, cờ tướng, cờ vua, bơi lội…Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, luyện tập, thi đấu giữa các khối lớp hoặc giữa các môn thể thao, thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm thể thao.Việc tổ chức hoạt động thể dục thể thao ở các trường học nhằm hình thành ý thức và thói quen rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục, thể thao, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, để có một thể lực tốt, cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai, tâm lý ổn định. Bên cạnh đó còn khắc phục các hiện tượng bất thường và mất cân đối về mặt thể trạng của học sinh như: cong vẹo cột sống, béo phì…

Hoạt động từ thiện

Tham gia hoặc tổ chức hoạt động từ thiện như đến thăm các trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, đến thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, vận động quyên góp tiền để ủng hộ từ thiện.

Ví dụ: Học sinh khối Hóa của trường Hà Nội – Amsterdam tổ chức chương trình văn nghệ “ Ngày hội Hóa Học” để kêu gọi mọi người quyên góp tiền ủng hộ trẻ em làng Hòa Bình bị nhiễm chất độc màu da cam.

Hoạt động thực hành, tham quan cơ sở thực tế

Tổ chức dạy học thực hành, tham quan cơ sở thực tế là hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh có cơ hội củng cố bài học trên lớp, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, áp dụng lý thuyết vào thực hành, học thêm các bài học thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế, thông qua đó rèn luyện được các kỹ năng phân tích , tổng hợp…và hình thành hành vi và lối sống hữu ích cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ví dụ: Khi các em học môn Lịch sử, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức cho các em đến tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử… để củng cố bài học trên lớp.

IV.6.3. Đặc điểm của HTTC DH ngoại khóa

Hiện nay, từ các trường Tiểu học đến THPT đều thực hiện các chương trình ngoại khóa cho học sinh về chuyên môn như Văn học, Lịch sử, Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, An toàn giao thông, Tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử,…và tổ chức các chương trình Game show mang tính trí tuệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh và điều kiện cho học sinh phát huy khả năng cá nhân.

- Trong các buổi học ngoại khóa, học sinh được giao lưu với nhau, học sinh có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của mình mà không bị

hạn chế bởi những căng thẳng như trong giờ học. Có thể nói, đây là hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học, nó giúp người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần truyền đạt; mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khóa.

- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, trang bị và bổ sung kiến thức mới. Giúp các em học sinh có thêm sự khăng khít, tình đoàn kết giữa các thành viên.

- Trang bị thêm cho các em kinh nghiệm sống tập thể trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học, giúp các em có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa, truyền thống của cha ông, của quê hương, đất nước. Nâng cao nhận thức cho học sinh về những vấn đề xã hội như chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống ma túy, AIDS, phổ biến giao thông đường bộ…

- HĐ ngoại khóa giúp học sinh phát huy tối đa trí tưởng tượng, khả năng tường thuật lại vấn đề, dồng thời phát huy sự nhanh nhạy, khéo léo. - Góp phần phát triển thái độ tích cực, tự tin trong học tập và rèn luyện

hàng ngày, có ý thức tham gia hoạt động tập thể và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Hoạt động ngoại khóa là lúc học sinh có thể học mà không bị gò bó theo những quy định chặt chẽ của tiết học, vì không bị bó hẹp trong không gian lớp học và thời gian hạn hẹp của một tiết học trên lớp nên các hoạt động này giống như một không gian mở, và các em được phép tự do sáng tạo, thử sức, được là chính bản thân mình.

- HTTC DH ngoại khóa được tổ chức ở trong trường, và cả ngoài trường, có khi là các chuyến tham quan… nên hình thức này mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổ chức, và kinh phí cho hoạt động.

- Hầu hết các trường chưa có đủ cơ sở vật chất

- Hoạt động ngoại khóa là giờ học không bắt buộc nên học sinh dễ tỏ ra lơ đãng nếu giáo viên không biết cách tổ chức giờ học.

IV.6.4. Yêu cầu đối với giáo viên

- Giáo viên cần biết cách tổ chức các giờ học, đặc biệt là các buổi thí nghiệm, tham quan cơ sở vật chất.

- Giáo viên cần đảm bảo an toàn cho học sinh khi tổ chức thực hành, thí nghiệm hay tham quan cơ sở thực tế.

- Giáo viên cần có năng lực và sự nhiệt tình trong việc tổ chức dạy học ngoại khóa.

- Cần có thời khóa biểu cố định cho các giờ học ngoại khóa hàng ngày. - Giáo viên nên gửi thời khóa biểu ngoại khóa về cho gia đình học sinh có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nêu rõ địa điểm, thời gian, giáo viên giám sát và những thiết bị đồ dùng học tập cần mang theo để gia đình có biện pháp hỗ trợ giúp các em học tập và phát triển toàn diện.

- Ngoài ra cần có sự hỗ trợ và đỡ đầu của các cá nhân, cơ quan văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao, đặc biệt là hội phụ huynh học sinh.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN dạy học các hình thức tổ chức dạy học (Trang 29 - 36)