- Dư nợ tín dụng trung – dài hạn khá cao nhưng chỉ tập trung ở các
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và cho vay khách hàng
- Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào từng loại khách hàng và dự án, phương án cụ thể mà khi thẩm định, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong qui trình thẩm định nhưng phải tuân thủ chặc chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định. Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường, các loại sản phẩm…để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.
- Tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. . Ngân hàng phải thường xuyên, định kỳ tra cứu thông tin của khách hàng (tổng dư nợ của khách hàng này là bao nhiêu, đang quan hệ tín dụng với bao nhiêu ngân hàng…) để có các chính sách, hướng xử lý phù hợp.
Sử dụng công cụ CIC (Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng), ngân hàng gửi yêu cầu cho trung tâm để được nhận thông tin, các báo cáo về tình hình hiện tại của khách hàng. Vì một khách hàng thường không chỉ vay tại
GVHD: TS. Lê Tấn Nghiêm SVTH: Lê Thị Kim Chi
Phân tích hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy
một ngân hàng mà còn có dư nợ ở các ngân hàng khác.Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.
- Đối với khách hàng cá nhân cần phải đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế.
+ Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho Ngân hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp để có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Mặt khác còn tùy theo từng đối tượng và ngành nghề kinh doanh mà cần tìm hiểu những thông tin cho phù hợp.
- Đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp: cần nắm rỏ những thông tin về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động và các thông tin liên quan đến khoản vay từ đó có thể xác định được các thông tin cần thiết để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
- Đối với khách hàng vay tiêu dùng và các ngành nghề khác: cần nắm rỏ những thông tin về đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay, đặc biệt là nguồn thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng, hạn chế cho vay những khách hàng không có mục đích sử dụng vốn vay hợp lý.
- Định kỳ theo quý, ngân hàng yêu cầu khách hàng lập các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải xem xét dựa trên tình hình thực tế tại vì hồ sơ sổ sách đôi khi cũng không chính xác mà nhân viên tín dụng thông qua các mối quan hệ, thu thập thông tin từ các khách hàng khác để biết được tình hình, năng lực thực tế như thế nào để có thể định hướng: phát triển, duy trì hay thoái lui. Tài sản đảm bảo cũng vậy, chi nhánh cũng phải định kỳ đánh giá lại.