Cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính thẩm quyền chung:

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi vào ngành bảo hiểm xã hội (Trang 53 - 55)

Theo tính chất thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền

riêng. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm: Chính phủ, UBND các cấp là những cơ quan quản lý chung mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã…).

Địa vị pháp lý cùa các cơ quan:

+ Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. (theo Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ 2001).

Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Thủ tướng Chính phủ: là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Phó Thủ tướng: giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: là ngưởi đứng đầu và lãnh đạo một bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước về công tác được giao phụ trách.

+ UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

+ Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Theo Hiến pháp VN, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Về mối quan hệ giữa Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, Hiến pháp quy định: Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng (Điều 110). Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực, ngành mình phụ trách (Điều 117). Mặc dù đã được thiết kế với nỗ lực đáp ứng yêu cầu, xu hướng cá thể hóa trách nhiệm, song các quy định hiện nay của Hiến pháp vẫn cho cảm giác rằng quyền hành pháp do một tập thể gánh vác, chịu trách nhiệm và vai trò cá nhân người đứng đầu Chính phủ chưa thật sắc nét.

Theo quy định của Hiến pháp, Thủ tướng là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (Điều 110). Cùng lúc đó, Hiến pháp quy định “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” (Điều 109). Như vậy, hình thành chế độ trách nhiệm tương tự như nhau ứng với hai chủ thể: một là tập thể Chính phủ, trong đó có Thủ tướng và chủ thể khác là cá nhân người đứng đầu Chính phủ.

Cơ cấu quyền lực nhà nước được Hiến pháp xác định gồm ba quyền là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Nguyên lý chủ quyền nhân dân và tính đại diện dẫn đến sự thừa nhận chung về tính trội của quyền lập pháp. Đối với Chính phủ, Quốc hội thực hiện các quyền hạn

quan trọng là quyết định thành phần và giám sát hoạt động. Để thực hiện thẩm quyền mang tính truyền thống này, đương nhiên phải có cơ chế về chế độ báo cáo và trách nhiệm của Chính phủ trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong bối cảnh hoạt động của Chính phủ ngày càng mở rộng về phạm vi, khó định lượng thật chi tiết về nội dung và hết sức nhanh nhạy, linh hoạt trong mọi tình huống thì giám sát của Quốc hội càng cần đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả.

Bên cạnh giám sát mang tính quyền lực nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu sự giám sát của nhân dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng cho nhân dân cả nước, Thủ tướng thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.

Câu 15 : Hãy nêu cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính thẩm quyền riêng? Nêu vị trí pháp lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi vào ngành bảo hiểm xã hội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w