Chương 7 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ

Một phần của tài liệu đồ án thiết bị trong kỹ thuật lạnh (Trang 38 - 41)

7.1. Bình tách dầu

Trong máy nén có dầu bôi trơn để bôi trơn các chi tiết chuyển động và làm mát máy nén. Khi máy nén làm việc dầu thường cuốn theo môi chất lạnh, việc dầu bị cuốn theo môi chất lạnh có thể gây ra các hiện tượng:

- Máy nén thiếu dầu làm chế độ bôi chơn không tốt

- Dầu sau khi theo môi chất lạnh sẽ đọng bám ở các thiết bị trao đổi nhiệt như thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ảnh hưởng chung đến chế độ làm việc của toàn hệ thống

Giảm tốc độ đột ngột dòng gas từ tốc độ cao (khoảng 18 ÷25m/s) xuống tốc độ thấp 0,5 ÷1 m/s. Khi giảm tốc độ độtngột các giọt dầu mất động năng và rơi xuống, do độ nhớtcủa gas nhỏ hơn của dầu nên động năng nhỏ và dạng hơi nênvẫn chuyển động bình thường.

Dầu được tách nhờ 3 nguyên nhân:

- Giảm vận tốc của dòng khi đi từ ống nhỏ ra ống to làm lực quán tính giảm và dưới tác dụng của trọng lực các hạt dầu nặng rơi xuống.

- Do lực ly tâm khi ngoặt dòng các hạt dầu nặng bị văng ra va đập vào thành bình rơi xuống.

- Do sự mất vận tốc đột ngột khi va đập vào các tấm chắn. Các hạt dầu nặng được giữ lại và rơi xuống đáy bình.

Cấu tạo bình tách dầu

Hình 7.1. Cấu tạo bình tách dầu

1.Hơi vào từ đầu đẩy máy nén; 2. Van an toàn; 3. Đường ra hơi cao áp; 4,5. Nón chắn; 6.Phao; 7. Đường xả dầu

d

4mVd

πϖ

=

ω: tốc độ môi chất ở ống nối vào bình tách dầu.

→ Chọn ω = 18 (m/s). [2-222]

Vd: thể tích riêng thực tế của môi chất ra khỏi máy nén. m: lưu lượng hơi (kg/s).

Vd = VCA=0,387 (m3/kg) m = mCA = 0,1095 (kg/s) 4 4.0,1095.0,387 0,055 3,14.18 d mV d m πϖ = = = 7.2. Bình chứa dầu

Bình thu hồi dầu nhằm mục đích thu gom dầu từ các thiết bị như bình chứa thấp áp bình trung gian, bình chứa cao áp…để giảm tổn thất và giảm nguy hiểm khi xả dầu ở các thiết bị có áp suất cao

Cấu tạo bình chứa dầu

7.3. Bình chứa cao áp

Bình chứa cao áp phải thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Khi hệ thống đang vận hành thì lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung tích bình.

+ Khi sửa chữa, bảo dưỡng thì bình chứa phải có khả năng chứa được toàn bộ môi chất của hệ thống và chỉ chiểm khoảng 80% dung tích bình.

Cấu tạo bình chứa cao áp

Hình 7.2. Cấu tạo bình tập trung dầu

1.Gas về đường hút hạ áp máy nén; 2.Áp kế ;3,4,5.Dầuvàobìnhtập trung từ các thiết bị; 6. Kính xem mức; 7. Đường dầu vàobìnhtập trung từ các thiết bị; 6. Kính xem mức; 7. Đường dầu

Sức chứa của bình chứa cao áp được tính như sau:

VCA = = 0,7Vd

+ VCA - Thể tích chứa của bình chứa cao áp. + Vd - Thể tích chứa của dàn bay hơi.

• Thể tích chứa môi chất của tủ đông tiếp xúc. Kích thước của tấm lắc là 2200 x 1250 x 22mm

Vậy kích thước chứa môi chất 2194 x 1244 x 16mm = 21,94x12,44x0,16dm

Vbh = Vd = 16.21,94.12,44.0,16 = 698,7 lít Vậy thể tích của bình chứa cao áp.

VCA= 0,7 .698,7 = 489 lít

7.4. Bình chứa trung gian

Công dụng chính của bình trung gian là để làm mát môi chất trung gian giữa các cấp của máy nén. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ tách lỏng môi chất để đảm bảo cho hơi hút tầm cao của máy nén cao áp là hơi bão hoà khô. Trong hệ thống lạnh sử dụng bình trung gian có ống xoắn.

Cấu tạo bình trung gian

Hình 7.3.Nguyên lý cấu tạo bình chứa cao áp

Một phần của tài liệu đồ án thiết bị trong kỹ thuật lạnh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w