Thiết kế hệ thống cảm biến để định vị cho hệ thống cơ khí

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO NHÀ GỬI XE TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC S7 – 300 VÀ GIÁM SÁT BẰNG PHẦN MỀM WINCC ( file word) (Trang 53 - 58)

e. Cơ cấu nâng hạ

4.4.3.3.Thiết kế hệ thống cảm biến để định vị cho hệ thống cơ khí

Để đảm bảo hệ thống cơ làm việc chính xác cần nắp đặt hệ thống cảm biến để xác định vị trí đồng thời phản hồi về PLC vị trí của hệ thống cơ khí.

Trên thực tế, ta dùng các Encođơ kết hợp với các cảm biến dùng để phản hồi lại cho PLC để điều khiển hệ thống một cách chính xác.

Ở đây chúng em quyết định sử dụng hệ thống cảm biến hoàn toàn dùng công tắc hành trình với các ưu điểm như:

- Đáp ứng tốt.

- Chịu dòng và áp lớn. - Dễ dàng lắp đặt, thay thế. - Giá thành rẻ.

Thiết kế cho nhà để xe 2 tầng, mỗi tầng có 10 khoang chứa xe cần:

- Hai công tắc hành trình để xác định hai tầng.

- 10 công tắc hành trình lắp trên đĩa tròn để xác định vị trí 10 khoang.

- Hai công tắc hành trình xếp trên cơ cấu xếp vào ra để xác định vị trí thanh trượt xếp xe.

Lắp đặt hệ thống công tắc hành trình:

Để đảm bảo hệ thống cơ làm việc chính xác cần nắp đặt hệ thống cảm biến để xác định vị trí đồng thời phản hồi về PLC vị trí của hệ thống cơ khí.

Trên thực tế, ta dùng các Encođo kết hợp với các công tắc hành trình dùng để phản hồi lại cho PLC để điều khiển hệ thống một cách chính xác.

Ở đây chúng em quyết định sử dụng hệ thống cảm biến hoàn toàn dùng công tắc hành trình với các ưu điểm như:

 Đáp ứng tốt.

 Chịu dòng và áp lớn.  Dễ dàng lắp đặt, thay thế.  Giá thành rẻ.

Thiết kế cho nhà để xe 2 tầng, mỗi tầng có 10 khoang chứa xe cần:  Hai công tắc hành trình để xác định hai tầng.

54

 10 công tắc hành trình lắp trên đĩa tròn để xác định vị trí 10 khoang.

 Hai công tắc hành trình xếp trên cơ cấu xếp vào ra để xác định vị trí thanh trượt xếp xe.

Xác định tầng:

Để xác định vị trí tại hai tầng dùng hai công tắc hành trình gắn chặt trên chục chính. Khi cơ cấu xếp xe đến mỗi tầng sẽ tác động vào công tắc hành trình, tín hiệu nhận được từ công tắc sẽ phản hồi lại PLC giúp PLC điều khiển cơ cấu nâng hạ đến đúng tầng cần đến. 55 cm 21 cm 8 c m 26 cm Trục chính Công tắc hành trình xác định tầng 2 Công tắc hành trình xác định tầng 1 S12 S11 Hình 4.24 Vị trí dặt các cảm biến xác định tầng Xác định được 10 khoang:

Dùng 10 công tắc hành trình gắn trên 1 đĩa tròn ( Đĩa tròn này được làm bằng nhựa cứng có đường kinh là: d = 20,5 cm). Vị trí của mỗi công tắc tương ứng với 1 khoang của cả hai tầng. Khi động cơ xoay hoạt động sẽ làm thanh nhôm quay. Một cơ cấu bánh xe (bánh xe này được gắn chặt với trục chính thông qua thanh nhôm cứng) lần lượt tác động lên 10 công tắc hành trình. Nhiệm vụ của cơ cấu này là giúp

55

PLC nhận biết cơ cấu xếp xe đang ở vị trí tương ứng với khoang nào và điều khiển đến khoang cần đến. Công tắc hành trình xác định khoang 1 Cô ng tắc h ành trình xác đ ịnh kh oan g 2 Cô ng tắ c hàn h trìn h xác đ ịnh kh oang 10 Đĩa tròn gắn cảm biến xác định khoang S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 20 cm Hình 4.25 Vị trí các cảm biến xác định khoang

Xác định cơ cấu xếp xe vào ra khoang hoạt động:

Cần phải có hai công tắc hành trình gắn trên cơ cấu xếp xe giúp cho thanh trượt đưa đến và rút ra đúng vị trí. x S13 S14 Tha nh tr ượt o

56 Cảm biếm tầng Cảm biến vào ra Cảm biến các khoang trên đĩa tròn

Hình 4.27 Vị trí đặt cảm biến trên mô hình

57 CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết quả thực hiện đề tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trải qua quá trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tìm ra hướng giải quyết và làm việc với mô hình thực tế chúng em đã cơ bản hoàn thành được những nội dung như sau:

 Thi công thành công một mô hình nhà để xe dạng trụ gồm có 2 tầng với 19 ngăn để xe. Bên cạnh đó là hệ thống cơ khí làm nhiệm vụ nâng, hạ gửi và xếp xe, cộng với mạch động lực, các mạch kết nối cảm biến với PLC.

 Kết nối thành công hệ thống với bộ điều khiển PLC S7-300.

 Lập trình cho PLC điều khiển toàn bộ các quá trình gửi và lấy xe hoàn toàn tự động. Hạn chế tối đa sự can thiệp của con người trong quá trình điều khiển.

 Lập trình thành công hệ thống WINCC để giám sát toàn bộ hoạt động của hệ thống theo dõi và hiển thị trạng thái làm việc của hệ thống theo ngày và giờ liên tục.

 Toàn bộ hệ thống làm việc ổn định với yêu cầu của đề tài.

5.2 Những hạn chế của đề tài

Bên cạnh những vấn đề mà nhóm chúng em đã giải quyết thành công vẫn còn những hạn chế nhất định của hệ thống:

- Không có hệ thống kẹp và giữ xe khiến cho việc nâng và hạ xe không được an toàn. Vấn đề này có được giải quyết tốt hơn với hệ thống cơ khí kẹp và giữ 4 bánh của xe. Do mô hình chỉ mang tính chất mô phỏng nhà để xe với tỉ lệ nhỏ nên việc thi công hệ thống kẹp là rất khó khăn.

- Mô hình chỉ có một cửa để lấy xe ra vào do đó sẽ làm cho người gửi và lấy phải chờ nhau cho đến khi có một chiếc xe được lấy ra xong hoặc gửi xong hoàn toàn mới có thể tiến hành tác vụ tiếp theo.

58

5.3 Hướng phát triển và kiến nghị

Với những lợi ích vượt trội về tiết kiệm không gian, thân thiện với môi trường, chống nạn trộm cắp, phá xe… Nhà để xe tự động là giải pháp tối ưu cho các thành phố lớn để giải quyết vấn đề chỗ đậu xe. Trong tương lai chúng ta không chỉ có thể phát triển những bãi xe lộ thiên mà chúng ta còn có thể phát triển những bãi đỗ xe ngầm dưới đất.

Với việc ưu tiên xây nhà để xe ngầm giờ đây chúng ta có thể xây dựng tại các khu trung tâm đông nhà tập trung đông dân cư góp phần tiết kiệm một diện tích đất không nhỏ để sử dụng vào mục đích khác như xây công viên, xây nhà làm đường. Chúng ta có phát triển nhà đỗ xe phức hợp gồm nhiều lối ra lối vào và nhiều cánh tay máy đưa xe ra vào liên tục nhằm tiết kiệm tối đa thời gian lấy xe của khách hàng.

Đó là một trong nhiều hướng phát triển trong tương lai mà chúng em đã tìm hiểu. Chúng em hi vọng sẽ được sự ủng hộ và góp ý chân thành từ thầy cô và bạn bè nhằm tạo điều kiện cho chúng em hoàn thiện đề tài.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO NHÀ GỬI XE TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC S7 – 300 VÀ GIÁM SÁT BẰNG PHẦN MỀM WINCC ( file word) (Trang 53 - 58)