Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chuyên môn của khoa học cơ bản Trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ (Trang 111 - 125)

Thành công của việc triển khai áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn vào thực tiễn công tác quản lý của trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ nói chung, của khoa KHCB nói riêng có được nếu biết phát huy sức mạnh nội lực của đội ngũ cán bộ quản lý, của từng giáo viên, giảng viên nhà trường khi có sự hỗ trợ của những yếu tố ngoại lực. Từ quan điểm trên, tác giả nêu một số khuyến nghị:

2.1. Đối với Nhà nước

- Đầu tư đổi mới một cách căn bản toàn diện và nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống trường dạy nghề vì đây là nguồn cung cấp chủ yếu đội ngũ lao động có chất lượng cao cho xã hội.

- Thực hiện việc chuyển đổi ngạch giáo viên trung học đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng đạt chuẩn qui định sang ngạch giảng viên.

- Nghiên cứu và ban hành qui định về chế độ hỗ trợ học phí cho các nghề nông lâm nghiệp; tăng suất đầu tư cho giáo dục, đào tạo/1HSSV/năm nói chung và cho giáo dục đào tạo ngành, nghề nông lâm nghiệp nói riêng.

2.2. Với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Có quy hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các trường Cao đẳng nghề để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên cho các trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong từng giai đoạn phát triển.

- Có chính sách đầu tư trọng điểm cho nhà trường về cơ sở vật chất: xây dựng cơ bản, trang thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới.

- Tạo điều kiện cho nhà trường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế để học hỏi và tiếp cận với công nghệ dạy nghề tiên tiến của thế giới.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho giáo viên ở các trường CĐN hàng năm về các chuyên đề mới, phương pháp mới, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các môn lý luận chính trị, để giáo viên các trường có cơ hội trao đổi học tập kinh nghiệm.

- Tao điều kiện cho giáo viên nhà trường biên soạn, không ngừng cập nhật và chỉnh sửa giáo trình các môn khoa học cơ bản cho phù hợp với sự đổi mới.

- Thường xuyên tổ chức hội giảng trong ngành dạy nghề, đặc biệt có cơ chế chính sách động viên khuyến khích đội ngũ giáo viên dạy các môn KHCB tham gia, tạo môi trường giao lưu học hỏi để phát triển năng lực giáo viên và phong trào thi đua giữa các trường đào tạo nghề.

2.3. Với Ban giám hiệu Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

- Hoàn thiện môi trường pháp lý gồm: nghiên cứu điều chỉnh các văn bản đã có cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời xây dựng hoàn thiện các văn bản qui định, qui trình tuyển dụng giáo viên, đánh giá giáo viên, định mức trả thù lao cho giáo viên.

- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thể hiện rõ quan điểm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; bồi dưỡng và sử dụng đúng khả năng của ĐNGV nhà trường theo năng lực của mỗi cá nhân. Thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng; có thưởng -

phạt công minh. Tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng ĐNGV trẻ. Có chính sách cụ thể để khuyến khích những thành tích tốt trong các lĩnh vực chuyên môn mà nhà trường cần hướng tới.

- Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài ngân sách để đầu tư cho ĐNGV và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Coi trọng việc không ngừng nâng cao đời sống cán bộ giáo viên, coi đó là đòn bẩy hiệu quả trong công tác chuyên môn.

- Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường nói chung và ĐNGV nói riêng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 lần thứ 14.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 17/1/2008 Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trường cao đẳng nghề.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 58/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 09/ 6 /2008 Ban hành qui định về chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), thông tư số 15/2009/TT- BLĐTBXH ngày 20/5 /2009 về việc qui định chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Thông tư số 30/TT/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010,Qui định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. 6. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam Hướng tới

tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giaiđoạn 2005-2010, Quyết định số 09/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996 - 2004), Cơ sở khoa học quản lý. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Chí (2004), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD, khoa sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện đại. Tài

liệu giảng dạy lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Đức Chính (2007), Đánh giá trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp

cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính (2007), Quản lý chất lượng trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng X, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng X1, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

15. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu trong quản lý giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Vũ Cao Đàm, Tạp chí Hoạt động khoa học số 7 / 2007.

17. Trần Khánh Đức, Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục Quốc dân. Bài giảng lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Hải (2003), Lý luận về quản lý. Tập bài giảng Cao học quản lý giáo dục Hà Nội.

19. Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

20. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Bùi Minh Hiển - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục.

NXB Đại học sư phạm.

22. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục - NXB Đại học sư phạm. 23. Nguyễn Văn Lê (2001), Phương pháp luận NCKH, NXB tuổi trẻ, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo

dục. Bài giảng cao học QLGD. Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Mác - P.Ăng ghen toàn tập, (1993), NXB chính trị quốc gia Hà Nội. 26. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

27. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Luật Giáo dục.

28. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Luật Dạy nghề.

29. Giáo trình Triết học (2008), (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học). NXB Chính trị - Hành chính.

30. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tài liệu giảng dạy Cao học quản lý giáo dục, Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

32. Nguyễn Thị Tính (2013) Những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục. Đề cương bài giảng Cao học quản lý giáo dục, Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 33. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (2013), Chiến lược

phát triển Trường Cao đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến 2020.

34. Từ điển bách khoa Việt Nam, (2002), NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội (Quyển 2).

35. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (2010), Điều lệ hoạt động. 36. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (2010), Qui chế hoạt

động của khoa Khoa học cơ bản.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát học sinh sinh viên về hoạt động học tập các môn KHCB Trƣờng CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

Họ và tên………... Lớp………... Nghề đào tạo...

Nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng hoạt động học tập học của học sinh- sinh viên Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đối với các môn học cơ bản. Xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình, bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp về những vấn đề sau:

I. Chƣơng trình môn học Tốt Trung bình

Không có ý kiến gì

1. Trước khi bắt đầu vào môn học, bạn được thông báo về mục tiêu, chương trình, phương pháp đánh giá kết quả học tập môn học

2. Trình tự xắp xếp nội dung các bài giảng môn học phù hợp và lôgic

3. Bạn có đủ thời gian trên lớp để hiểu kỹ những vấn đề cốt lõi được truyền tải

4. Các môn học có tính thực tiễn và ứng dụng

5. Các môn học này đã góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho bạn

II. Phương pháp và kỹ năng giảng dạy của giáo viên

6. Giáo viên truyền tải nội dung rõ ràng dễ hiểu

7. Giáo viên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác nhau để giúp bạn học có hiệu quả 8. Phương pháp giảng dạy của giáo viên giúp bạn có

tư duy phê phán hoặc sáng tạo hơn trong suy nghĩ 9. Giáo viên tạo cho bạn có nhiều cơ hội để bạn chủ

10. Giáo viên luôn động viên khích lệ bạn đưa ra các quan điểm, phương pháp tiếp cận để hiểu sâu bài học

11. Kỹ thuật giảng dạy môn học của GV rèn luyện cho bạn phương pháp suy nghĩ liên hệ với thực tiễn nghề nghiệp tương lai

12. Giáo viên đưa ra các hoạt động và các yêu cầu về bài tập/ nghiên cứu để giúp bạn đạt được mục tiêu của môn học

13. Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, truyền cảm hứng cho học sinh

14. Giáo viên có thái độ giao tiếp lịch sự, thân thiện

III. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

15. Phương pháp kiểm tra phù hợp với tính chất và đặc điểm của môn học

16. Các bài kiểm tra được giáo viên nhận xét rõ ràng rất có ích cho bạn

17. Để kiểm tra hết môn đã đánh giá tổng hợp kiến thức và kỹ năng cần thiết mà học sinh phải đạt khi hoàn thành môn học

Phụ lục 02:Mẫu phiếu khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về các nội dung quản lí hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

Họ và tên:……… Đơn vị công tác……….. Chức vụ:……….

Nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng các nội dung quản lí hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản của đội ngũ giáo viên khoa KHCB Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, bằng những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Xin các Thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến của mình, bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp về những vấn đề sau: TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Nhận thức về vai trò quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản trong trường dạy nghề

2 Xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch dạy học các môn khoa học cơ bản

3 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, tiến độ giảng dạy các môn khoa học cơ bản 4 Quản lý việc đổi mới phương pháp

giảng dạy phù hợp với năng lực từng đối tượng học sinh

5 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

7 Quản lý nền nếp hoạt động dạy học của giáo viên

8 Quản lý việc cập nhật thông tin thường xuyên và sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học hiện đại

9 Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh- sinh viên

10 Quản lý hoạt động dạy học các môn cơ bản kết hợp công tác giáo dục nhân cách cho học sinh

Nếu chưa tốt, đồng chí vui lòng cho biết nguyên nhân... ... ...

Phụ lục 3: Mẫu phiếu khảo sát đánh giá của học sinh- sinh viên về các nội dung quản lí hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản

Họ và tên:……… Đơn vị công tác……….. Chức vụ:……….

Nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng các nội dung quản lí hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản của đội ngũ giáo viên khoa KHCB Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Xin các em vui lòng cho biết ý kiến của mình, bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp về những vấn đề sau:

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch dạy học các môn khoa học cơ bản

2 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, tiến độ giảng dạy các môn khoa học cơ bản 3 Quản lý việc đổi mới phương

pháp giảng dạy phù hợp với năng lực từng đối tượng học sinh 4 Quản lý việc soạn bài và chuẩn

bị bài lên lớp của giáo viên 5 Quản lý hồ sơ sổ sách của giáo

viên đúng qui định

6 Quản lý nền nếp hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, đảm bảo đúng giờ lên lớp

7 Quản lý việc cập nhật thông tin thường xuyên và sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học hiện đại.

8 Đảm bảo các kiến thức lý thuyết gắn liền với thực tế về chuyên ngành của GV được thể hiện trong bài giảng

9 Công tác đánh giá kết quả học tập các môn cơ bản của học sinh qua các bài thi, kiểm tra

10 Quản lý hoạt động dạy học các môn cơ bản kết hợp công tác giáo dục nhân cách cho học sinh

Xin trân trọng cảm ơn

Phụ lục 4: Mẫu phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về các biện pháp quản lý sinh hoạt khoa chuyên môn

Họ và tên:……… Đơn vị công tác………... Chức vụ:……….

Nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng các biện pháp quản lí sinh hoạt chuyên môn khoa khoa học cơ bản Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, bằng những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Xin các Thầy/ cô vui lòng cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chuyên môn của khoa học cơ bản Trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ (Trang 111 - 125)