N= {qЄD dist (p,q)≤Eps}
3.1.2 Phƣơng pháp kỹ thuật giải quyết bài toán
Để giải quyết bài toán, cần thực hiện phân cụm các lớp dữ liệu điểm tiện ích, có hai cách tiếp cận:
- Sử dụng phân cụm đa chiều.
- Phân cụm đơn chiều trên các lớp dữ liệu và thực hiện tổng hợp các kết quả phân cụm.
Học viên lựa chọn tiếp cận thứ hai với lý do mong muốn áp dụng một bài toán quan trọng của hệ thông tin địa lý là bài toán chồng phủ bản đồ (đã đề cập ở mục 1.3.4 Chương 1). Theo cách tiếp cận này, từng lớp dữ liệu điểm tiện ích sau khi phân cụm sẽ thực hiện xây dựng đường bao của các cụm, tạo thành một lớp bản đồ dạng vùng bao phủ của các cụm. Tiến hành chồng phủ các lớp bản đồ dạng vùng này sẽ thu được vùng giao cắt là vùng thỏa mãn tiêu chí: khoảng cách địa lý tới các cụm điểm tiện ích là nhỏ nhất, là vị trí có thể coi là tối ưu để đặt các đ
Lựa chọn phƣơng pháp phân cụm
Với đặc điểm của dữ liệu đầu vào như đã đề cập ở trên, chúng ta lựa chọn phương pháp phân cụm theo mật độ bởi:
Thứ nhất: Đối tượng phân cụm chủ yếu là các điểm tiện ích, tức là các đối tượng dạng điểm. Kiểu đối tượng này khá phù hợp với phương pháp phân cụm theo mật độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai: Không cần thiết phải biết trước số cụm điểm tiện ích phân hoạch được, do đó không sử dụng tiếp cận phân hoạch.
Thứ ba: Không cần lưu trữ thông tin các mức trung gian trong quá trình phân cụm, do đó không sử dụng tiếp cận theo lưới.
Lựa chọn độ đo sử dụng trong phân cụm
Chúng ta quan tâm đến tính liên tục về mặt không gian của các điểm tiện ích trong cụm và khoảng cách giữa các điểm này chứ không quan tâm đến hướng của chúng. Hơn nữa với các đối tượng dạng điểm, quan hệ về topology mang ít ý nghĩa ngoại trừ các đối tượng này mang thông tin về mạng lưới liên thông như: mạng lưới cột điện, mạng lưới cấp nước…Do vậy ta sử dụng độ đo khoảng cách