Kích thích về mặt vật chất

Một phần của tài liệu Sử dụng lao động trong doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

VII. Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/tháng)

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ

3.2.2.1. Kích thích về mặt vật chất

Kích thích về mặt vật chất là là một động lực quan trọng thúc đẩy lao động nhiệt tình, có trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất và công tác. Kích thích về mặt vật chất rất đa dạng phong phú. Vì đặc điểm kinh doanh là vừa vê sản xuất và vừa về kinh doanh, thương mại, nên công ty có thể áp dụng các hình thức kích thích sau :

a. Kích thích đối với lao động làm việc theo sản phẩm

Áp dụng hệ thống trả lương theo sản phẩm làm một hình thức kích thích vật chất có từ lâu đã được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả cao. Nó gắn thu nhập của lao động với kết quả sản xuất, lao động trực tiếp của họ. Lao động ra sức học tập văn hoá, nâng cao trình độ lành nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tìm tòi mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động. Trả lương theo sản phẩm góp phần giáo dục ý thức lao động tự giác, thúc đẩy phong trào thi đua hăng hái sản xuất giữa các nhân viên trong xí nghiệp, công ty. Trả lương theo sản phẩm có thể thực hiện theo nhiều dạng khác nhau.

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân : Được áp dụng đối với những lao động trực tiếp sản xuất, trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất tương đối độc lập, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt. Áp dụng định mức lao động để có tiêu chuẩn sản phẩm và đơn giá tiền lương phù hợp.

- Trả lương theo sản phẩm của nhóm : Áp dụng đối với những công việc cần một nhóm người phối hợp cùng thực hiện như lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, sửa chữa cơ khí… Trường hợp công việc đa dạng và ít lặp lại về nguyên tắc có thể tiến hành định mức lao động trên cơ sở khoa học. Nên dựa trên cơ sở kinh nghiệm để xác định đơn giá tiền lương cho cả nhóm. Trường hợp sản phẩm cố định nên tiến hành định mức lao động để xác định tiêu chuẩn sản phẩm của lao động chính nhân với mức tiền lương của lao động phụ.

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp : Áp dụng trả lương cho lao động phụ (hay công nhân phụ). Công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả của lao động chính, hưởng lương theo sản phẩm như công nhân sữa chữa, công nhân điều chỉnh trong nhà máy cơ khí. Tiền lương của công nhân phụ tính bằng cách lấy mức hoàn thành tiêu chuẩn sản phẩm của lao động chính nhân với mức tiền lương của công nhân phụ.

b. Kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Kích thích chung keo kết quả kinh doanh của công ty được áp dụng đối với tất cả lao động trong công ty. Hình thức này giúp cho mỗi lao động hiểu được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với kết quả chung của doanh nghiệp. Hệ thống kích thích theo kết quả kinh doanh của công ty được chia làm các loại sau : thưởng theo năng suất, chất lượng, chia lời, bán cổ phần cho nhân viên…

- Các hình thức thưởng theo năng suất và chất lượng : Thưởng theo năng suất và chất lượng chú trọng đến các đóng góp của lao động nhằm đạt được các mục tiêu của sản xuất kinh doanh cụ thể trong khoảng thời gian ngắn. Cách làm này được áp dụng theo mô hình Scanlon, mô hình của Rucker và mô hình tiết kiệm thời gian. Mô hình của Scanlon kích thích lao động,

giảm chi phí lao động trên tổng doanh thu. Theo mô hình này, trước hết cần xác định hệ số chi phí lao động chuẩn trong điều kiện sản xuất bình thường.

Theo mô hình của Rucker kích thích lao động giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm các yếu tố vật chất khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mô hình khen thưởng do tiết kiệm thời gian xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi lao động trực tiếp và gián tiếp đều tham gia vào quán trình tạo ra sản phẩm, do đó họ đều cần được khuyến khích, khen thưởng khi kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là tốt. Mô hình này có quan điểm tương tự như cách trả lương theo sản phẩm, nhưng hệ thống tiêu chuẩn và khen thưởng được áp dụng chung cho mọi nhân viên trong công ty. Trên cơ sở tính toàn giờ chuẩn để thực hiện công việc, lợi ích đem lại do tiết kiệm thời gian sẽ được chia đều cho một bên là người lao động, một bên là công ty. Như vậ hiệu quả sử dụng lao động và hiệu sả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ tăng lên.

- Chia lời : Nhằm kích thích lao động làm việc tốt và gắn bó với công ty, tức là chia một phần lợi nhuận cho lao động. Như vậy ngoài tiền lương, thưởng hàng tháng, lao động còn được chia thêm một phần lợi nhuận. Có các kiểu chia lời phổ biến sau :

+ Chia lời trả bằng tiền hàng năm hoặc quý khi có quyết toán.

+ Chia lời dưới dạng phiếu tín dụng và chỉ trả cho lao động khi họ không làm việc cho công ty nữa, về hưu hoặc không còn khả năng lao động

Phương pháp này có ưu điểm là chi lời cho lao động khi kinh doanh có lãi, khả năng tài chính của công ty tốt. Nhân viên sẽ không đòi công ty tăng lương khi có làm phát, điều này giúp ích cho công ty có trạng thái ổn định về tài chính và nhân sự. Cuối cùng, lợi ích của lao động sẽ gắn bó chặt chẽ với lợi ích của công ty, quan tâm nhiều hơn tới năng suất lao động, giảm chi phí và tăng hiệu quả thực hiện công việc.

c. Bán cổ phần cho người lao động

Bán cổ phần cho người lao động có tác dụng tương tự như việc chia lời. Lợi ích kích thích lao động không chỉ ở mức độ vật chất mà còn thực sự động viên họ qua việc cho họ sở hữu một phần của công ty.

d. Trợ cấp và các khoản thu nhập thêm khác

Gồm trả lương trong thời gian nghỉ phép, trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp y tế, bảo hiểm… Ở một mức độ nhất định, đó là những quy định bắt buộc nhưng sự vận dụng các quy định này ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Lợi ích mang lại từ các khoản trợ cấp và thu nhập them khác cũng có tác dụng đáng kể kích thích lao động làm việcn và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Sử dụng lao động trong doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w