Giải pháp khắc phục tồn tại

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tìm hiểu công cuộc cải cách tài chính công ở nước ta trong thời gian qua (Trang 27 - 32)

c đi m tài hính ông

3.2. Giải pháp khắc phục tồn tại

Trước hết, cần khẳng định rằng: Sẽ không có một hệ thống thuế nào được xem là hoàn hảo và lý tưởng duy nhất cả. Do đó, để đánh giá một hệ thống thuế mới người ta thường đặt ra ba tiêu chí: Hệ thống thuế có hiệu quả kinh tế hơn hay không? Hệ thống thuế có công bằng về mặt xã hội hơn không? Hệ thống thuế có tạo nhiều nguồn thu ngân sách ròng hơn không? Trong khi những tiêu chí đánh giá vẫn không đổi thì điều gì là tốt nhất sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào cấu trúc thu chi ngân sách của quốc gia.

Đứng trên phương diện hiệu quả kinh tế, việc cải cách thuế phải dựa trên nguyên tắc mức thuế suất thấp và cơ sở thuế rộng. Một mức thuế suất thấp hơn sẽ làm giảm tổn thất phúc lợi xã hội. Thuế suất giảm còn làm giảm các hành vi trốn, tránh thuế thông qua các hoạt động dịch chuyển thu nhập hay chuyển giá - những hành vi làm thất thu thuế, tăng chi phí quản lý và tuân thủ thuế. Việc giảm thuế suất phải đi đôi với định nghĩa lại cơ sở thuế trên cơ sở rộng hơn nhằm có thể tăng doanh thu thuế ròng. Bởi vì, mục đích chính của chiến lược cải cách thuế phải là tối đa hóa nguồn thu, trong khi vấn đề công bằng và phúc lợi xã hội còn được giải quyết thông qua chính sách chi tiêu của chính phủ.

Điều cũng cần lưu ý trong quá trình cải cách thuế là phải sắp xếp thứ tự ưu tiên sao cho mục tiêu thu ngân sách phải là thứ yếu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong dài hạn, mục tiêu cuối cùng vẫn phải là tăng doanh thu thuế ròng. Có một số tiêu chí để đánh giá khả năng tạo nguồn thu thuế ròng. Chẳng hạn, nếu so với nền kinh tế người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: tỷ số thuế, độ co giãn của thuế, và tính ổn định của thuế; nếu so với tiềm năng: năng lực thuế, nỗ lực thuế; nếu so với hiệu quả hành chính: tỷ lệ thu, chi phí của tỷ lệ thu, thu nợ thuế. Bên cạnh đó, một chính sách thuế mới cũng phải trên cơ sở đơn giản hóa, từ vấn đề quy trình thủ tục đến công tác quản lý, tuân thủ và thực thi thuế.

Một số kinh nghiệm cho thấy, chiến lược cải cách thuế cần phải tính toán, cân nhắc một cách thận trọng và cụ thể. Các cuộc cải cách vội vã thường dẫn đến thất bại, gây khó khăn hơn cho những đợt cải cách trong tương lai. Các thành công bước đầu mặc dù ở một quy mô nhỏ nhưng tăng được doanh thu cũng sẽ tạo cơ sở cho việc mở rộng phạm vi cải cách thuế và làm tăng cơ hội thành công. Tăng tối đa khả năng thu tại nguồn, tức thiết kế một quai thuế vững chắc, sẽ đảm bảo hạn chế tối thiểu tình trạng thất thoát nguồn thu, tăng thuyết phục cho các trách nhiệm giải trình.

Cụ thể các giải pháp như sau:

Thứ nhất, Tạo sự đổi mới trong công tác phục vụ người nộp thuế (NNT) bằng cách coi trọng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, với thái độ cầu thị, nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ, công khai các qui định của Nhà nước, tư vấn giúp NNT hiểu, nắm rõ, vận dụng đúng hơn các qui định về pháp luật thuế. Liên tục trong các năm

qua, hệ thống thể chế chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung và được ban hành mới. Bên cạnh đó, Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành có tác động thay đổi cách thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN của người dân, doanh nghiệp. NNT phải chuyển sang tự xác định để khai, nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ thuế của mình, cũng như tự xác định việc thụ hưởng các ưu đãi mà Luật ban hành liên quan đến DN mình. Điều này NNT không dễ thực hiện ngay được do trong thời gian đầu chưa nắm bắt hết tất cả các qui định về thuế. Vì vậy, cần tập trung nhân lực, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ cho NNT.

Đồng thời, triển khai có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa tập

trung, một cửa liên thông. Kết hợp công tác tiếp nhận hồ sơ với tư vấn hỗ trợ NNT

tại bộ phận một cửa, giao đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thủ tục của NNT cho Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT. Tương ứng với từng mức độ nhận thức khác nhau về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế của từng cá nhân NNT khi giao dịch tại Bộ phận một cửa, CB thuế sẽ tư vấn kịp thời, đúng mức nhằm trực tiếp giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn chính sách thuế, hoàn tất các qui định về thủ tục hành chính thuế ngay khi có yêu cầu. Qua đó, chủ động rút ngắn các thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết nhiều công việc và đã có đề xuất với Bộ, ngành cấp trên sửa đổi bổ sung kịp thời các nội dung còn bất hợp lý hoặc có kiến nghị nhằm bãi bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho NNT. Đến nay, Bộ Thủ tục hành chính của ngành đã được đăng tải công khai trên trang website của ngành và được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan thuế các cấp.

Bên cạnh đó, thực hiện thông suốt công tác phối hợp với các Sở ban ngành trên địa bàn để giải quyết thủ tục hành chính của DN theo cơ chế “một cửa liên thông” như: Phối hợp với Sở KHĐT để cấp mã số thuế cho doanh nghiệp ngay tại khâu cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phối hợp với Sở (Phòng) Tài nguyên Môi trường thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai (thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhà đất), phối hợp với Sở Ngoại vụ trong việc xác nhận cấp thẻ APEC cho các doanh nghiệp…

Đổi mới và nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học để phục vụ công tác cải cách hành chính. Ngành Thuế cần chú trọng hơn nữa đến công tác động viên kịp thời nhằm

thu hút và sử dụng cán bộ có trình độ tin học, khuyến khích công chức thuế có nhiều đề tài, sáng kiến ứng dụng tin học vào công tác thực tiễn, thường xuyên đào tạo công tác tin học cho công chức và mỗi CBCC đều được trang bị máy tính làm việc. Nâng cấp hệ thống đường truyền và cơ sở dữ liệu nhằm đáp ứng kịp thời công tác quản lý thuế theo công nghệ mới

Bên cạnh đó, ngành Thuế cần triển khai hướng dẫn NNT cách kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế theo công nghệ mới, tinh giảm thủ tục hành chính và chi phí khác.

Trong công tác tổ chức và kiện toàn nâng cao, năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu đổi mới, Thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức CBCC trong việc chấp hành

của CBCC và tổ chức công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, uốn nắn kịp thời các sai sót và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ công chức thuế. Thực hiện nghiêm túc qui chế luân phiên, luân chuyển cán bộ để đào tạo cán bộ đảm đương được nhiều chức năng quản lý công việc của ngành. Thực hiện tổ chức bồi dưỡng cho toàn thể CBCC và tổ chức kiểm tra sát hạch trình độ công chức hàng năm để đánh giá trình độ CBCC.

Thuế phải là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực. Thuế đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội trên cơ sở thực thi một chính sách thuế minh bạch, công bằng, có tính luật pháp cao.

Kết luận

Với sự nghiên cứu một cách nghiêm túc của tập thể nhóm, và sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Thị Khánh Thùy, hy vọng, tiểu luận sẽ góp phần mổ xẻ những mặt tồn tại và các thành tựu của quá trình thực hiện đề án cải cách tài chính công của nước ta cho tới năm 2011. Hy vọng, với những giải pháp và kiến nghị của nhóm chúng em, đề án cải cách tài chính công sẽ đi đúng những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra mà nhóm chúng em đã giới thiệu qua ở chương 1.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính công ...2

1.1.1 Khái ni m và b n ch t c a tài chính côngệ ả ấ ủ ...2

Khái ni m tài chính côngệ ...2

1.1.1.B n ch t tài chính côngả ấ ...2

1.1.2. Vai trò, đ c đi m c a tài chính côngặ ể ủ ...2

Vai trò tài chính công...2

c đi m tài chính công Đặ ể ...3

1.Giới thiệu về đề án cải cách tài chính công ở nước ta...3

1.2.1 S c n thi t ph i c i cách Tài chính côngự ầ ế ả ả ...3

1.2.2 M c tiêu c i cách tài chính côngụ ả ...3

1.2.3 Quan đi m c i cách tài chính côngể ả ...4

1.3. Nội dung cải cách tài chính công...6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2011...7

2.1. Lộ trình cải cách Thuế...7

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện cải cách Thuế...15

2.2.1. Thành t u đ t đ c trong vi c c i cách thuự ạ ượ ệ ả ế...15

2.2.2 Nh ng b t c p và t n t i trong vi c c i cách Thuữ ấ ậ ồ ạ ệ ả ế...19

2.2.2.1 H th ng pháp lý ch a hoàn thi n đ đáp ng yêu c u h i nh pệ ố ư ệ ể ứ ầ ộ ậ ...19

2.2.2.2. Th t c n p thu còn r m rà v i nhi u th t c gây tr ng i DNủ ụ ộ ế ườ ớ ề ủ ụ ở ạ ...20

2.2.2.3. H th ng thông tin y u kém, nghèo nàn v c s d li uệ ố ế ề ơ ở ữ ệ ...21

2.2.2.4. Cán b ngành thu còn y u kém trong công tác qu n lý, thanh tra, giám sátộ ế ế ả ...22

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI...23

3.1.1. M c tiêu c i cách tài chính công th i gian t iụ ả ờ ớ...24

3.1.2. Nhi m v c i cách tài chính công trong th i gian t iệ ụ ả ờ ớ...26

Một phần của tài liệu nghiên cứu và tìm hiểu công cuộc cải cách tài chính công ở nước ta trong thời gian qua (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w