Một số giải pháp nhằm quản lý tỷ giá một cách linh hoạt và hợp

Một phần của tài liệu tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái (Trang 27 - 31)

Ổn định tỷ giá là yếu tố hàng đầu tạo môi trường thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế, đây cũng là yếu tố cơ bản xoá tan tư tưởng găm giữ ngoại tệ. Cần phải thực hiện tốt mục tiêu ổn định sức mua đồng tiền một cách vững chắc, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Để thực hiện được điều đó thì ta phải hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Để hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái tôi kiến nghị một số đề xuất như sau:

+) Quản lý tốt dữ trữ ngoại hối, tăng tích luỹ ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hoá cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu quả. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ.

+) Nới lỏng tiến tới tự do hoá trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xoá bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá…

- Hoàn thiện thị trường ngoại hối để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu quả bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển ngoại tệ.

- Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của NHNN đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tê. NHNN chỉ điều hành tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ đô la.

- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ. Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá rằng buộc vào ngoại tệ đó. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng bất lợi. Vì thế chúng ta nên lựa chọn những

ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá danh nghĩa.

- Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải từng bước tự do hoá lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của chính phủ.

- Tổ chức dự báo tốt tình hình biến động của tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động dự báo có tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. Bên cạnh đó ta nên khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường quyền chọn, áp dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng forward, future, option vào trong hoạt động mua bán. Góp phần phòng tránh rủi ro tăng giá trong tương lai khi kinh tế thế giới phục hồi.

- Cần tranh thủ sử dụng nguồn kiều hối chuyển về nước hàng năm. Hiện nay có hơn 2,5 triệu kiều bào mỗi năm gửi về nước gần 2 tỷ USD. Số ngoại tệ này do chưa quản lý tốt, là nguồn cung cho hoạt động thị trường hối đoái ngầm, gây khó khăn cho chính phủ.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng theo hướng nền kinh tế hướng ngoại thông qua một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước, chính sách hỗ trợ xuất khẩu... Các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế giới sẽ dần được xoá bỏ. Nhất là sau khi gia nhập WTO thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ nhiều hơn, do vậy tỷ giá hối đoái đóng vai trò cực kỳ quan trọng quan trọng trong thanh toán quốc tế cũng như trong nhiều mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội.

Trong những năm qua Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tỷ giá, góp phần không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định kinh tế. Tuy vậy việc quản lý tỷ giá của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, cần phải ngày càng hoàn chỉnh chính sách tỷ giá. Thông qua bài viết này ta có thể thấy rằng muốn quản lý tỷ giá linh hoạt ổn định, hướng tới một nền kinh tế phát triển ổn định thì ta phải không ngừng cải cách công tác điều hành tỷ giá, dần dần chuyển cơ chế tỷ giá sang cơ chế tự do tỷ giá, phát triển thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách đa tệ và sử dụng các công cụ điều tiết tỷ giá một cách hợp lý.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.s Nguyễn Hoài Phương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề án môn học Lý thuyết Tài chính tiền tệ này.

Bài giảng môn tài chính quốc tế của TS. Đặng Ngọc Đức, ĐHKTQD. Frederic S.Mishkin, 2001, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật.

PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê.

TS. Nguyễn Hữu Tài, 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống kê

Trang wed của ngân hàng nhà nước http://www.sbv.gov.vn. Trang wed của bộ tài chính http://www.mof.gov.vn.

Một phần của tài liệu tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái (Trang 27 - 31)