SIP (Session Initiation Protocol)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khái quát mạng NGN (Trang 29 - 34)

 SIP, được xây dựng bởi IETF, là một giao thức báo hiệu điều khiển thuộc

lớp ứng dụng dùng để thiết lập, điều chỉnh và kết thúc phiên làm việc của một hay nhiều người tham gia.

 SIP là một giao thức đơn giản, dựa trên văn bản (text-based) được

sử dụng để hỗ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ thoại tăng cường qua mạng Internet.

Các chức năng chính:

- Xác định vị trí của người sử dụng (user location): Hay còn gọi là chức

năng dịch tên (name translation) và xác định người được gọi. Dùng để đảm bảo cuộc gọi đến được người nhận dù họ ở đâu.

- Xác định khả năng của người sử dụng: Còn gọi là chức năng thương

lượng đặc tính cuộc gọi (feature negotiation). Dùng để xác định loại thông tin và các loại thông số liên quan đến thông tin sẽ được sử dụng.

- Xác định sự sẵn sàng của người sử dụng:Dùng để xác định người được

gọi có muốn tham gia vào kết nối hay không.

- Thiết lập cuộc gọi: Chức năng này thực hiện việc rung chuông, thiết lập

các thông số cuộc gọi của các bên tham gia kết nối.

- Xử lý cuộc gọi: Bao gồm chuyển và kết thúc cuộc gọi, quản lý

những người tham gia cuộc gọi.

Mô tả 1 cuộc gọi sử dụng SIP 3.6.2.2 MGCP (Media Gateway Controller Protocol)

MGCP là một giao thức ở mức ứng dụng dùng để điều khiển hoạt động của MG.

Đây là một giao thức sử dụng phương thức master/slave. Trong đó MGC đóng vai trò là master, hay MGC là người quyết định chính trong quá trình liên lạc với MG; còn MG là slave, là thực thể thụ động thực hiện mọi lệnh do MGC yêu cầu.

Có 2 thành phần cơ bản sử dụng giao thức MGCP là MGC và MG. Mỗi MGC có một số nhận dạng riêng gọi là Call Agent Identifier.

3.6.2.3 SIGTRAN (signaling Transport Protocol)

Nhiệm vụ chính của giao thức SIGTRAN là dùng để truyền thông tin báo hiệu của mạng PSTN qua mạng IP. Đây là một giao thức truyền tải mới (transport protocol) được xây dựng để thay thế TCP (Transmission Control Protocol) trong việc truyền tín hiệu SS7.

Các giao thức sử dụng trong SIGTRAN :

SCTP (Stream Control Transport Protocol):SCTP là giao thức hướng kết nối ở cùng cấp với TCP có chức năng cung cấp việc truyền các bản tin một cách tin cậy giữa các người sử dụng SCTP ngang cấp

M2PA (Message Transfer Part 2 Peer-to-Peer Adaptation): M2PA hỗ trợ việc truyền bản tin báo hiệu số 7 lớp MTP3 qua mạng IP. Signaling Gateway sử dụng giao thức thích ứng này đóng vai trò như một nút trong mạng SS7.

M3UA (MTP3 User Adaptation) : M3UA dùng để truyền bản tin của người dùng lớp MTP3 (như bản tin ISUP, SCCP). Lớp này cung cấp cho ISUP và SCCP các dịch vụ của MTP3 tại Signaling Gateway ở xa.

3.6.2.4 RTP (Real Time Transport Protocol)

RTP là giao thức dùng để truyền các thông tin yêu cầu tính thời gian thực (real-time) như thoại và hình ảnh. RTP và giao thức hỗ trợ RTCP (Real Time Control Protocol) là các giao thức hoạt động ngay trên lớp UDP.

Bản thân RTP không thực hiện một hoạt động nào liên quan đến sự đảm bảo chất lượng của thông tin cần truyền tải có yêu cầu về thời gian thực. Nó chỉ đơn giản cung cấp đầy đủ thông tin lên ứng dụng lớp cao hơn để lớp này đưa ra quyết định hợp lý để dữ liệu với mức chất lượng yêu cầu được xử lý như thế nào.

RTP header RTP payload

Cấu trúc gói RTP

0 1 3 8 16 31

V P X CC M PT Sequence number

Timestamp

Synchronising Source (SSRC) Identifier

Contributing Source (CSRC) Identifiers (0 - 15 entries)

Trong đó:

- V (version): cho biết phiên bản RTP nào đang được sử dụng.

- P (padding): bit này cho biết trong gói RTP có sử dụng chèn bit 0 hay không. Ta sử dụng chèn bit này sau phần payload khi thông tin có trong phần tải không lấp đầy phần RTP payload cho trước.

- X (extension): cho biết header có được mở rộng ra thêm hay không. Vì trong một số ứng dụng, phần header mở rộng được thêm vào giữa phần header cố định và phần tải (payload).

- CC (count of contributing sources): cho biết số lượng dòng dữ liệu được ghép chung vào 1 gói. Thông thường việc ghép các dòng thông tin được thực hiện khi có nhiều user tham gia vào một phiên làm việc (ví dụ như hội nghị truyền hình – video conference) và CC dùng để xác định số người tham gia hội nghị.

- M (marker): được sử dụng khi có ứng dụng yêu cầu đánh dấu tại 1 điểm nào đó trong dòng dữ liệu.

- PT (payload type): cho biết kiểu dữ liệu được truyền đi.

- Sequence number: cho biết số thứ tự được truyền đi của gói. Số thứ tự của gói đầu tiên được truyền đi trong một phiên hoạt động là một số ngẫu nhiên bất kỳ. Nhờ vào số thứ này mà ta sẽ xác định được gói nào bị mất và các gói có đến đúng thứ tự hay không.

- Timestamp: cho biết thời gian mà octet đầu tiên được lấy mẫu.Bên nhận sẽ dùng thông số này để xác định mình có thể thực hiện được yêu cầu phát thông tin đã được gởi có đảm bảo thời gian thực hay không. Nếu không thì nó sẽ phát lại thông tin (playback).

- Synchronising Source (SSRC) Identifier: là số nhận dạng của nơi gốc phát dữ liệu.

- Contributing Source (CCRC) Identifier: là số nhận dạng của các nơi phát dữ liệu cùng tham gia vào phiên làm việc với SSRC

Bảng so sánh các đặc tính giữa chuyển mạch mềm và chuyển mạch kênh

Đặc tính Chuyển mạch mềm Chuyển mạch kênh

Phương thức chuyển mạch cơ bản

Dựa trên phần mềm Dựa trên “kênh”

Sự phụ thuộc giữa phần mềm và phần cứng

Không Chặt chẽ

Cấu trúc Có tính module, dựa trên

các chuẩn mở

Độc nhất

Tính linh động Cao Thấp

Khả năng tích hợp ứng

dụng của thực thể thứ 3 Dễ dàng Khó khăn

Khả năng thay đổi Có Khó khăn

Giá thành Không quá đắt, rẻ hơn

40% so với chuyển mạch truyền thống về mặt cấu hình

Đắt

Khả năng mở rộng Dễ dàng với số lượng lớn Đòi hỏi phải thêm thiết

bị

Tương thích với đầu vào Có thể xây dựng một

chuyển mạch nhỏ phục vụ một số ít khách hàng Lắp đặt 1 tổng đài để phục vụ một số lượng lớn khách hàng (vì tính kinh Khả năng sử dụng đa phương tiện Dễ dàng, nhiều loại Rất hạn chế 33

Kết luận

Trong nhiều năm gần đây, nền công nghiệp Viễn thông vẫn đang trăn trở về vấn đề phát triển công nghệ căn bản nào và dùng mạng gì để hỗ trợ các nhà khai thác trong bối cảnh luật viễn thông đang thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Khái niệm mạng thế hệ mới (hay còn gọi là mạng thế hệ tiếp theo - NGN) ra đời cùng với việc tái kiến trúc mạng, tận dụng tất cả các ưu thế về công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra nhiều dịch vụ mới, mang lại nguồn thu mới, góp phần giảm chi phí khai thác và đầu tư ban đầu cho các nhà kinh doanh.

Mạng thế hệ sau được tổ chức dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau :

 Đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú, đa

dạng, đa dịch vụ, đa phương tiện.

 Mạng có cấu trúc đơn giản.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí

khai thác và bảo dưỡng.

 Dễ dàng mở rộng dung lượng, phát triển các dịch vụ mới.

 Độ linh hoạt và tính sẵn sàng cao, năng lực tồn tại mạnh.

Do đó, việc xây dựng mạng thế hệ mới NGN cần tuân theo các chỉ tiêu :

 NGN phải có khả năng hỗ trợ cả cho các dịch vụ của mạng Internet và của

mạng hiện hành.

 Một kiến trúc NGN khả thi phải hỗ trợ dịch vụ qua nhiều nhà cung cấp

khác nhau. Mỗi nhà cung cấp mạng hay dịch vụ là một thực thể riêng lẻ với mục tiêu kinh doanh và cung cấp dịch vụ khác nhau, và có thể sử dụng những kỹ thuật và giao thức khác nhau. Một vài dịch vụ có thể chỉ do một nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, nhưng tất cả các dịch vụ đều phải được truyền qua mạng một cách thông suốt từ đầu cuối đến đầu cuối.

 Mạng tương lai phải hỗ trợ tất cả các loại kết nối (hay còn gọi là cuộc gọi),

thiết lập đường truyền trong suốt thời gian chuyển giao, cả cho hữu tuyến cũng như vô tuyến.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khái quát mạng NGN (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)