Kết luận – bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 25 - 41)

III. THỰC TRẠNG

5. Kết luận – bài học kinh nghiệm

Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu, không những thị trường có dung lượng lớn, mà hàng nhập khẩu vào mỹ cũng rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng . Tuy nhiên tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất mạnh, thị trường Mỹ hoatk động theo cơ chế tự do cạnh tranh, hàng hóa của Mỹ nhập khẩu hơn 150 nước .

Hàng dệt may của việt nam trong những năm qua vào mỹ tuy có tăng nhưng tính canh tranh không cao so với các đối thủ : Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ . Cho nên muốn đẩy mạnh hoạt động hàng dệt may xuất khẩu sang mỹ cần phải áp dụng những giải pháp hợp lý mang tính đặc thù của ngành vừa phải áp dụng những biện pháp chung mà bất cứ ngành hàng nà muốn đảy mạnh xuất khẩu cũng phải áp dụng . Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà Nước để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường Mỹ .

Thâm nhập thị trường Mỹ sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hôi nhập thành công ở khu vực và toàn cầu

IV. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1. Giải pháp nhắm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam

1.1. Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc nâng cao tay nghề của công nhân, có chính sách ưu đãi để giữ công nhân giỏi

- Tiếp tục đầu tư để đổi mới trang thiết bị, máy móc ; đầu tư chiều sâu phải đồng bộ và hoàn thiện cho từng dây chuyền sản xuất để đổ mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, loại bỏ những thiết bị quá cũ và lạc hậu . Không nhất thiết phải sử dụng những thiết bị thật hiện đại mà tùy thuộc vào điều kiện tài chính, mặt hàng, tính đồng bộ về công nghệ trong dây chuyền để chọn thiết bị đầu tư cho thích hợp . Mặt khác, cân ưu tiên phụ tùng thay thế, công nghệ, thiết bị tạo ra các mặt hàng ưu tiên . Đối với từng chuyên ngành hepj cần quan tâm :

Ngành sợi :

Các dây chuyền thuộc thê hệ thập kỷ 60, 70 cần được thay đổi . các hệ thống máy bông cần được thay đổi trước . Nâng cấp máy chải để đạt độ phân chải cao . Bổ sung hệ thống chải kỹ bông hiện đại cho các dáy chuyền làm sợi chất lượng cao . Thay thế kéo dài máy ghép cũ bằng các bộ kéo dài hiện đại, bổ sung máy đã cũ để tăng tốc độ lên 10-15% . Trang bị máy nối về hiện đại cho các dây chuyền làm sợi cao cấp, sợi cho dệt kim . Xây dựng các buồng bảo trì sửa chữa nhỏ có trình độ tiên tiến được trang bị máy đủ chính xác . Hướng chọn thiết bị, công nghệ, phụ tùng cần tạp trung vào những nhà máy có dây chuyền làm sợi cao cấp, sợi bông ..Trong khi đó các nhà máy làm sợi chi số trung bình, có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn thì chọn thiết bị của Châu Á . Mặt khác, cũng tùy thuộc vào điêug kiện củ thể mà lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp.

Ngành dệt:

Đối với dệt thoi, nhất thiết phải dựa trên cơ sở mặt hàng mũi nhọn đã xác định để lựa chọn công nghệ cho phù hợp trên cơ sở 8 nhóm sản phẩm đã hình thành trong những năm qua và những sản phẩm mới theo yêu cầu của thi trường .Do đó hướng đầu tư là hiện đại hóa côn nghệ từng bước, song sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế .

Về máy dệt, đầu tư các thiết bị không thoi hiện đại, giảm dần máy dệt có thoi, nhất là các máy khổ hẹp . Phấn đấu đến năm 2010 chỉ còn một lượng nhỏ máy dệt có thoi dùng dể dệt một số mặt hàng truyền thống . Công đoạn hồ mắc các thiết bị cũ phải hay thế để đạt được trục hồ chất lượng cao cung cấp cho dệt hiện đại .

Đối với dệt thoi cho đến nay ngành dệt kim Việt Nam có loại thiết bị : dệt kim tròn, dệt kim đan doc, dệt kim phẳng, dệt kim bit tat . song để có được sản phẩm dệt kim hoàn chỉnh phải đặc biệt quan tâm đến ai khâu nhuộm – xử lý hoàn tất và cắt – may .

Từ nay đến năm 2010, ngành dệt may Việt Nam cần được thay thế toàn bộ thiết bị cũ, bổ sung nâng cấp một số thiết bị còn sủ dụng được . đầu tư đồng bộ một số dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến để làm một số các mặt hàng chủ yếu theo từng vùng quy hoạch làm nòng cốt cho từng khu vực . Hơn thế nữa, từng bước đầu tư các thiết bị xử lý hoàn tất để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm theo yêu cầu của thị trường . Đến năm 2010, ngành dệt cần hoàn thiện thiết bị cũng như công nghệ trong tàn ngành đối với các doanh nghiệp lớn và sản xuát hàng xuất khẩu .

Ngành nhuộm - xử lý hoàn tất :

Đây là công đoạn quan trọng nhất trong ngánh dệt, ngoài yếu tố ảnh hưởng đến chat lượng sản phẩm, giá trị của sản phẩm được quyêt định bởi khâu xử lý hoàn tất . Do vậy, lựa chọn thiết bị - công nghệ ở công đoạn này

càn được quan tâm và đầu tư thích đáng . Muốn chất lượng sảng phẩm cao và nâng cao giá trị mặt hàng phải nhanh chóng đỏii mới trang thiết bị và công nghệ nhuộm – xử lý hoàn tất .

Ngành may :

Công nghệ ngành may càn được đầu tư, nâng cấp để theo kịp các nước trong khu vực và dảm bảo yêu cầu thị trường . Đối với ngành dệt may . thị trường mẫu mốt thay đổi rất nhanh và nhạy cảm . vì vậy công nghệ và thiết bị phải đáp ứng được những yêu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường . Đối với khâu sản xuất, áp dụng đưa thiết kế giác sơ đồ trên máy tính, máy trải vải tụ động và khâu cắt cho các doanh nghiệp lớn .

Thay đổi, bổ sung các máy ép dính có chất lượng cao xung như trang bị các má cắt tự động theo chương trình, cắt bằng tia laze . Đối với khâu ráp sản phẩm thay mới các máy may công nghiệp và may chuyên dụng có thời gian sử dụng trêm 10 năm . Tăng tỷ lệ các máy may chỉ có cắt chỉ, lại mũi tự động . Đưa thiết bị tự động có chuyên môn hóa cao vào các dây chuyền sản xuất . Đối với khâu hoàn thiện sản phẩm, đầu tư các loại máy : thùa khuyết, đính cúc tự động, máy là ép định hình sản phẩm, thiết bị là ủi chất lượng cao . Đầu tư thêm một số phân xưởng giặt mài hoàn thiện sản phảm dệt may . nói cách khác trong hoạt động đàu tư chiều sâu, cần đầu tư các nhà máy mới trong toàn ngành tạ ra các sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn.

Do đặc thù các doanh nghiệp dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiểu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu .Giải pháp cho vấn đề này là có thể tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh : công ty mẹ - công ty con . công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn hiệu của một công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ luôn ổn định .

- Quan tâm thỏa đáng để đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các công ty may lớn đầu tư vào máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất – công nghệ CAD-CAM (Computer Added Design – Computer Added Manufacturing ) công nghệ CAD-CAM có nhiều công dụng : vẽ phác thảo trên máy, tạo ra nhứng mẫu cắt chính xác, mô tả được chất liệu vải, tạo ra được bản vẽ kỹ thuật đầy đủ …….Việc sử dụng loại máy nàygiúp cho doanh nghiệp tạo ra được những mẫu mã đáp ưnhs được yêu cầu đa dạng của thị trường Mỹ

- Tạo những thương hiệu sản phẩm uy tín

- Chú ý tính độc đáo về sản phẩm thông qua việc sưt dụng chất liệu thổ cẩm, sản phẩm thêu tay, đan, ren….

- Chú ý đến chát liệu làm ra sản phẩm may : đa số người Mỹ có sở thích tiêu dùng hàng dệt kim, hàng vải coton hoặc chất liệu có hàm lượng coton cao.

- Đầu tư thỏa đáng vào công nghệ bao bì sản phẩm . Bao bì không nhưngx phải tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn mà còn nêu bật được thông tin về tính chất và chất lượng sản phẩm . Thiết kế bao bì cần phải phù hợp với bao bi quốc tế ( ghi rõ bằng tiếng anh xuất xứ, có ghi mã vạch ), bao bì phải gọn gàng để giảm chi phí vận chuyển, lưu kho .

- Hiện nay công nghiệp Mỹ chưa hiểu biết nhiều về chất lượng hàng hóa may mặc Việt Nam . Các công ty dệt may Việt Nam nên tiêu chuẩn hóa chất lượng sản xuất theo sản phẩm theo tiêu chuản quốc tế, thực hiện quản lý chất lượng theo iso 9000 tạo lòng tin cho khách hàng nước ngoài trong đó có khách hàng Mỹ .

1.2. Đảm bảo hợp đồng xuất khẩu lớn đúng thời hạn

Đây cũng là một biểu hiện khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp vì các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ . Trong khi đó

các hợp đồng đặt hàng của Mỹ thường rất lớn : 50 -100 ngàn cả triệu lố sản phẩm ( mỗi lô 12 sản phẩm ), thời gian cung cấp thường ngắn ( 3 tháng trở lại ) . Để cạnh tranh với các nước trong khu vực đặc biệt là với các doanh nghiệp Trung Quốc về khả năng cung úng thì việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành may có ý nghĩa quan trọng . Vai trò của hiệp hội ngành may càn phải được nâng cao lên một bước, trở thành đầu mối đưa ra các khuyến cáo về đầu tư về hợp tác sản xuất ……..để đảm bảo một lô hàng do nhiều doanh nghiệp thực hiện nhưng vẫn đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu đồng nhất, có chất lượng cao .

1.3. Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may

Qua khảo sát thị trường Mỹ cho thấy rằng trừ những “ hàng hiệu ” được các hãng của Ý, Pháp có giá đắt còn hàng may mặc do Trung Quốc, Ấn Độ, Mêhico sản xuất giá rất rẻ, nhiều thứ còn rẻ hơn Việt Nam .

Hàng may Việt chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới thì nên tiếp tục duy trì chính sách định giá thấp để thỏa mãn thị trường bình dân của Mỹ . để nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may mặc cho các doanh nghiệp cần chú ý đến các biện pháp như :

- Xác định sản phẩm mũi nhọn, có thế mạnh để đầu tư công nghệ mới tạo ra các sản phẩm tăng về số lượng, chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao .

- Có chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm .

- Xây dựng tiêu chuẩn quản trị ISO 9000 trong xí nghiệp may, vì hợp lý hóa quy trình sản xuất góp phần giảm được sản phẩm hỏng, tăng thế cạnh tranh, đổi mới công nghệ, tăng khả năng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập .

- Tìm kiếm nguyên liệu trong nước, kể cả nguyên liệu từ các doanh nghiệp có vốn đâu tư FDI và doanh nghiệp có KCX để giảm giá thành của sản phẩm .

Sản phẩm ngành dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may . Tạo lập mối quan hệ giữa dệt và may . Thành lập bộ phận chuyên trách nắm nhu cầu của ngành may để đặt hàng cho ngành dệt có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý .

Phát triển hệ thống công ty sản xuât phụ liệu may trong nước . Ngay từ đầu phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm phu hợp với yêu cầu may xuất khẩu .

Thiết lập các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước . quỹ thưởng xuất khẩu có 5% dành cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước va ưu tiên hạn ngạch cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu nội địa là biện pháp tốt cho vấn đề này

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng đội ngũ làm công tác thị trường năng động và vững mạnh, lập các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn của Mỹ và thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm để đẩy mạnhvì hoạt động tiếp thị, phân phối, tăng cường quảng cáo, khuyêchs trương kinh doanh .

- Liên kết với các hãng nước ngoài để sử dụng thương hiệu sản phẩm của họ, điều này cho phép định giá sản phẩm cao, nhưng vấn mang tính cạnh tranh so với gía của các hãng gốc sản xuất

- Quan tâm đến công nghệ thiết kế thời trang vì thị trường Mỹ ít đặt gia công mà mua theo FOB

Cũng cần lưu ý là các công ty may mặc xuất khẩu Việt Nam không nên định giá quá thấp so với giá thành hiện hành trên thị trường Mỹ . Nếu không

thì sẽ bị xem là bán phá giá và sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá vào mặt hàng đó .

2. Các biện pháp đưa nhanh sản phẩm may Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ

Trong 1 – 2 năm đầu kể từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, việc tăng nhanh khối lượng và doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ có ý nghĩa quan trọng vì theo quy định của luật thương mại mỹ, hiệp định song phương về hang dệt may giữa nước Mỹ với các nước xuất khẩu khác như sau : Mức quota nhập khảu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được xác định dựa trên cơ sở trị giá hoặc khối lượng hàng dệt đã đưa vào thị trường mỹ

Để đẩy mạnh xuất khẩu cần áp dụng những phương thức nhằm xâm nhập thị trường :

2.1. Trong thòi gian đầu vẫn duy trì gia công, bán và phân phối qua trung gian để đưa hàng vào mỹ

- Nhận gia công cho cac công ty của han quốc, đài loan, hongkong để qua đó họ đưa hàng vào Mỹ

- Nhận gia công cho các hãng may lớn của Mỹ - Xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường trung gian

2.2. Xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Mỹ

Khác với thị trường EU và Nhật Bản, các doanh nghiệp Mỹ ít sử dụng gia công mà họ thường áp dụng phương thức mua bán đứt đoạn . Nên vấn đề ở đây là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải thực hiện các công việc :

- Tìm kiếm khách hàng Mỹ, đẩy mạnh hoạt động marketing

- Đầu tư vào công nghệ thiết kế thời trang, tạo ra những sản phẩm may có mã phù hợp với yêu câu của người tiêu dùng Mỹ

- Đăng ký nhãn hiệu bản quyền từng bước tạo lập thương hiệu có uy tín

2.3. Thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại Mỹ (selling in the USD)

Sau khi thử nghiệm sự tiếp nhận của thị trường Mỹ đối với sản phẩm may của mình qua việc bán cho một nhà nhập khẩu Mỹ ( selling to ), khi có được uy tín và đủ tiềm lực các doanh nghiệp có thể thiết lập phân phối trực tiếp hàng hóa đến tay người tiêu dùng . Cách tôt nhất để thực hiện điều này là:

- Tạo lập mối quan hệ công chúng : Trước mắt các doanh nghiệp lớn có thể tạo lập thông qua mối quan hệ tôt đẹp đã có với các hãng may và tập đoàn quốc tế nổi tiếng đê giới thiệu với công chúng Mỹ về sản phẩm may mặc Việt Nam . Có thể liên kết với thương nhân việt kiều để từng bước quan hệ với thị trường Mỹ .

- Thiết lập các đại lý bán hàng ở Mỹ để giao hàng nhanh chóng đến tận tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng .

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w