3. Muối sunfat và hiđrosunfat Tính chất
3.3. Tiến hành thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 10H. - Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian: Giữa học kì 2.
Học sinh lớp 10H chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm (TN): gồm 16 học sinh và đã được hướng dẫn giải hệ thống bài tập về nhóm oxi (như đã nêu ở chương 2) (6 tiết).
+ Nhóm đối chứng (ĐC): gồm 16 học sinh và làm bài tập trong sách giáo khoa với một số bài tập tham khảo (6 tiết).
Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được đảm bảo đồng đều về chất lượng học tập, cùng một giáo viên dạy.
Sau khi kết thúc bài dạy và cũng như hướng dẫn học sinh hai nhóm thực nghiệm và đối chứng các phương pháp giải toán chúng tôi tiến hành cho học sinh hai nhóm làm bài kiểm tra tự luận 45 phút.
Số lượng làm bài: 3 bài kiểm tra. Nội dung kiểm tra: Bài tập nhóm oxi.
Sau khi kiểm tra xong mỗi bài chúng tôi cho học sinh nhóm thực nghiệm thảo luận để tìm ra các lỗi mắc phải hay cách giải hay hơn để rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau.
Bài kiểm tra thứ 1:
Câu 1: Hãy chọn 6 dung dịch muối (muối trung hòa hoặc muối axit) A, B, C, D,
E, F ứng với 6 gốc axit khác nhau, thỏa mãn các điều kiện sau: a/ A + B có khí bay ra
B + C có kết tủa
A + C Có kết tủa và có khí bay ra b/ D + E có kết tủa
E + F có kết tủa
D + F có kết tủa và có khí bay ra.
Câu 2: Lấy 7,88 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại hoạt động (X, Y) có hoá trị
không đổi chia thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1 nung trong oxi dư để oxi hoá hoàn toàn thu được 4,74 gam hỗn hợp 2 oxit.
- Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp 2 axit: HCI và H2SO4
loãng.
a/ Tính thể tích khí H2 thu được ở đkc. b/ Tìm giới hạn khối lượng muối thu được.
Câu 1: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch sau: Na2S, Na2S2O3, Na2SO4, Na2CO3, NaNO2. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: Cho khí bay ra từ sự nung nóng 60 g mangan dioxit (MnO2) tinh khiết
với lượng dư dung dịch HCl đặc vào dung dịch có chứa 156 g KI và 140 g KBr, ta được dung dịch A.
Mặt khác người ta rót một lượng thừa dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa 80g hỗn hợp BaCl2 vào SrCl2 bằng nhau về khối lượng. Lọc kết tủa, rửa sạch sấy khô rồi nung đỏ với cacbon dư, sản phẩm tạo ra cho phản ứng với dung dịch HCl loãng khí bay ra cho vào dung dịch A ở trên.
1/ Tính khối lượng kết tủa sau cùng.
2/ Lọc kết tủa, đem chưng cất rồi nung đến khi thu được chất rắn có khối lượng không đổi; tính khối lượng các chất thu được. Cho biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài kiểm tra thứ 3:
Câu 1: A, B, C là đơn chất của các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ, có các quy trình sau: (1) A + C D↑ (2) A + B E↑ (3) A + F D↑ + H2O (4) D + E A↓ + H2O (5) D + KMnO4 + H2O G + H + F (6) E + KMnO4 + F A ↓ + G + H+ H2O
Xác định A, B, C, E, F, G, H. Viết phương trình hóa học.
Câu 2: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 50 g hỗn hợp A gồm A1
gam FeCO3 chứa a% tạp chất trơ và A2 gam FeS2 cũng chứa a% tạp chất trơ và một lượng gấp 1,5 lần lượng cần thiết không khí giàu oxi (70% N2 và 30% O2 về thể tích). Nung nóng bình, cho tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C, sau đó đưa nhiệt độ bình về trạng thái ban đầu thấy áp suất trong bình vẫn như trước khi nung.
Lấy chất rắn cho vào ống sứ, đốt nóng rồi cho một luồng CO đi qua. Sau khi kết thúc thí nghiệm, từ chất rắn còn lại trong ống sứ lấy ra được 18,667 gam sắt kim loại chứa 4% tạp chất, biết rằng chỉ có 80% sắt oxit bị khử thành sắt kim loại. Cho hỗn hợp khí C vào một bình kín dung tích không đổi (5 lít) , có mặt chất xúc tác V2O5, nung nóng bình ở 5460C cho tới khi phản ứng oxi hóa SO2 đạt đến trạng thái căn bằng, người ta thấy áp suất trong bình lúc đó là 38,304 atm.
1/ Tính các khối lượng A1, A2, và % tạp chất trơ a.
2/ Tính hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 ở 5460C.