Hệ trang thiết bị của phép đo AAS không ngọn lửa

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích luỹ kim loại nặng trong một số loài nhuyễn thể nuôi làm thực phẩm (Trang 28 - 30)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2.Hệ trang thiết bị của phép đo AAS không ngọn lửa

Dựa vào nguyên tắc của phép đo ta có thể mô tả hệ thống trang thiết bị của máy phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật không ngọn lửa gồm các bộ phận sau: 1. Nguồn phát chùm sáng đơn sắc của nguyên tố phân tích.

- Đèn catot rỗng (Hollow cathode lamp – HCL)

- Đèn phát phổ liên tục đã biến hiệu ( Deuterium Hollow cathode lamp – D2).

Hình 1: Cấu tạo đèn Catot rỗng Hình 2: Cấu tạo đèn D2

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hệ đèn As – HCL, Cd – HCL, Pb – HCL và đèn D2 (shimadzu)

2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích theo kỹ thuật không ngọn lửa.

 Hệ lò graphite gồm có:

- Hộp lò, giá kẹp, cuvet graphite - Hệ ống dẫn khí trơ Argon

- Hệ ống dẫn nước làm sạch hộp lò và cuvet

 Cuvet hay thuyền tantan đựng mẫu để nguyên tử hóa ( trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cuvet graphite).

Hình 3: Cuvet graphite Hình 4:Bộ phận nguyên tử hóa mẫu

 Nguồn năng lượng để nung cuvet: thế dùng 1 – 12V, dòng 10-600A

3. Hệ thống quang học và Detector dùng để thu, phân li toàn bộ phổ của mẫu và chọn vạch phổ hấp thụ cần đo hướng vào nhân quang điện để phát tín hiệu của vạch phổ.

4. Hệ thống chỉ thị kết quả: máy tính, máy in,…

Để tiến hành nghiên cứu xác định hàm lượng Pb, Cd trong động vật nhuyễn thể chúng tôi xử dụng hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA – 6300 của hãng shimazu.

Hình 5: Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA - 6300 2.3. Lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu

2.3.1. Lấy mẫu

Các mẫu sau khi lấy được ghi kèm theo các thông tin về vị trí lấy mẫu, thời gian và loại mẫu.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích luỹ kim loại nặng trong một số loài nhuyễn thể nuôi làm thực phẩm (Trang 28 - 30)