Những giải pháp cụ thể với doanh nghiệp nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 32)

III. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá

2. Những giải pháp cụ thể với doanh nghiệp nhập khẩu

2.1. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis).

+ Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành.

Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là :

Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…

+ Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có

thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave… Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thườnglập lại theo chu kỳ và có sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai.

Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

2.2. Lựa chọn ngoại tệ thanh toán

Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

Theo dự báo của các chuyên gia tiền tệ, xu hướng đồng đôla giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác, trong đó có euro sẽ còn kéo dài ít nhất là đến hết năm nay. Bởi trên thực tế, Mỹ vẫn đang lún sâu vào tình trạng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai). Để cải thiện tình hình này, Washington sẽ phải duy trì đồng đôla yếu trong một thời gian nữa. Do đó các doanh nghiệp cần thận trọng dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn, nên đa dạng hóa các loại tiền thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên để có thể giành lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng (lựa chọn ngoại tệ) thì sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp phải đủ lớn.

2.3. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành

Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.

2.4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác.

2.5. Sử dụng thị trường tiền tệ

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

Ví dụ: Ngày 15/07/2007 doanh nghiệp ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau 6 tháng (15/01/2008). Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ

dùng để trả cho ngân hàng. Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra. Lâu nay, theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:

+ Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.

+Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua,bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định vàviệc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác địnhtỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro

biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.

+Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng mộtlượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.

- Gần đây NHNN đã cho phép áp dụng một công cụ phái sinh mới Option (giao dịch quyền lựa chọn) hay còn được gọi là phương pháp hợp đồng quyền chọn: là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế do trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ còn yếu kém. Và bản thân các nhà cung cấp (ngân hàng) còn chưa tìm được cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng những nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w