Giao dịch (F orward oper ation)

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình value at risk trong việc đo lường và đưa ra quyết định quản trị rủi (Trang 28 - 75)

hàng và ngân hàng thỏa mua hoặc bán một số ngoại tệ nhất định theo tỷ giá niêm yết tại thời điểm thỏa thuận (ngày T) và việc thực hiện giao dịch sẽ được thực hiện vào ngày T1 hoặc ngày T + 2. Lợi ích khi sử dụng giao dịch spot với khách hàng: Thủ tục nhanh chóng, thời gian giao dịch nhanh, đáp ứng ngay nhu cầu ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ

Hình 2.1. Lợi nhuận/ lỗ của khách hàng trong vị thế mua ngoại tệ.

Profit

Profit

So St

Losses

của khách hàng, không giới hạn quy mô giao dịch, áp dụng với nhiều loại ngoại tệ khác nhau (theo như ở nhiều Ngân hàng là khoảng 18 loại ngoại tệ khác nhau được niêm yết theo tỷ giá mua, tỷ giá bán tiền mặt, bán chuyển khoản). Hạn chế của giao dịch spot với khách hàng: Khách hàng có thể gặp rủi ro tỷ giá tùy theo từng vị thế mua (Long position) hoặc bán ngoại tệ (Short position). H ì nh 2 .1 minh họa lợi nhuận/ lỗ của người ở vị thế Long position trong giao dịch Spot nếu tỷ giá giao ngay St>S02 thì người này sẽ có lợi nhuận, nhưng ngược lại khi St<S0 người này sẽ phải chịu rủi ro tỷ giá. Chính vì hạn chế này của giao dịch Spot mà các ngân hàng đã tiếp tục triển khai các giao dịch phái sinh khác để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

2.2.2. Gi i a o d

ịch ngoạ i tệ kỳ hạn (For ward oper ation ).

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là một giao dịch mà khách hàng và ngân hàng sẽ thỏa thuận mua hoặc bán ngoại tệ tại ngay thời điểm hiện tại, nhưng việc chuyển giao ngoại tệ sẽ được thực hiện vào một ngày X trong tương lai, với một tỷ giá xác định theo thỏa thuận tại thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy nhưng thực tế việc chuyển giao ngoại tệ thực sẽ diễn ra vào ngày X + 2 3.

Lợi ích của khách hàng khi thực hiện giao dịch Forward: Tránh được sự biến động

của tỷ giá hay nói cách khác hơn phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhờ vào sự cố định tỷ giá

1Thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng để đáp ứng ngay nhu cầu mua bán

ngoại tệ của khách hàng.

2So là tỷ giá thực hiện mua bán.

3Đây là điểm giống như việc kinh doanh sản phẩm ngoại tệ phái sinh của các ngân hàng trên thế giới.

theo thỏa thuận, song song đó giúp khách hàng có thể tính toán được chi phí phát sinh liên quan đến khoản ngoại tệ giao dịch kỳ hạn, và cuối cùng giúp khách hàng tránh sự khan hiếm ngoại tệ trong tương lai vì hợp đồng Forward là bắt buộc thực hiện.

Với giao dịch ngoại tệ kỳ hạn sẽ mở ra cho ngân hàng một trạng thái ngoại tệ có thể là long position hoặc put position, cộng với sự biến động khó đoán của tỷ giá sẽ mang lại những rủi ro cao khi triển khai sản phẩm này. Sự rủi ro sẽ được minh họa như sau Hình 2.2.

Hình 2.2. Lời lỗ của ngân hàng trong hợp đồng kỳ hạn cam kết mua ngoại tệ.

St

Exchange rate

Basis Fbuy

Giả sử Ngân hàng cam kết mua kỳ hạn 20.000 USD từ nhà xuất khẩu. Như vậy Ngân hàng đã mở ra một long position. Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay tại ngày thực hiện hợp đồng và tỷ giá kỳ hạn cam kết được gọi là basis. Với quan điểm này Basis = Tỷ giá giao ngay St – tỷ giá

Loss Profit

kỳ hạn Fbuy nếu basis dương hay basis >0 thì ngân hàng sẽ có lời trong hợp đồng kỳ hạn này, tuy nhiên nếu basis âm hay basis < 0 thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro, hoặc basis = 0 thì xem như ngân hàng không gặp rủi ro trong hợp đồng kỳ hạn này.

Xử lý hợp đồng kỳ hạn trong các trường hợp khác nhau.

Các trường hợp có thể xảy ra với hợp đồng kỳ hạn như sau.

Thứ nhất, khách hàng thực hiện đúng hợp đồng.

Thứ hai, khách hàng xin hủy hợp đồng vào ngày đáo hạn.

Thứ ba, khách hàng đến xin hủy hợp đồng vào trước ngày đáo hạn.

Thứ tư, khách hàng xin kéo dài thêm hợp đồng kỳ hạn vào ngày đáo hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, khách hàng xin được thực hiện bất cứ lúc nào trong một khoảng thời gian.

Xử lý hủy hợp đồng vào ngày đáo hạn.

Dùng giao dịch giao ngay để kết thúc hợp đồng kỳ hạn. Nếu khách hàng đang mua ngoại tệ kỳ hạn.

Số tiền ngân hàng có được là = X ngoại tệ * Fbán – X ngoại tệ * Smua giao ngay = Y Nếu Y > 0 thì khách hàng phải thanh toán lại số tiền đó cho ngân hàng.

Nếu Y < 0 thì tùy theo mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng mà ngân hàng sẽ áp dụng một mức phạt do vi phạm hợp đồng.

Khách hàng xin thực hiện hợp đồng sớm hơn.

Dùng giao dịch giao ngay để đáp ứng cho khách hàng, sau đó yêu cầu khách hàng ký thêm một hợp đồng kỳ hạn trái chiều tương ứng với số ngày còn lại của kỳ hạn hợp đồng cũ. Và tính chênh lệch để khách hàng thanh toán.

Ví dụ, khách hàng xin mua ngoại tệ sớm hơn hạn trong hợp đồng.

Số tiền ngân hàng có được = Sbán*X ngoại tệ + max(Fbán hợp đồng kỳ hạn cũ*X ngoại tệ - Fmua*X ngoại tệ; phạt)

Khách hàng xin hủy hợp đồng vào trước ngày đáo hạn.

Do những bắt trắc trong việc kinh doanh nên khách hàng sẽ đến ngân hàng để xin hủy hợp đồng kỳ hạn vào trước ngày đáo hạn.

Kỹ thuật nghiệp vụ: dùng hợp đồng kỳ hạn trái chiều, với số ngày của hợp đồng kỳ hạn mới là số ngày còn lại của hợp đồng cũ.

Ví dụ, khách hàng xin hủy hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn vào trước ngày đáo hạn. Số tiền ngân hàng có được = max(Fbán hợp đồng kỳ hạn cũ*X ngoại tệ - Fmua hợp đồng kỳ hạn mới*X ngoại tệ; phạt)

Số tiền phạt tùy vào mức độ quen thuộc giữa khách hàng với ngân hàng.

Khách hàng xin kéo dài thêm hợp đồng kỳ hạn tại ngày đáo hạn.

Kỹ thuật nghiệp vụ: Dùng hợp đồng spot trái chiều để hủy hợp đồng forward cũ, sau đó yêu cầu khách hàng ký hợp đồng kỳ hạn mới với số ngày bằng số ngày mà khách hàng xin gia hạn.

Ví dụ khách hàng xin kéo dài hợp đồng mua kỳ hạn vào ngày đáo hạn.

Số tiền ngân hàng có được tại thời điểm ngày đáo hạn = max(Fbán hợp đồng kỳ hạn cũ*X ngoại tệ - Smua *X ngoại tệ; phạt)

Khách hàng xin được thực hiện hợp đồng bất kỳ thời điểm nào trong khoản thời gian T đến T + X.

Kỹ thuật nghiệp vụ: Tính toán tỷ giá kỳ hạn tại hai thời điểm T và T+X sau đó sử dụng tỷ giá nào có lợi nhất cho ngân hàng để làm tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng. Vẫn còn nhiều tình huống nữa, nhưng nguyên tắc là dùng hợp đồng kỳ hạn trái chiều nếu khách hàng xin thực hiện sớm hoặc hủy hợp đồng trước ngày đáo hạn, và dùng giao ngay khi khách hàng xin hủy hoặc kéo dài hợp đồng vào ngày đáo hạn. Những hợp đồng giao ngay hoặc kỳ hạn như thế này gọi là hợp đồng thanh toán bù trừ.

2.2.3. Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Option operation).

Đây là một trong những giao dịch ngoại tệ phái sinh mà ngân hàng triển khai để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng. Tuy nhiên không áp dụng với cặp USD/VND vì đây là cặp đồng tiền được NHNN quản lý, nếu áp dụng sẽ gây ra hiện tượng đầu cơ, gây thiệt hại cho ngân hàng. Với những cặp này khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ thực hiện giao dịch Forward hoặc Swap.

Giao dịch option là một giao dịch gắn với hợp đồng mua bán quyền mà khách hàng sẽ là bên mua quyền, còn ngân hàng là bên bán quyền. Hợp đồng sẽ quy định rõ rằng khách hàng có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một số

Hình 2.3. Lời lỗ của quyền chọn mua ở vị thế khách hàng.

Profit

lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá đã thỏa thuận, trong một khoảng thời gian xác định với ngân hàng.

OTM ATM ITM

1,5342

Losses

Có hai loại hợp đồng quyền chọn là hợp đồng quyền chọn mua, và hợp đồng quyền chọn bán. Với hợp đồng quyền chọn mua, khách hàng sẽ có quyền t (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng không có nghĩa vụ phải mua một số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá S

đã thỏa thuận, trong khoảng thời gian xác định quy định tại hợp đồng với ngân hàng. Hoàn toàn tương tự với hợp đồng quyền chọn bán, khách hàng sẽ có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải bán một số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá đã thỏa thuận, trong khoảng thời gian xác định được quy định tại hợp đồng với Ngân hàng.

Lợi ích với khách hàng khi thực hiện giao dịch: Tránh được rủi ro tỷ giá, dự toán trước chi phí lớn nhất phát sinh nhờ vào cố định tỷ giá, mặc khác giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc quản trị chi phí nhờ vào quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng quyền chọn.

Giả sử Ngân hàng ký với khách hàng 1 hợp đồng quyền chọn mua 2.000 GBP, tỷ giá thực hiện E = 1,5342 USD/GBP, tỷ giá giao ngay tại ngày ký hợp đồng là S = 1,5256 USD/GBP, thực hiện theo kiểu Âu và thời gian thực hiện là 3 tháng phí quyền là 300 USD.

nh 2.3 thể hiện lời lỗ của khách hàng trong trường hợp này, theo đó khách hàng sẽ thực hiện quyền chọn ở tỷ giá giao ngay St > 1,5342 USD/GBP vùng này gọi là vùng cao giá, ITM. Sẽ không thực hiện quyền khi tỷ giá St < 1,5342 USD/GBP, vùng này gọi là vùng thấp giá, OTM. Còn ở St = 1,5342 USD/GBP khách hàng có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên khách hàng thực sự có lời trong quyền chọn mua này ở tỷ giá St > 1,6842 USD/GBP4.

2.2.4. Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap operation).

Giao dịch swap là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số lượng ngoại tệ nhất định nhưng việc mua và bán này được thực hiện tại hai thời điểm khác nhau, và tỷ giá mua, bán được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận. Theo đó, nếu mua và bán được thực hiện, một tại hiện tại, và một trong tương lai thì chúng ta có swap là sự kết hợp của spot với forward. Mặc khác nếu mua và bán được thực hiện, một trong tương lai ngày T, một trong tương lai ngày T+ X (X thì chúng ta có sự kết hợp forward với forward.

Lợi ích của khách hàng khi thực hiện giao dịch swap là tránh được rủi ro tỷ giá, hưởng chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn nhờ vào sự chênh lệch kỳ hạn giữa hai giao dịch trong swap, và một lợi ích khác là nếu

4Tỷ giá hòa vốn St = 1,5342 + 300/2000 = 1,6842 USD/GBP.

khách hàng có nhu cầu sử dụng loại ngoại tệ A, nhưng hiện tại khách hàng chỉ có ngoại tệ B, và khách hàng không muốn bán ngoại tệ B, khách hàng có thể dùng swap để làm điều này.

Ví dụ ngày 19/03/2013 công ty Vạn Thiên thực hiện một hợp đồng swap với Ngân hàng, trong đó bán giao ngay 1.200 USD ở tỷ giá Sbuy = 20.350 VND/USD để đi đầu tư và cam kết mua kỳ hạn 1.200 USD ở tỷ giá Fsell= 20.450 VND/USD. Lợi nhuận của khách hàng trong trường hợp này là 1.200x20.350x(1 + tỷ suất sinh lợi đầu tư) – 1.200x20.450

Giao dịch ngoại tệ giao sau (Future operation) hầu như không được sử dụng nên tác giả không nêu lên giao dịch này.

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam.

2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM qua các năm 2010 –

2012.

Bảng 2.1.Tình hình kinh doanh của các NHTMCP qua các năm 2010 - 2012.

Đơn vị tính triệu VND

VCB ACB Exim Vietin SHB

Tài sản

2010 307.621.338 205.102.950 131.110.882 367.730.655 51.032.861

2011 368.521.753 281.019.319 183.567.032 460.603.925 70.989.542

2012 414.335.709 177.011.778 170.251.799 503.605.815 117.569.220

Thu nhập lãi thuần

2010 8.195.264 4.163.770 2.882.935 12.089.124 1.216.165

2011 12.138.229 6.607.558 5.303.626 20.048.054 1.897.534

2012 10.702.118 6.897.693 4.901.459 18.426.499 1.704.970

Kết quả kinh doanh

2010 4.303.042 2.334.794 1.814.639 3.435.661 494.329

2011 4.504.525 3.207.841 3.038.864 6.243.795 753.029 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012 4.269.296 928.390 2.138.516 6.178.431 26.992

Lãi/ lỗ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

2010 561.680 191.104 15.750 158.444 53.138

2011 1.179.584 (161.467) (88.156) 382.562 54.762

2012 1.488.308 (1.863.643) (297.374) 363.396 34.756

Nguồn tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.

34 34

B

ả ng 2.1. trình bày khái quát tình hình kinh doanh của các NHTM qua các năm 2010, 2011, và 2012. Qua bảng trên nhìn chung kết quả kinh doanh của các ngân

hàng tăng qua các năm, ngoại trừ ACB với những vấn đề trong năm 2012 đã làm giảm kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên kết quả kinh doanh của các ngân hàng điều có sự đóng góp lớn từ thu nhập tín dụng, bằng chứng thu nhập từ lãi thuần ở các ngân hàng đều cao hơn rất nhiều so với kết quả kinh doanh, và theo các ngân hàng trên thế giới thì đây là một cơ cấu thu nhập không bền vững, vì khi nhiều đối thủ gia nhập vào thị trường, cuộc cạnh tranh lãi suất sẽ diễn ra tất yếu làm cho nguồn thu nhập này giảm nghiêm trọng. Các ngân hàng nên chuyển cơ cấu thu nhập sang các dịch vụ, đây sẽ là nguồn thu nhập ổn định trong kinh doanh. Và việc này sẽ là cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra tại Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của các NHTM.

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ) 7.000.000 6.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 -

VCB ACB Exim Vietin SHB

2010 4.303.042 2.334.794 1.814.639 3.435.661 494.329

2011 4.504.525 3.207.841 3.038.864 6.243.795 753.029

2012 4.269.296 928.390 2.138.516 6.178.431 26.992

Nguồn. Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Hãy nhìn lại B ả ng 2.1 và ểuBi đ ồ 2 .3, nhận thấy rằng kết quả kinh doanh ngoại tệ của các NHTM không mấy khả quan lắm, cụ thể kết quả KDNT của các ngân hàng ACB, Eximbank, SHB đang giảm sút trầm trọng, Vietinbank thì khá hơn, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với kết quả kinh doanh (5,89% so với lợi nhuận 2012) VCB lại đạt một kết quả khá hơn, kết quả KDNT chiếm 13,01% so với kết quả kinh doanh 2010 tương đương 561.680 triệu VNĐ, sau đó tăng đến 26,17% năm 2011, và 34,86% cho năm 2012 tương đương 1.488.308 triệu VNĐ, gấp 2,65 lần kết quả

KDNT 2010. Có sự sụt giảm kết quả hoạt động KDNT ở các NHTM theo tìm hiểu của tác giả thì đó là do công tác quản trị rủi ro còn chưa hiệu quả. ACB năm 2012 khoản lỗ này có được từ việc kinh doanh một số lớn hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên tỷ giá chào chưa hợp lý, dẫn đến khoản cách giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn tại ngày thực hiện hợp đồng lớn, tạo ra khoản lỗ nhiều. Từ những ý tưởng này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro.

Một nguyên nhân khác khiến cho một số NHTM lời to như VCB, Vietinbank trong năm 2011, nhưng một số ngân hàng lại gặp rủi ro đó là sự điều chỉnh tỷ giá của NHNN lớn nhất trong mười năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.2. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND 2009 -2011.

23000,0 22500,0 22000,0 21500,0 21000,0 20500,0 20000,0 19500,0 19000,0 18500,0 18000,0 17500,0 17000,0 16500,0 16000,0 Reference rate of the State Bank of Viet Nam

Upper bound of the trading band Lower bound of the trading band Black market exchange rate rate of commercial bank

Nguồn. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Còn nhớ ngày 11/02/2011 NHNN đã chính thức điều chỉnh tỷ từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD tức tăng gần 9,3% là mức điều chỉnh cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Có thể quan sát trên Bi ểu đ ồ 2.2 đây là đợt điều chỉnh cao nhất trong những năm gần đây. Cùng với đó NHNN đã giảm biên độ giao động của tỷ giá từ 3% xuống còn 1% có thể thấy mức độ dao động trong biểu đồ từ sự kiện này

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình value at risk trong việc đo lường và đưa ra quyết định quản trị rủi (Trang 28 - 75)