Tác động của tỷ giá đến lạm phát là không hề đơn giản vì trong một nền kinh tế mở, tỷ giá thực ảnh hưởng đến giá cả tương đối giữa các hàng hóa sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng những diễn biến bất ổn về tình hình kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới, chắc hẳn người dân nước ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa quan trọng của vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, rằng sự bất ổn của thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và hệ thống ngân hàng sẽ có tác động rất tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. Tỷ giá có thể tác động trực tiếp đến lạm phát do việc thay đổi giá cả tính bằng đồng bản địa của các mặt hàng nhập khẩu và qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá cả. Do đó, lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp để ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng dài hạn được coi là một ưu tiên trong quản lý kinh tế hiện nay.
Để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam (yếu tố cơ bản tạo sức mạnh và niềm tin lâu dài cho đồng nội tệ ); điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá để kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; phát triển vững chắc thị trường tài chính (thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối ) để đáp ứng các nhu cầu giao dịch của nền kinh tế… Nhóm em có một số đề xuất để bình ổn tỷ giá hối đoái như sau:
Gia tăng niềm tin:
Ngoài việc điều chỉnh thì cần phải cải thiện lòng tin của người dân, nhà đầu tư và thị trường, đó là yếu tố rất quan trọng. Tỷ giá hình thành từ cung cầu, nên có giá trị thực và những dao động lên xuống quanh giá trị thực, và dao động này được hình thành từ lòng tin và niềm tin. Việc NHNN mạnh tay điều chỉnh tỷ giá về gần thị trường tự do nhưng chưa có những biện pháp mang lại lòng tin cho người dân và nhà đầu tư, nên tỷ giá tự do vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng và tạo ra một vòng xoáy tăng giá giữa tỷ giá tự do và LNH.
Đối với công cụ lãi suất:
Công cụ lãi suất chiết khấu luôn được xem là công cụ thứ hai mang tính kinh tế trong can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nhưng bản thân lãi suất chỉ tác động một cách gián tiếp đến tỷ giá hối đoái vì đây là một biến cố ngoại sinh đối với tỷ giá. Cho nên việc sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu cần có sự xem xét thận trọng.
trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư gián tiếp và những dòng vốn ngắn hạn trong những năm qua rất ít ỏi. Đồng thời hầu hết giao dịch quốc tế trong đó có giao dịch vốn vẫn chưa được tự do chuyển đổi. Thực tế này làm cho công cụ lãi suất chiết khấu chưa thể là công cụ có sức mạnh trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái. Như vây giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ lãi suất chiết khấu trong hoạt động can thiệp, điều chỉnh tỷ giá hối đoái cũng sẽ là con đường tiến tới tự do hóa tài khoản vốn mà trước hết là giao dịch vốn ngắn hạn và cũng là con đường từng bước đưa VNĐ trở thành đồng tiền chuyển đổi. Trong quá trình tiến tới một đồng tiền chuyển đổi hoàn toàn, Việt Nam phải luôn thận trọng tiến hành theo từng bước với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, không được nóng vội. Đầu tiên nên tiến hành tự do hóa hoàn toàn các giao dịch trong tài khoản vãng lai. Cùng với việc thành lập một thị trường chứng khoán, cho phép người nước ngoài tham gia mua bán chứng khoán cũng từng bước tự do chuyển đổi các giao dich ngắn hạn, nhưng trong thời gian đầu nên hạn chế tỷ lệ % người nước ngoài nắm giữ chứng khoán và chỉ cho phép tham gia một số lĩnh vực. Song song với quá trình trên chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một một loại giá cả được quyết định bởi cân bằng cung cầu trên thị trường chứ không phải bởi quyết định can thiệp hành chính của chỉnh phủ.
Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Theo lý thuyết, đây là công cụ mang tính kinh tế thuần túy, là công cụ can thiệp cơ bản của NHNN vào tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, dự trữ ngoại tệ còn thấp nên công cụ này chưa có đủ sức mạnh cần thiết trong thời gian trước mắt để có thể giữ vai trò chủ đạo của mình trong can thiệp điều hành tỷ giá hối đoái. Vì thế, chúng ta phải thực hiện một số vấn đề sau:
• Tranh thủ đến mức tối đa có thể được để gia tăng tích lũy ngoại tê. Dữ trữ ngoại tệ phải tăng tương xứng với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là NHNN. Trong thời gian trước mắt, khi dự trũ ngoại tệ chưa đủ mạnh thì phải có biện pháp cụ thể làm tăng hiệu quả khi sử dụng dự trữ ngoại tệ để tác động vào tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
• Từng bước xây dựng cơ chế hành lang pháp lý, môi trường hoạt động nhằm từng bước đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở lên đúng vị trí của nó trong việc can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
• Xem xét, lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý. Đối với đồng USD là đồng tiền rất gần gũi với nền kinh tế Việt Nam. Hơn 90% giao dich đối ngoại được thực hiện bởi chính đồng tiền này. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới cho thấy nền kinh tế Mỹ dù có biến động như thế nào vẫn đang và sẽ là một nền kinh tế hùng mạnh nhất. Đồng USD vẫn nên giữ vị trí quan trọng dữ trữ ngoại tệ của Việt Nam, nó cũng ủng hộ cho quan điểm chỉ nên gắn VNĐ với USD. Tuy nhiên, phải luôn theo dõi sự biến động kinh tế thế
giới để có những giải pháp thích ứng, linh hoạt. Đối với các công cụ hành chính:
Trong thời gian vừa qua, những biện pháp hành chính đã đem lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên những biện pháp hành chính chỉ là biện pháp tình thế. Việc đa tỷ giá tới gần sự chi phối của những quy luật thị trường hơn, từng bước tiến tới một đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi thì đòi hỏi phải dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính. Song không thể dỡ bỏ một cách tức thời mà phải tiến hành nới lỏng dần dần tương xứng với việc tăng sức mạnh của các công cụ mang tính kinh tế. Xuất phát từ thực trạng sử dụng các công cụ hành chính trong công tác quản lý ngoại hối thời gian qua, Chính phủ cụ thể là NHNN nên xem xét sửa đổi, bổ sung một số điểm sau để những công cụ hành chính trong công tác quản lý ngoại hối được hoàn thiện hơn.
• Nên có lãi suất ưu đãi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhằm thu hút lượng ngoại tệ nhàn rỗi trong dân
• Chú trọng quản lý chặt chẽ các bàn thu đổi ngoại tệ. Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng và tầng lớp nhân dân.
• Chấm dứt hiện tượng sử dụng ngoại tệ thanh toán nội bộ trong nền kinh tế. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thực sự thực hiện tốt khi tất cả các quan hệ thanh toán đối ngoại được hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngân hàng đáp ứng đầy đủ với sự tham gia của NHNN trên một thị trường ngoại hối hoàn thiện
• Hạn chế và tiến tới không cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ tiền mặt để kiểm soát tốt những nghiệp vụ ngân hàng mang tính đầu cơ tiền tệ
• Tạo thêm nhiều phương pháp chuyển tải giá trị làm phương tiện lưu thông, thanh toán để giảm áp lực trong lưu thông, nhất là các phương tiện có giá trị lớn. Đồng thời cải cách hệ thống, thanh toán, khuyến khích các hình thức thanh toán ngoại tệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn “Tài chính quốc tế”- TS Võ Thị Thúy Anh 2. Website http://www.TCDN45C.net.tf
3. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn – lấy dữ liệu thống kê 4. Website Tổng cục Thống kê Việt Nam http://gso.gov.vn – lấy dữ liệu thống kê
5. Báo cáo phân tích Kinh tế Việt Nam năm 2008, của nhóm tác giả Pham Duy Kiên, Ngô Văn Minh, Nguyễn Việt Đức, Nguyến Quang Đông, Ngô Quốc Hưng, Phạm Hồng Dung, năm 2009.
6. Báo cáo nghiên cứu RS-01 của Ủy ban Kinh Tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam
7. Báo cáo Tổng kết 2010 nhìn nhận cơ hội 2011 của phòng phân tích nghiên cứu, công ty chứng khoán NHĐT&PT Việt Nam (BSC).
8. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Số 1+2 (322+323) ngày 1/1/2011: “Diễn biến tỷ giá năm 2010, vai trò của ngân hàng nhà nước”(TS. Nguyễn Thị Kim Thanh)