4. Kinh doanh ngoại tệ (quy đổi: trđ)
2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng
Chất lượng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng cũng như NHN0&PTNT - chi nhánh huyện Thuận Thành. Để đảm bảo hoạt động tín dụng tốt cũng như có thể từ thực tế để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng thì ngân hàng đã có những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
2.3.2.1. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.7: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nhóm 1 554,440 568,680 611,728 Nhóm 2 59,750 76,342 136,478 Nhóm 3 224 200 120 Nhóm 4 12,874 13,696 17,818 Nhóm 5 2,462 2,504 2,860 Trích lập dự phòng XLRR 2,530 2,692 5,922
Biểu đồ 2.1: Phân loại nợ tại chi nhánh 2010 – 2012
Nhìn vào số liệu và biểu đồ cho ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn tăng cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng tại ngân hàng. Năm 2010 nợ nhóm 1 là 611,728 triệu đồng chiếm 79% tổng dư nợ, đạt tốc độ tăng trưởng 7.56% tăng 4.96% so với năm 2011. Kết quả này đạt được là do ngân hàng đã thực hiện tốt hoạt động tăng cường giám sát tín dụng và đôn đốc khách hàng.
Dựa và tình hình tín dụng ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm. Năm 2012 trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cao hơn so với năm 2011 và 2010 với giá trị là 5,922 triệu đồng đạt 304.3% kế hoạch tỉnh giao, việc trích lập này cao hơn kế hoạch là do cuối năm dư nợ tăng và một số khách hàng rủi ro đã chuyển sang nhóm 5. Số thu nợ XLRR từ đầu năm đến 31/12/2012 đạt 4582.6 triệu đồng trong đó thu gốc được 3,874 triệu đồng, lãi 708.6 triệu đồng; đạt 121.06% kế hoạch được giao.
Trong năm công tác trích lập, xử lý, thu hồi nợ đọng có nhiều kết quả tốt, với sự chỉ đạo sát sao, cương quyết trong thu hồi nợ của ban giám đốc, áp dụng các biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả từ các năm trước, gửi hồ sơ khởi kiện và thanh lý tài sản được các món nợ khó khăn, xử lý dứt điểm được một số món nợ tồn đọng lâu ngày, đã và đang thu hồi của khách hàng khó khăn…tuy nhiên còn một số món nợ khó khăn chưa xử lý thu hồi được do khách hàng quá khó khăn và không có tài sản.
2.3.2.2. Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh 2010 – 2012.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012
Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng
1. Theo thời gian 629,750
a. Dư nợ ngắn hạn 495,768 78.72% 489,798 74.05% 581,900 75.68%
Nợ quá hạn 5,567 0.88% 6,223 0.94% 8,567 1.11%
b. Dư nợ trung và dài hạn 133,982 21.28% 171,624 25.95% 186,984 24.32%
Nợ quá hạn 1,097 0.17% 1,712 0.26% 2,967 0.39%
2. Theo thành phần kinh tế 629,750
a. Dư nợ DN ngoài quốc doanh 222,336 35.31% 253,514 38.33% 289,154 37.61%
Nợ quá hạn 2,387 0.38% 2,567 0.39% 3,078 0.40%
b. Dư nợ cá nhân, hộ gia đình 407,414 64.69% 407,908 61.67% 479,730 62.39%
Nợ quá hạn 4,277 0.68% 5,368 8,456 1.10%
Tổng dư nợ 629,750 100.00% 661,422 100.00% 768,884 100.00% Tổng nợ quá hạn 6,664 1.06% 7,935 1.20% 11,534 1.50%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2012 )
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh khá an toàn với tỷ lệ nhỏ hơn 2%, mặc dù vậy nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn có xu hướng tăng năm 2012 là 1.50% tăng 0.3% so với năm 2011. Trong đó tăng chủ yếu là nợ quá hạn trong ngắn hạn và cho vay hộ gia đình và các nhân, cụ thể nợ quá hạn trong ngắn hạn năm 2012 là 8,567 triệu đồng chiếm 74.3% nợ quá hạn, năm 2011 chiếm 78%. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn nên việc thanh toán của các hộ gia đình trong địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Để giảm rủi ro nợ quá hạn ngân hàng đã có những biện pháp để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng này đó là gia hạn nợ cho các hộ vay, đưa ra mức lãi suất hợp lý và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng với ngân hàng.
2.3.2.3. Tình hình nợ xấu
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu năm 2010 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ xấu (nhóm 3-5) 15,560 16,600 20,798
Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.47% 2.51% 2.70%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2012 )
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng nợ xấu tại chi nhánh 2010 – 2012.
Nợ xấu ngân hàng giai đoạn 2011-2012 tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2010-2011 với tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng 0.19% so với năm 2011 trong khi đó năm 2011 chỉ tăng 0.04% so với năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn dẫn tới một số khách hàng của ngân hàng quá khó khăn mặc dù đã được cơ cấu lại nợ theo các văn bản chỉ đạo của nhà nước. Điều này dẫn tới một phần lớn bất động sản không thanh lý, phát mại được, công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng cao.
Biểu đồ 2.3: Nợ xấu theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2012 )
Nợ xấu cá nhân, hộ gia đình có tăng nhưng ổn đinh hơn nợ xấu trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao trong năm 2010 – 2012 cụ thể năm 2012 tăng lên 13,456 triệu đồng chiếm 65% tổng nợ xấu, tăng 2,611 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản bị đóng băng dẫn tới tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, các khoản đầu tư không thu hồi được dẫn tới không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Biểu đồ 2.4: Nợ xấu theo kỳ hạn tại chi nhánh 2010 – 2012.
Về nợ xấu theo kì hạn thì tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là chủ yếu chiếm khoảng trên 55% tổng nợ xấu, năm 2012 tỷ lệ này chiếm 56%, năm 2011 chiếm 64% và năm 2010 chiếm 60%.
2.3.2.4. Tình hình lãi tồn đọng chưa thu hồi
Bảng 2.10: Lãi chưa thu hồi được của chi nhánh 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng
Lãi cho vay ngắn hạn chưa
thu hồi 2,912 0.46% 7,150 1.08% 4,718 0.61%
Lãi cho vay trung và dài
hạn chưa thu hồi 490 0.08% 1,148 0.17% 1,518 0.20%
Tổng lãi cho vay chưa
thu hồi 3,402 0.54% 8,298 1.25% 6,236 0.81%
Tổng dư nợ 629,750100.00%661,422100.00%768,884 100.00%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2012 )
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng lãi cho vay chưa thu hồi được chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2012 tỷ lệ lãi chưa thu hồi chiếm 0.81% thấp hơn năm 2011 là 1,25% trong đó lãi cho vay ngắn hạn chưa thu hồi được chiếm 0.61%. Kết quả này cho thấy công tác thu lãi của ngân hàng tương đối hiệu quả, đã giảm được mức thấp nhất lãi chưa thu hồi. Trong thời gian tới ngân hàng vẫn tiếp tục tăng cương công tác đôn đốc thu lãi, nợ của các khoản vay, sẽ hứa hẹn kết quả tốt hơn.