Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp-dịch vụ.doc (Trang 38 - 40)

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn

Chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn hoạt động tín dụng dựa trên nguồn vốn huy động trong dân cư, các tổ chức kinh tế, chính trị xã - hội và vốn điều hòa từ Trung ương, do đó việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng.

Dự nợ là kết quả có được từ quá trình cho vay, thu nợ. Nó thể hiện vốn ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại được tại thời điểm báo cáo cho chưa đến hạn, quá hạn hoặc được ngân hàng cho gia hạn nợ ( Dư nợ của năm t = dư nợ của năm (t-1) + cho vay của năm t – thu nợ của năm t).

Bảng 4.3: Tình hình dư nợ qua 3 năm ( 2005 – 2007)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 51,863 55,956 64,491 4,093 7.89 8,535 13.23 Dịch vụ nông nghiệp 131,929 153,466 210,039 21,537 16.32 56,573 26.93 Cho vay đời sống 23,221 23,545 30,061 324 1.40 6,516 21.68 Ngành nghề khác 27,163 19,458 20,215 -7,705 -28.37 757 3.74

Tổng cộng 234,176 252,425 324,806 18,249 7.79 72,381 22.28

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn

BIỂU ĐỒ 4.3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUA 3 NĂM ( 2005 - 2007 ) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2005 2006 2007 Nông nghiệp Dịch vụ nông nghiệp Cho vay đời sống Ngành nghề khác

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm.

- Dư nợ trong ngành nông nghiệp năm 2006 đạt 55,956 triệu đồng tăng 4,093 triệu đồng tức tăng 7.89% so với năm 2006. Đến năm 2007 tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn năm trước, tăng 13.23 % tương đương tăng thêm 8,535 triệu đồng so với năm 2006, đạt 64,491 triệu đồng.

+ Dư nợ trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp năm 2006 đạt 153,466 triệu đồng, tăng 21,537 triệu đồng, tăng 16.32% so năm 2006. Đến năm 2007 đạt 210,039 triệu đồng, tăng 56,573 triệu đồng, tăng 26.93% so năm 2006. Đây là ngành có tỷ trọng chiếm cao nhất trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm ( năm 2005 chiếm 56%, năm 2006 chiếm 61%, năm 2007 chiếm 65%).

Dư nợ ngành nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp tăng trưởng khá nhanh qua 3 năm. Bởi vì là NHN0 nên khách hàng chính và ưu tiên thường là nông dân, nông nghiệp là ngành truyền thống mang tính chiến lược, do đó chi nhánh tập trung ở 2 lĩnh vực này nhằm thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà giúp nông dân yên tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề và đặc biệt là hạn chế tình trạng vay nóng, vay nặng lãi.

+ Dư nợ cho vay đời sống năm 2006 có sự tăng trưởng thấp so năm 2005, đạt 23,545 triệu đồng, tăng 324 triệu đồng, tăng 1.4%. Năm 2007 với tốc độ tăng đáng kể là 21.68%, tương đương 6,516 triệu đồng so với năm 2006, đạt 30,061 triệu đồng.

+ Dư nợ ngành nghề khác năm 2006 là 19,458 triệu đồng, giảm 7,705 triệu đồng, tỷ lệ giảm 28.37% so năm 2005. Đến năm 2007 đã có tăng trở lại nhưng vẫn không bằng năm 2005, dư nợ đạt 20,215 triệu đồng, tăng 757 triệu đồng, tỷ lệ tăng 3.74% so năm 2006.

Dư nợ tăng đều qua các năm thể hiện ngân hàng đã thực hiện đúng vai trò của mình là “ nhà” tài trợ và bổ sung vốn chủ yếu cho nền kinh tế huyện. Chi nhánh đã cố gắng liên tục nâng cao dư nợ để có thể tồn tại và phát triển bền vững, bởi vì khi khách hàng vay vốn cũng chính là tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp-dịch vụ.doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w