Xử lý phổ gamma

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp chuẩn k0-inaa tại kênh nhanh của hệ phân tích kích hoạt với nguồn am-be (Trang 40 - 41)

Xử lý phổ gamma là dùng các phương pháp toán học và máy tính xác định chính xác năng lượng và độ lớn của các đỉnh gamma trong phổ. Năng lượng gamma được nhận diện ứng với hạt nhân trong mẫu, có hạt nhân phát ra duy nhất chỉ một

33

năng lượng gamma, ứng với trong phổ gamma là một đỉnh, nhưng có những hạt nhân lại phát ra nhiều đỉnh gamma ở các mức năng lượng khác nhau, và cũng có một số đỉnh đồng thời do nhiều hạt nhân phát ra. Do đó phải căn cứ vào chu kỳ bán rã của hạt nhân, sự tồn tại của tất cả các tia gamma trong phổ để từ đó quyết định việc nhận diện hạt nhân sao cho tránh nhầm lẫn.

Đối với các nguyên tố thuộc họ đất hiếm (REE) như Nd, Sm, Eu, Tm, La, Ho, Dy,… thường phát ra tia gamma thuộc vùng năng lượng thấp (70 - 300keV) làm cho việc phân tích trở nên không chính xác. Vì vậy, để xác định chính xác hàm lượng của các nguyên tố trong vùng năng lượng thấp thì cần phải hiệu chỉnh sự trùng phùng thực và sự hấp thụ gamma trong mẫu.

Độ lớn của đỉnh gamma (tính theo số đếm) được dùng để tính hàm lượng nguyên tố hiện diện trong mẫu đo, vì vậy việc tính chính xác diện tích đỉnh gamma quyết định độ chính xác của kết quả phân tích.

Diện tích đỉnh được xác định bằng:

 

p int b

N N N (2.1)

trong đó, Nint là số đếm toàn phần, Nb là số đếm phông.

Trong nhiều trường hợp các đỉnh chồng chập nhau ta dùng các chương trình tính toán làm khớp đỉnh (Fit) trên máy tính để tách các đỉnh chồng chập. Hiện nay có khá nhiều phần mềm máy tính thực hiện việc xử lý phổ gamma dùng cho phân tích kích hoạt neutron như: Gamma Vision (ORTEC), Genie2K (CANBERRA), Ganaas (IAEA),… Hình dáng đỉnh được mô tả bởi hàm Gauss và được đơn giản bởi những hàm bổ trợ thích hợp. Do đó tất cả đỉnh liên quan đến vạch bội có thể được tự động phân tích.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp chuẩn k0-inaa tại kênh nhanh của hệ phân tích kích hoạt với nguồn am-be (Trang 40 - 41)