Xử lý ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu đtm cho dự án matic resort tại ấp ông lang, xã cửa dương, huyện phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 51)

a1. Cải thiện điều kiện vi khí hậu

Thực hiện chống nóng bằng các vật liệu cách nhiệt khi xây dựng hệ thống nhà ở, các khu dịch vụ. Thiết kế hệ thống thông thoáng, cửa sổ, cửa ra vào với diện tích tối thiểu là 20% diện tích tường nhà.

Trồng cây xanh trong khuôn viên dự án để cải thiện môi trường không khí.

Đường giao thông nội bộ sẽ được làm vệ sinh sạch sẽ và phun nước tưới nhằm giảm bụi, giảm nhiệt khi trời nắng nóng.

a2. Giảm tiếng ồn

Các khu vực phát sinh tiếng ồn như khu vui chơi giải trí cần có kiến trúc cách âm và xa khu vực nghỉ ngơi, khu vực văn phòng tối thiểu là 100 m.

Đối với máy phát điện và máy điều hòa trung tâm:

- Bố trí máy phát điện, máy điều hòa trung tâm trong buồng cách âm ở khu kỹ thuật.

- Lắp đệm chống ồn, rung trong quá trình lắp đặt máy phát điện, các thiết bị gây ồn khác.

Hinh 4.1: Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện.

Máy phát điện hoạt động không thường xuyên nhưng vẫn phải thiết kế ống khói cao 8 – 10 m cho máy phát điện để giảm thiểu khí thải của máy phát điện phát thải vào môi trường không khí xung quanh

- Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hỏng.

b. Xử lý nước thải

Do đây là dự án khu du lịch sinh thái nên mật độ cây xanh cao nên khả năng thấm nước của đất cao.

Để đảm bảo việc thoát nước thải sinh hoạt, dự án thiết kế hệ thống nước thải dọc theo đường nội bộ dẫn đến khu xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008, cột B và được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của xã.

b1. Xử lý nước thải nhà vệ sinh

Đối với nước thải phân tiểu nhà vệ sinh sẽ xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn. Công trình dự án phân bố đều khắp khu vực dự án nên mỗi khu cần phải có 1 hầm tự hoại riêng. Kích thước bể tự hoại là phụ thuộc vào quy mô và chức năng sử dụng từng khu.

Nguyên tắc hoạt động bể tự hoại:

Bể tự hoại 3 ngăn có dạng hình chữ nhật với 1 ngăn chứa phân chiếm 2/3 diện tích của bể, còn lại là diện tích của ngăn lọc chứa đá và ngăn khử mùi chứa than hoạt tính. Khoảng 90 – 92% chất lơ lửng lắng xuống đáy bể khi lưu nước 2 – 3 ngày. Sau một thời gian cặn sẽ phân hủy kỵ khí trong ngăn lắng, nước thải qua ngăn lọc và thoát ra

ngoài qua ống dẫn. Trong ngăn lọc có chứa vật liệu lọc là đá nhỏ ở trên và đá lớn ở dưới. Trong mỗi bể có lỗ thông hơi để thoát khí của quá trình lên men kỵ khí và để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị ngẹt. Ống thông hơi được đặt cao vượt mái 0,7m, không nối chung với các ống khác như ống thông gió và thông khói.

Sau khi qua bể tự hoại nồng độ các chất hữu cơ còn lại khoảng 30 – 40%, các chất lơ lửng gần như được giữ lại hoàn toàn. Nước thải bể tự hoại được bơm đến bể điều hòa và lắng. Bùn thải được bơm hút định kỳ và đưa đi xử lý đúng quy định.

b2. Xử lý nước thải hồ bơi

Nước hồ bơi có độ đục, hàm lượng cặn lơ lửng cao do trong quá trình sử dụng nước bị nhiễm bẩn bởi đất, cát, lá cây, tế bào da của người bơi. Dưới tác dụng của ánh sáng, nito và photpho sẽ tạo điều kiện cho tảo phát triển nếu không được xử lý thường xuyên.

Nước thải hồ bơi sẽ được đưa đến bể điều hòa và lắng cùng với nước thải xử lý cục bộ các khu vực khác. Do trong nước cấp cho hồ bơi luôn có một lượng Clo dư nên có thể trung hòa một phần nồng độ ô nhiễm của nước thải và khử trùng nước thải trước khi dẫn ra hệ thống thoát nước.

b3. Hệ thống xử lý nước thải:

Các thông số thiết kế: - Q = 320 m3/ngày

- Chế độ xả nước thải: lưu lượng thải không ổn định, phụ thuộc vào lượng khách. - Thời gian hoạt động của trạm xử lý tập trung: liên tục

- Yêu cầu các chỉ tiêu cần xử lý: nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008, cột B.

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:

Nước thải sau xử lý cục bộ tại mỗi khu vực sẽ theo hệ thống thu gom về khu xử lý tập trung theo quy trình sau:

Nước thải qua song chắn rác được chảy vào bể điều hòa và lắng. Tại bể điều hòa lưu lượng và nồng độ của các chất trong nước thải được cân bằng, ổn định và lắng các tạp chất. Do nước thải từ các khu nấu ăn luôn chứa nhiều dầu mỡ nên nước thải sau lắng sẽ được đưa về bể bẫy dầu 3 ngăn xử lý trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

Nguyên tắc hoạt động bể bẫy dầu

Nước thải chứa nhiều dầu mỡ sẽ chảy vào ngăn 1, dầu mỡ nổi lên phía trên. Nước thải phía dưới ngăn 1 lại chảy sang ngăn 2, nhờ tấm chắn ngang dòng chảy, hướng dòng chảy đi lên, dầu dễ dàng nổi lên mặt nước trong ngăn này. Lượng nhỏ dầu mỡ còn lại sẽ tiếp tục được giữ lại ngăn 3. Nước thải cuối cùng được đưa về bể điều hòa và lắng. Dầu mỡ và các cặn lắng được bơm hút định kỳ và đưa đi xử lý.

Hình 4.2: Mô hình bể bẫy dầu

Nước thải sau xử lý sẽ được đấu nối với hệ thống thoát nước chung của xã.

b4. Xử lý nước mưa

Nước mưa có lưu lượng lớn nhưng có thành phần khá sạch nên không cần qua hệ thống xủ lý nước thải tập trung.

Với nước mưa ở khu vực nhà ở được thu gom bằng hệ thống mái che và chảy vào hệ thống cống thoát ra ngoài cùng nước mưa khu vực bên ngoài mái che.

Nước vào 1 2 3 Nước ra Bể điều hoà và lắng Các khu điều hành, dịch vụ Bể tự hoại Bể bẫy dầu + khử trùng nhờ

Hệ thống thoát nước chung của xã

Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải c. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án sẽ được phân loại tại nguồn theo nguyên tắc 3R: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế ( Reduce, Reuse, Recycle)

- Giảm thiểu: mua sản phẩm với số lượng lớn nhưng ít bao bì hơn để giảm lượng rác thải.

- Tái sử dụng: thay thế các sản phẩm sử dụng một lần bằng các sản phẩm có thể tía sử dụng lại.

- Tái chế: thu gom chất thải rắn có thể tái chế để các cơ quan, công ty tái chế lại để sử dụng.

Với chất thải rắn nguy hại cần thu gom riêng và có biện pháp xử lý riêng.

Phối hợp với Công Ty Môi Trường Đô Thị địa phương trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

4.2. Đối với trật tự an ninh và các sự cố môi trường

4.2.1. Trật tự an ninh

Phối hợp với co quan công an xã Cửa Dương đề ra biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.

4.2.2. Sự cố môi trường

a. Chống sét

Chống sét công trình là công trình chống sét cấp 3, dùng kiềm F16 do Pháp sản xuất, độ cao của cột thu sét cao hơn 2m so với điểm cao nhất của mái công trình. Bán kính bảo vệ 50 m, bảo đảm an toàn cho toàn bộ công trình.

Cọc tiếp địa F16 mạ đồng L – 2,4 m. Dây dẫn sét, dây tiếp địa M50. Điện trở nối đất Rnd ≤ 10 Ω. Sau khi thi công xong phần tiếp địa phải đo điện trở nối đất. Nếu không đạt Rnd ≤ 10 Ω thì phải kéo dây dài thêm và đóng thêm cọc sao cho Rnd ≤ 10 Ω.

Một phần của tài liệu đtm cho dự án matic resort tại ấp ông lang, xã cửa dương, huyện phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w