Như vậy, có thể thấy trong thời gian cơ cấu đầu tư đã có những bước dịch chuyển theo hướng tương đối tích cực, theo hướng khai thác lợi thế từng vùng để phát triển. Đó là tập trung vào những vùng KTTĐ, tuy vậy cũng đang có bước dịch chuyển tích cực với các vùng khác, những vùng lân cận, vùng sâu, vùng xa.
Nguyên nhân có sự dịch chuyển trên trong thời gian qua:
Có thể nói rằng, việc phân chia vốn đầu tư vào các vùng về quy mô và cơ cấu như thế nào là xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau: đó là cơ chế và chính sách của Nhà nước, nguồn lực của địa phương, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống sản xuất cũng như những thế mạnh riêng khác của vùng…
- Đối với các vùng kinh tế trọng điểm: Đây là những vùng, lãnh thổ được xem như là có tính chất động lực của cả nước. Và là những vùng có lợi thế so sánh đặc biệt so với các vùng khác.Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có những lợi thế quan trọng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, là nơi tập trung nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao; kết cấu hạ tầng khá nhất trong cả nước… hay như vùng KTTĐ miền Nam là vùng kinh tế năng động nhất nước, đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư và phát triển thị trường xuất khẩu. Do đó các vùng này luôn thu hút được lượng lớn FDI đổ vào, số vốn FDI vào đây chiếm tới 84% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài cùng trọng điểm.
- Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm. Nhà nước trong thời gian qua đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho các vùng chậm phát triển, các vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều cơ chế, chính sách đối với vùng miền núi nói chung và khu vực khó khăn đã được ban hành có tác động tích cực và đem lại kết quả tương đối tốt. Tại các vùng khó khăn trong những năm gần đây khi có các chương trình135, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình cơ sở hạ tầng nông thôn.... đã hình thành được nhiều trung tâm cụm xã, hàng trăm km đường giao thông, nhiều trường học, cơ sở y tế... được xây dựng và được cải thiện đáng kể.
- Đối với các vùng lãnh thổ, chúng ta đã thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ lợi, điện nước, còn yếu kém...nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư.
- Cơ chế, chính sách cởi mở đối với các cửa khẩu quốc tế đã tạo điều kiện cho một số cửa khẩu trở thành khu kinh tế cửa khẩu có sự phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở khu vực biên giới.
2.5 Đánh giá về thực trạng cơ cấu đầu tư của nước ta giai đoạn 2001-20072.5.1Những kết quả đạt được