Tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích công ty cổ phần tập đoàn Kinh Đô (Trang 25 - 30)

STT Nội dung Năm 2013 Năm 2012

1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(%) =492,7:4560 =10,8 =357,4:4285 =8,34 2 Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE (%) =492,7:4881,6 =0,1 =357,4: 4010,2 =0,09 3 Hệ số sinh lời của tài sản ROA(%) =492,7:6378,2 =0,08 =357,4: 5514,7 =0,06 4 Hệ số thanh toán ngắn hạn =3208:1265 =2,54 =2289:1353 =1.69

5 Hệ số thanh toán nhanh =(3208-303):1265 =2,3 =(2289-316) :1353 =1,46 6 Hệ số thanh toán tức thời =1958:1265 =1,55 =829:1352 =0,61

7 Vòng quay hàng tồn kho =2584:310,1 =8,33 =2416:316 =7,65 8 Kỳ thu tiền bình quân =859:12,67 =67,8 =882:11,9 =74,12

9 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =4560,6/(6378,2+5514,7):2= 0,77 =4285,8/(5514,7+5832,3):2=0,76 10 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =4560,6/(1755,1+1689,6):2= 2,65 =4285,8/(1451,9+1453,9):2=2,94 11

Vòng quay vốn ngắn hạn =4560,6/(1265,5+1353,1):2 =3,49

=4285,8/(1353,1+1783,6):2 =2,73

1. Khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay.

Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính

Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu dưới đây.

a. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh tnoán tổng quát cao.

 Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Ta có:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 của công ty là 2,54; tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 2,54 đồng tài sản ngắn hạn.

 Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2013 là 2,54, con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn rất tốt của công ty, hệ số trên tăng đáng kể so với năm 2012 và cũng ở mức cao so với hệ số trung bình nhóm ngành. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã gom toàn bộ tài sản ngắn hạn lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở chỗ là nó loại trừ

hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Theo bảng trên ta thấy, năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,3, tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 2,3 đồng tài sản ngắn hạn.

So với năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,85 lần, tăng 57,53%. Nguyên nhân cũng tương tư như đối với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnh hơn tốc độ tăng của khoản Nợ ngắn hạn.

c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị nhanh thích hợp hơn là hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Hệ số thanh toán tức thời = (Tiền + Tài sản tương đương tiền)/ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của tài sản ngắn hạn trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này có công thức như sau:

Năm 2013, hệ số này của công ty là 1,55 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì sẽ được đảm bảo thanh toán ngay bởi 1,55 đồng tài sản ngắn hạn.

So với năm 2012, hệ số này tăng 154,1%.

2. Đánh giá về khả năng hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho

Ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2013 lớn hơn so với năm 2012, tăng 8,89%. Điều này cho thấy tốc độ quay vòng hàng tồn kho là nhanh... Năm 2013 tốc độ này cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị ứ đọng.Nhưng điều này cũng không tốt vì có nghĩa lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều , nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng nhu cầu tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh dành hết thị phần

b. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2013 tăng so với năm trước nhưng chênh lệch không đáng kể. Chỉ tiêu này cho biết có được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp doanh nghiệp phải bỏ ra 0,77 đồng tài sản. Hệ số này càng cao thì cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, tạo ra lợi nhuận.

c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định bình quân

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tai sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa. Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưa vào sử dụng hợp ly để kiếm lợi cao nhất đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, tăng TSCĐ hiện có để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2012 với chênh lệch là -0,29.Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 2,65 đồng TSCĐ năm 2013.

d. Vòng quay vốn ngắn hạn

Vòng quay vốn ngắn hạn = Doanh thu thuần / Vốn ngắn hạn bình quân

Vòng quay vốn ngắn hạn năm 2013 là 3,49.Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ ra 3,49 đồng vốn ngắn hạn. Chỉ tiêu này tăng 44,3% so với năm 2012. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của doanh hiệu quả.

e. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân năm 2013 là 67,8.Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu có nghĩa là doanh nghiệp phải mất 67,8 ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Hệ số này càng nhỏ càng tốt cho thấy doanh nghiệp thu nợ từ khách hàng và các chính sách càng nhanh

3. Khả năng sinh lời

a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2013 là 10,8.Cho biết để có một đồng lợi nhuận doanh nghiệp cần phải có 10,8 đồng doanh thu.

b. Hệ số sinh lời của tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản.Tỷ số này của năm 2013 và 2012 đều trên 0,3 cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả, cho thấy tài sản của doanh nghiệp được sử dụng một cách hiệu quả.

c. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp phải bỏ ra 0,1 đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Kết luận:

Có thể thấy, chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp là rất an toàn, rủi ro thấp tuy nhiên khi đó chi phí sử dụng vốn cao và kém linh hoạt hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nên sử dụng nhiều vốn thường xuyên để đầu tư máy móc, TSCĐ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thay vì dùng quá nhiều nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho nhiều tài sản ngắn hạn.

Như vậy, thông qua phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn ta nhận thấy khả năng thanh toán của công ty cổ phần Kinh Đô có 1 số đặc điểm như sau:

Nhờ có tiềm lực tài chính mạnh, Kinh Đô hạn chế sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính cho hoạt động kinh doanh. Hệ số khả năng thanh toán ngăn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán tức thì tại thời điểm 31/12/2013 ở mức rất cao và cải thiện đáng kể so với các năm trước, cho thấy trong ngắn hạn Kinh Đô không có rủi ro thanh toán.

Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy Kinh Đô chưa sử dụng tốt các nguồn lực tài chính cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu sử dụng tốt hơn các công cu đòn bẩy tài chính tốc độ phát triển của doanh nghiệp này có thể còn cao hơn nữa.

Đây có thể là chiến lược phát triển của công ty trong thời kỳ thị trường tài chính bất ổn, các kênh đầu tư khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó công ty lựa chọn chiến lược an toàn trong việ c sử dụng vốn để đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích công ty cổ phần tập đoàn Kinh Đô (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w