Tăng cường quảng bá, kích cầu thị trường cà phê trong nước

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam (Trang 26 - 30)

Việt Nam – nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới, nhưng việc tiêu thụ saûn phẩm cà phê lại đặt cả vào thị trường nước ngoài, thời gian qua, 90% sản lượng cà phê của Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, trong khi đó thị trường trong nước đầy tiềm năng lại bỏ ngỏ, mặt hàng cà phê chế biến của Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của người tiêu dùng trong nước. Cụ thể, trong năm 2006, nước ta xuất khẩu gần 900.000 tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,5 tỷ USD, trong khi đó, thị trường trong nước lại tiêu thụ với số lượng quá thấp. Các nhà hoạch định chiến lược tiêu thụ cà phê dường như “lãng quên” thị trường nội địa.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, bình quân các nước thành viên của toå chức cà phê quốc tế (IOC) tiêu thụ nội địa mỗi năm lên đến 25,16% sản lượng, trong khi Việt Nam (là thành viên của tổ chức) hiện nay chỉ mới đạt 5% sản lượng thu hoạch.

Nhiều nông hộ chuyên sản xuất kinh doanh caø phê trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan Đắc Lắc, nơi được mệnh danh là “Vương quốc cà phê”, chiếm 50% trong tổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nuớc và chiếm 60% tỷ trọng GDP của tỉnh này vẫn không dùng cà phê. Đơn giaûn là tập quán uống cà phê vẫn chưa thay thế được thức uống hàng ngày truyến thống của bà con là trà, hoặc chè xanh, nước trắng. Làm cà phê chỉ để xuất khẩu, còn đối với phần lớn người tiêu dùng trong nước họ xem đây là loại thực phẩm “xa xỉ”.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, với đa số là doanh nghiệp Nhà nước, trong mấy năm qua, vẫn loay xoay mãi với việc kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nâng cao chất lượng cà

phê xuất khẩu, sử dụng các biện pháp hạn chế thua lỗ xuất khẩu, mà chưa có chương trình hoạch định chiến lược ngắn hạn, dài hạn cụ thể cho việc tiêu thụ cà phê trong nước.

Thực tế, trong mấy năm trước đây, cả nước hầu như không có một hoạt động xúc tiến thương mại tích cực nào nhằm thúc đẩy tiêu dùng cà phê trong nước. Có chăng là do các doanh nghiệp, địa phương tự lo, tự quảng bá, giới thiệu sản phẩm cà phê của mình đến với thị trường. Ví dụ như 2003, doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên ra mắt G7, mời gọi mọi người uống cà phê miễn phí tại Dinh Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Và đến năm 2005, Đắc Lắc mở Festival cà phê Buôn Ma Thuột, thực chất chỉ là một hoạt động triễn lãm về mặt hàng cà phê, mang tính chất phô trương, quảng bá hơn là tính chất thương mại. Cũng nhờ đó, việc tiêu thụ cà phê trên thị trường nội địa bắt đầu tăng lên một cách đáng kể.

Ngay tại Đắc Lắc, trước đây chỉ có vài cơ sở chế biến rang xay cà phê bột, nay đã tăng lên 140 cơ sở rang xay chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, An Thái, Mexico, Nam Nguyên, 2/9…, moãi năm cũng tiêu thụ được gần 10.000 tấn cà phê nhân. Ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột, hiện nay quán cà phê mọc lên như nấm sau cơn mưa, có nhiều khu phố, tuyến đường chuyên bán cà phê… Không riêng gì Đắc Lắc, mà hiện nay các tỉnh, thành khác trong cả nước, cà phê cũng đã và đang trở thành một loại nước uống ưa chuộng của nhiều người từ thành thị đến nông thôn.

Đắc Lắc đã tổ chức “Tuần lễ văn hóa cà phê” tại hai thành phố lớn của cả nước đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. “ Tuần văn hóa cà phê” này là hoạt động quảng bá, gắn kết kinh tế với văn hóa, đưa nền kinh tế cà phê vượt qua giới hạn của hoạt động sản xuất, làm thăng hoa

giá trị của cây cà phê để xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhằm tăng tiêu thụ cà phê nội địa, vừa đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở nước ngoài, tăng thu nhập cho người trực tiếp sản xuất cà phê.

Việc quảng bá, tăng tiêu dùng nội địa ngày càng tăng với mong nuốn từng bước đưa văn hóa ẩm thực cà phê lên thành “cà phê đạo” từ thành thị đến nông thôn nhanh chóng trở thành hiện thực.

Chính quyền tỉnh Đắc Lắc đã có ý tưởng xây dựng “Thieân đường cà phê” ở Buôn Ma Thuột. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, riêng cà phê Robusta đứng thứ nhất, lượng cà phê này được sản xuất chủ yếu ở Đắc Lắc (hơn 60%). Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ lý do biến nơi đây thành “đất thánh” cà phê thế giới rồi.

Nước ta là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng giá trị thấp, trong khi nhiều nước không làm ra hạt cà phê nhưng lại được hưởng phần giá trị gia tăng rất cao từ cà phê. Colombia

không phải là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng chất lượng cà phê của họ là số một. Bài học từ Colombia là bài học về xây dựng thương hiệu quốc gia. Đối với Việt Nam, mẫu chuẩn cà phê Robusta Buôn Ma Thuột được đánh giá là nhất thế giới, nhưng điều đáng buồn là không được nhân rộng.

Mục tiêu đầu tiên mà “Thiên đường cà phê” này hướng tới là tạo ra một thương hiệu cà phê quốc gia số một thế giới. Chúng ta cần xây dựng một ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân bền vững. Công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại sẽ được áp dụng và phổ cập nhằm tối ưu hóa chuỗi giá trị cà phê từ khâu giống, trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến thô, chế biến thành phẩm…

Huyền thoại về vùng đất đỏ bazan màu mỡ, những yếu tố văn hóa tâm linh của Tây Nguyên cũng sẽ được đưa vào thương hiệu cà phê quốc gia nhằm tăng giá trị thương phẩm. Nếu làm được điều đó chắc chắn sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tạo nên một sản phẩm hàng đầu, bởi sản phẩm được tạo ra bởi tâm huyết bao giờ cũng là sản phẩm tốt.

Từ đó taêng thu nhập cho nông dân, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách. Trước mắt, ta sẽ tập trung đầu tư khoảng 3.000 ha mô hình hóa, sau đó sẽ nhân rộng và một sàn giao dịch cà phê là một phần quan trọng trong dự án xây dựng “Thiên đường cà phê”.

Còn điều này nữa, thế giới đang có hàng tỷ người sống không thể thiếu cà phê, nhưng chưa có một nơi nào trên thế giới dành cho những tín đồ cà phê này hướng về, tại sao đó không phải là Buôn Ma Thuột?

Chúng ta sẽ xây dựng một “Thiên đường cà phê” với một bảo tàng cà phê cung với sự phát triển của nhân loại – nơi nêu bật vai trò của cà phê với sự sáng tạo, một viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ, bên cạnh đó là tất cả các loại quán cà phê, tất cả các phong cách uống cà phê trên thế giới từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nam Mỹ, từ Paris đến Trung Đông, từ sự tinh tế của cà phê phong cách Ý đến Trung Quốc và cà phê được thưởng thức trong tiếng cồng chiêng giữa thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ… sẽ có một khu du lịch phức hợp gồm nghĩ dưỡng, spa và tham quan đồn điền cà phê… Tất cả đều có ở “thiên đường cà phê”.

Nền tảng lý luận để xây dựng nên “Thiên đường cà phê” là thông qua cà phê để tôn vinh sự sáng tạo của con người, hướng đến sự thành công một cách bền vững cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn thể nhân loại, bảo vệ sự phát triển hài hòa giữa con người với con người, con

người với thiên nhiên. Có thể nói, đây cũng là một dự án xuất khẩu đầy tham vọng, không những xuất khẩu hàng hóa mà còn truyền bá tư tưởng văn hóa. Thông qua chương trình này, thế giới sẽ hiểu rõ về con người, truyền thống văn hóa Việt, những di sản văn hóa…từ đó thúc đẩy du lịch phát triển, kinh tế phát triển.

Ý tưởng về xây dựng “Thiên đường cà phê Buôn Ma Thuột” là vấn đề rất lớn được ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc rất quan tâm và hi vọng ý tưởng này sẽ thành hiện thực, phù hợp với mong muốn của người sản xuất cà phê tỉnh Đắc Lắc. Xây dựng “Thiên đường cà phê” là một dự án quốc gia mang ý nghĩa toàn cầu, dự án này cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp ở Trung ương và địa phương.

Để ý tưởng sớm thành hiện thực có rất nhiều việc phải làm, trước hết là lập một dự án huy hoạch tổng thể Buôn Ma Thuột, lấy cây cà phê làm trung tâm. Tiếp đó sẽ lập dự án mô hình khoảng 3.000 ha, đồng thời sẽ lập một loạt các dự án về khoa học, về văn hóa,…

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w