II. Các Giải Pháp
2. Những biện pháp ngoài Nhà nước
2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ Vận tải đa phương thức
Để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì người kinh doanh vận tải đa phương thức còn cần có sự nhận thức đầy đủ về Vận tải đa phương thức, phải phát triển kết cấu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ và phải phát triển được EDI. Bên cạnh đó cũng phải xem xét các yếu tố sau:
• Đơn giản hoá các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hoá.
• Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng, minh bạch và nhất quán.
• Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng vận tải đa phương thức.
• Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải.
• Có chính sách khuyến khích đối với Vận tải đa phương thức. 2.2 Tăng cường liên hiệp các Vân tải đa phương thức
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, không cần phải tất cả các phương thức vận tải tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế phải mạnh mới thực
hiện quyền vận tải hàng hoá, mà trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, phải coi trọng việc tăng cường liên kết các công ty vận tải giữa trong nước và quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt. Việc liên kết các công ty vận tải lại giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận - vận chuyển đặt ở một số nước. Việc liên kết Vận tải đa phương thức giúp cho người kinh doanh Vận tải đa phương thức thâu tóm được tất cả mọi khâu của quá trình đưa hàng xuất nhập khẩu từ nơi sản xuất đến cơ sở của người mua.
2.3 Đẩy mạnh đào tạo cán bộ công nhân viên ngành vận tải quốc tế
Giáo dục và rèn luyện con người luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm Vận tải đa phương thức vừa là Nhà giao nhận vừa là Nhà tổ chức, Nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp… để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm vận tải phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử. Bên cạnh đó, sự hiểu biết các lĩnh vực liên quan cũng là một vấn đề cần thiết như: hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm… Do đó, một giải pháp cần hết sức quan tâm, chú trọng đó là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, các công ty vận tải cần áp dụng các biện pháp sau:
• Tổ chức các khoá học theo hướng chuyên sau kết hợp với khả năng kinh nghiệm nhiều phần việc liên quan.
• Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh và vi tính để đảm bảo cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới.
• Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật… theo hình thức ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài.
• Cử cán bộ nghiệp vụ đi học ở nước ngoài qua các liên doanh, các Hiệp hội mà các công ty vận tải tham gia để nâng cao trình độ, thu nhập thêm kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch
vụ, tìm mối chắp nối giao dịch, ký kết các hợp đồng mới. Qua kinh nghiệm thực tế, chắc chắn các cán bộ trong các Công ty vận tải, đưa ra được biện pháp khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, giáo dục nâng cao trình độ văn hoá luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo công ty. Bởi không có gì bảo vệ vững chắc công ty bằng ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Họ chính là tài sản quý giá nhất của công ty.
D. Kết Luận
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng và vai trò của vận tải đa phương thức trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh , mua sắm đóng mới phương tiện vận tải, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên khả năng cung ứng dịch vụ đa phương thức ở Việt Nam còn yếu kém, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng xuất nhập khẩu cũng như sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh vận tải nói riêng .
Hi vọng với sự nỗ lực của chính phủ cũng như các doanh nghiệp, vận tải đa phương thức ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng tốt cho nhu cầu hội nhập của đất nước.
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo : 1. http://www.business.gov.vn/LicenseDetail.aspx?id=1780 2. http://www.giaothongvantai.com.vn/ 3. http://www.vinabook.com/van-tai-da-phuong-thuc-la-gi-va-luat-ap-dung- m11i4203.html 4. http://www.thuvienphapluat.com/Default.aspx 5. http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Tieu- diem/He_thong_cang_bien_Viet_Nam_Tiem_nang_kinh_te_lon/ 6. Giáo trình: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương - trường Đại học Ngoại thương – PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm ( Chủ biên) – Nhà xuất bản lý luận quốc gia.