Các phép đo đánh giá chất lượng mạng cáp đồng trước khi triển khai ADSL

Một phần của tài liệu Tổng quan về dịch vụ ADSL và quy trình khai thác lắp đặt thuê bao ADSL tại trung tâm viên thông Thanh Oai (Trang 28 - 30)

khai ADSL

* Điện trở (phép đo OHM)

Giá trị điện trở giữa các dây tip-ring, tip-đất và ring-đất phải lớn hơn 5MΩ. Nếu điện trở giữa các dây tip-ring nhỏ hơn 5MΩ thì đôi dây bị ngắn mạch. Để xác định vị trí ngắn mạch có thể thực hiện phép đo điện trở mạch vòng đôi dây hoặc thực hiện phép đo TDR.

* Điện dung (phép đo CAP)

Phép đo tiếp theo cần thực hiện là phép đo điện dung đôi dây. Phép đo này đảm bảo rằng đôi dây bị hở mạch hay ngắn mạch. Nếu giá trị điện dung đôi dây lớn hơn 2mF thì đôi dây bị ngắn mạch. Thực hiện phép đo điện trở để kiểm tra. Sau đã thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí ngắn mạnh của đôi

dây. Phép đo điện dung (CAP) có thể cung cấp độ dài của đôi dây (tính từ đầu đo đến đầu hở mạch) khi chúng ta sử dụng công thức quy đổi là 51nF=1km. Nếu giá trị độ dài thu được là ngắn hoặc dài hơn độ dài danh định thì đôi dây bị đứt dây. Khi độ dài của đôi dây chỉ 3 km và có một nhánh cầu dài 1 km thì giá trị điện dung sẽ tương đương điện dung của đôi dây 4 km vì giá trị điện dung đo được bằng tổng điện dung của đôi dây và nhánh cầu. Do đã phép đo điện dung cho phép phát hiện các nhánh cầu.

* Điện áp một chiều (phép đo DCV).

Khi đo điện áp một chiều tại một đầu của một đôi dây và để hở mạch đầu kia của đôi dây mà thu được các giá trị điện áp giữa các dây tip-ring là -48 VDC, ring-đất là +48 VDC và tip-đất là 0 VDC thì có thể kết luận là dây ring bị Tiếp xúc với một dây nào đã. Tiếp theo thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí Tiếp xúc này. Điện áp một chiều phải nhỏ hơn 10 V

* Điện áp xoay chiều (phép đo ACV)

Phép đo này kiểm tra xem đôi dây có chịu ảnh hưởng của nguồn điện áp nào không. Các giá trị xoay chiều phải nhỏ hơn 5 VAC.

* Điện trở mạch vòng

Phép đo này kiểm tra điện trở mạch vòng của đôi dây (nối dây tip và dây ring tại đầu xa). Điện trở mạch vòng cung cấp dịch vụ ADSL không được lớn hơn 1300 W. Phép đo điện trở còng được sử dụng để xác định độ dài đôi dây.

* Phát hiện cuộn cảm.

Mục đích là để phát hiện cuộn cảm mắc trên đôi dây (bản chất là các bộ lọc thông thấp). Chúng làm tăng phạm vi phục vụ dịch vụ thoại nhưng lại hạn chế nghiêm trọng đến dịch vụ DSL. Do đã phải phát hiện loại bỏ các cuộn cảm trước khi triển khai dịch vụ DSL hay các dịch vụ sử dụng ở tần số cao. Công cụ phát hiện cuộn cảm cho phép phát hiện có cuộn cảm được mắc trên đôi dây hay không và nếu có thì số lượng cuộn cảm là bao nhiêu. Khi đã phát hiện có cuộn cảm mắc trên đôi dây thì thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí cuộn cảm và loại bỏ từng cuộn cảm.

* Phát hiện nhánh cầu (Bridge tap)

Nhánh cầu là một đoạn cáp bất kỳ không nằm trên tuyến kết nối trực Tiếp giữa tổng đài và thuê bao. Các nhánh cầu thường được lắp đặt để cung cấp dịch vụ thoại tương tự cho các thuê bao bổ sung theem nhưng chúng lại gây ra phản xạ tín hiệu và làm giảm chất lượng dịch vụ DSL. Nhánh cầu càng gần modem DSL bao nhiêu thì Nó gây tác hại càng nhiều. Phép đo TDR là công cụ tốt nhất để phát hiện nhánh cầu.

* Phép đo phản xạ miền thời gian (Phép đo TDR –Time Domain Reflectometer )

Phép đo TDR hoạt động theo phương pháp phát một xung lên trên đôi dây và sau đó các tín hiệu phản xạ trở lại. Các tín hiệu phản xạ xuất hiện do các thay đổi trở kháng của đôi dây mà trở kháng của đôi dây bị thay đổi lại do đôi dây có nhánh cầu, cuộn cảm, bị hở mạch, ngắn mạch hay bị chẻ đôi. Ưu điểm chính của phép đo TDR là khả năng phát hiện vị trí lỗi chính xác. Trong khi công cụ phát hiện cuộn cảm chỉ phát hiện có cuộn cảm mắc trên đôi dây thì phép đo TDR lại cho phép xác định vị trí cuộn cảm một cách chính xác.

* Kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số

Các dịch vụ được cung cấp trên các đôi dây gần kề có thể gây ra xuyên âm cho đôi dây cần kiểm tra. Do đã phải kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số của đôi dây cần kiểm tra. Vì dịch vụ DSL sử dụng dải tần số rộng (Ví dụ : Dịch vụ ADSL sử dụng dải tần số 140 đến 1100 kHz) nên nó chịu ảnh hưởng của các nguồn nhiễu bên ngoài, tuỳ thuộc vào độ lớn, can nhiễu có thể hạn chế tốc độ bit đạt được hoặc ngăn cản hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ DSL. Công cụ kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số cho phép nhận dạng các nguồn nhiễu. Các mẫu phổ tần số của các dịch vụ gây ra nhiễu cho phép nhận dạng được nguồn dịch vụ gây nhiễu.

Thông qua các phép đo trên, chúng ta có thể tìm ra các lỗi ngắn mạch, hở mạch, Tiếp xúc trên mạng cáp đồng, loại bỏ các cuộn cảm, nhánh cầu, xử chống nhiễu đối với các nguồn nhiễu gần kề và phát hiện nguồn điện áp lạ tác động lên đôi dây.

Một phần của tài liệu Tổng quan về dịch vụ ADSL và quy trình khai thác lắp đặt thuê bao ADSL tại trung tâm viên thông Thanh Oai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w