Ngoại thương

Một phần của tài liệu tình hình kinh tế công thương nghiệp đàng trong từ thế kỷ xvii đến đầu thế kỷ xvii (Trang 25 - 56)

5. Bố cục khóa luận

2.2.2. Ngoại thương

Nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa Nguyễn kế vị ông đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển chung của khu vực và thế giới. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển. Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn đã ra công tạo dựng ở Đàng Trong.

Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương và thủ công nghiệp ở Đàng Trong. “Vào thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa

phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu Á lẫn châu Âu đền đến và thiết lập quan hệ giao thương với

chính quyền Đàng Trong”. [28: tr102]. Việc buôn bán tiếp xúc rộng rãi này phù

hợp với yêu cầu giao lưu quốc tế đương thời và nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam về sau. Cụ thể :

Buôn bán với các nƣớc Phƣơng Đông

- Với Trung Quốc: Thương nhân Trung Quốc là những người đến buôn bán với nước ta từ rất xa xưa. Hàng năm, thuyền buôn của họ từ Quảng Châu dong buồm xuống các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh) rồi vào Phố Hiến (Hưng Yên) hay Vị Hoàng (Nam Định) hoặc vào các cảng Đàng Trong như Hội An, Nước Mặn, Bến Nghé… Việc buôn bán giữa thương nhân Trung Quốc với Đại Việt (nhất là với Đàng Trong) ngày càng phát triển. Đặc biệt từ khi nhà Thanh thực hiện chính sách tạm thời đóng cửa các cảng khẩu Trung Quốc. Thời gian này ngoài các thuyền buôn xuất phát từ các cảng phía nam Trung Quốc còn có một số lượng đáng kể thuyền của các thương nhân Hoa kiều đã bỏ Trung Quốc xuống định cư ở các nước Đông Nam Á sau khi nhà Minh bị người Mãn Thanh đánh bại. Theo số liệu thống kê: “Trong khoảng thời gian từ 1651 đến 1724 số lượt chuyến các tàu buôn lớn (loại tàu có trọng tải từ 150 - 200 tấn) của Trung Quốc chở hàng từ Đại Việt đến cảng Nagadaki của Nhật Bản là 251 chuyến, trong đó 52 chuyến từ các cảng Đàng Ngoài và 199

chuyến từ các cảng Đàng Trong…”[20: tr153]. Hàng hóa do các thương nhân

Trung Quốc chở đến bán thường là các loại vải lụa cao cấp, giấy bút, các loại đồ đồng, gốm sứ, kẽm, diêm sinh, khí giới… và mua đi hồ tiêu, gỗ quý, các loại hương liệu, yến sào, sừng tê, ngà voi tơ tằm vàng … đặc biệt là đường và hồ tiêu là thứ hàng mà thương nhân Trung Quốc ham thích. Ngoài ra cau cũng là món hàng ưa thích của thương nhân Trung Quốc, bấy giờ đất Gia Định có nhiều cau. Tục ngữ có câu: “thóc một cau hai” [22: tr178], nên dân địa phương không lấy quả mà để cho cau khô già rồi bóc lấy hạt bán cho thương nhân Trung Quốc. Tiền đồng cũng là thứ hàng mà thương nhân Trung Quốc hay nhập ở Đàng Trong. Đến năm 1774 họ Trịnh chiếm Thuận Hóa, tịch thu được trên 80 vạn quan tiền thời Tống, Đường.

Cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, nhiều người Hoa đã ở hẳn các cảng thị của Đại Việt. Theo P. Poavrơ, ở thế kỷ XVIII “Ở Hội An có đến 6000 Hoa Kiều mà phần lớn là các lái buôn giàu có, vừa mua bán hàng hóa, vừa làm môi giới cho

khách phương Tây, giữ các chức vụ trong các tàu ti” [25: tr 374]. Sự xuất hiện

quan hệ giao thương giữa hai nước. Khác với người Nhật, người Hoa từ Trung Quốc được phép buôn bán với Đàng Trong không chỉ trong buổi đầu thống trị của chúa Nguyễn mà còn kéo dài suốt thời kì sau đó.

Hoạt động ngoại thương giữa Đàng Trong với Trung Quốc có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển nền thương mại ở vùng đất mới mẻ này, nhất là nửa sau thế kỷ XVII và cả thế kỷ XVIII, khi chính phủ Nhật Bản đã thực hiện lệnh tỏa quốc (1636) làm cho hoạt động của các thuyền buôn giảm dần vai trò của nó tại Hội An. Vào cuối thế kỉ XVIII, khi các thương nhân ngoại quốc khác rút đi hầu hết thì thương nhân Trung Quốc hầu như làm chủ thị trường Đàng Trong nói riêng và thị trường Đại Việt nói chung.

- Với Nhật Bản: Cùng với thương nhân Trung Quốc, thương nhân Nhật Bản cũng có mặt khá sớm ở Đàng Trong. Ngay từ thế kỷ XVI, người Nhật đã dong thuyền đến bờ biển Đàng Trong buôn bán rồi chuyển dần ra Đàng Ngoài. Ở Đàng Trong, họ tập trung buôn bán ở vùng Quảng Nam, rồi sau đó xin chúa Nguyễn cho lập phố ở cảng Hội An…

Sang thế kỉ XVII (đặc biệt là 4 thập niên đầu), mối quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với Nhật Bản phát triển thịnh đạt hơn bao giờ hết. Mặc dù thời đại Châu ấn thuyền ở Đàng Trong không kéo dài, song việc buôn bán của người Nhật tại vùng đất này để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Số lượng Châu ấn thuyền hàng năm đến Đàng Trong luôn đứng đầu danh sách các nước có quan hệ mua bán với Nhật: “Trong 13 năm (từ 1604 đến 1616) có 186 thuyền buôn Nhật đã được cấp Châu ấn đến buôn bán với các nước Châu Á, trong đó đến Đàng Ngoài là 11 chiếc, Đàng Trong là 42 chiếc, Chăm pa 5 chiếc, Campuchia là 25 chiếc, Xiêm là 37 chiếc, Philippin là 34 chiếc, Nam Trung Quốc là 18 chiếc, các

nước khác là 18 chiếc…” [31: tr9].

Lệ thuế của chúa Nguyễn đối với thuyền buôn Nhật là “đến nộp 4000 quan,

đi nộp 4000 quan” [25: tr375]. Thông qua các lái buôn, chúa Nguyễn có thư từ

chính thức với Mạc phủ Tôcugaoa (Tokugawa) trao đổi về việc tăng cường quan hệ buôn bán giữa hai nước. Tuy nhiên, do chính sách cởi mở và ưu ái của chính quyền Đàng Trong, nên người Nhật chủ yếu đến buôn bán ở Hội An. Tại đây, người Nhật được phép lập phố riêng của mình. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn gả con gái cho một thương nhân người Nhật Bản. Cũng như các lái buôn người Hoa, người Nhật đến Việt Nam ngoài việc buôn bán còn làm phiên dịch, mối lái, phục dịch ở các tàu ti. Đặc biệt từ sau khi chính phủ Nhật ra lệnh cấm người Nhật ra nước ngoài hoặc đã ở ngoại quốc lâu ngày thì không được về nước hoặc về nước sẽ bị trừng phạt nặng. Một số thương nhân nước Nhật ở lại sinh sống

trên đất người, không trở về nữa nên Hội An ngay càng đông dân Nhật sinh sống. Vậy nên có nhà nghiên cứu cho rằng: Bấy giờ, người Nhật giữ vai trò chủ chốt độc quyền trong buôn bán ở Việt Nam,ví như họ đặt trước cho các thợ dệt, thợ làm đường Việt Nam, sau đó lấy hàng đó bán lại cho người Châu Âu.

Như vậy, với sự ra đời của phố Nhật ở Hội An bên cạnh phố của người Trung Quốc là do nhu cầu tất yếu của hoạt động ngoại thương, nhưng đồng thời nó cũng là kết quả phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Chưa có nơi nào trên đất Châu Á mà thương điếm của người Nhật có quy mô và năng lực hoạt động có hiệu quả như thương điếm của họ đặt tại Hội An. Buôn bán với người Nhật đóng vai trò quan trọng trong nền thương mại Đàng Trong. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XVIII do lệnh cấm của chính phủ Nhật, việc buôn bán của người Nhật ở Đàng Trong thưa dần, mặc dù hàng tơ lụa của cư dân Việt vẫn được người Nhật ưa chuộng. Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản: “Thời gian từ năm 1641 đến 1654, trong tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các nước đến

bán ở Nhật Bản có 51% nhập từ Đại Việt…” [20: tr153, 154]. Còn một số ở lại

Việt hóa hay trở thành Hoa kiều, Hội An biến thành nơi buôn bán chủ yếu của người Trung Quốc.

Buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây

Sau cuộc phát kiến địa lý của nhà phát kiến Vaccoda Gama năm 1498 đã tìm được con đường qua mũi Hảo Vọng thì thương nhân phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… là những nước phương Tây có tiềm lực kinh tế lớn và có hải thương mạnh thuộc vào loại bậc nhất thế giới lần lượt tới nước ta.

- Với Bồ Đào Nha: Thương nhân Bồ Đào Nha là những người Châu Âu đầu tiên tiếp xúc với nước ta. Họ đã đến Đàng Trong sớm hơn Hà Lan, Anh nửa thế kỷ, và sớm hơn Pháp một thế kỷ. So với thương nhân các nước phương Tây khác, thương nhân Bồ Đào Nha gây được ảnh hưởng lớn trong nền thương mại Đàng Trong.

Sau khi lập căn cứ ở Áo Môn, người Bồ Đào Nha bắt đầu đặt quan hệ buôn với Đàng Trong. Họ đặt thương điếm ở đây mà chỉ hàng năm, đến tháng chạp và tháng riêng, họ dong thuyền đến Hội An mua hàng rồi chở đi bán ở các nước khác. Thuế lệ phải nộp: “mỗi tàu 4.000 quan lúc vào và 400 quan lúc ra” [22: tr181]. Phần lớn các giáo sĩ đến trước các thương nhân, họ vừa truyền giáo vừa đi khắp nơi để thu mua các thứ hàng như tơ lụa, đường, hồ tiêu, kỳ nam, trầm hương, … cất vào một nơi, chờ khi tàu của lái buôn Bồ đến thì giao nộp và nhận tiền. Để tạo điều kiện buôn bán thuận lợi, lái buôn Bồ nhận mọi quy định của nhà nước phong kiến Đàng Trong, kể cả các yêu sách của

chúa Nguyễn. Đổi lại người Bồ cho Đàng Trong các loại hàng như chỉ, diêm sinh, cánh kiến, đồ sành, chè, hợp kim, kẽm, đồng…

Sang thế kỷ XVII, việc buôn bán của người Bồ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của người Hà Lan. Các thương nhân Bồ Đào Nha tìm mọi cách gièm pha với chúa Nguyễn để gạt bỏ ảnh hưởng của người Hà Lan, nhưng cuối cùng họ vẫn không đạt được kết quả. Từ đó, người Bồ thỉnh thoảng qua lại buôn bán. Sang thế kỷ XVIII, do sự cạnh tranh của các nước khác, người Bồ rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

- Với ngƣời Hà Lan : Hà Lan là nước xông xáo trong quan hệ thương mại tại thị trường Châu Á. Việc buôn bán của người Hà Lan xem ra thuận lợi hơn khi Nhật Bản thực hiện chính sách tỏa cảng nhưng lại tiếp tục buôn bán với người Hà Lan, xem đó là một cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Những ưu ái trong quan hệ Nhật - Hà tạo điều kiện cho công ty Đông Ấn Hà Lan thay thế chỗ đứng của thương nhân Nhật tại Hội An. Song trên thực tế Hà Lan không làm được điều đó, thương điếm của họ vừa mới mở lại không thể đi vào hoạt động. Tại Đàng Trong quan hệ giao thương giữa họ với chính quyền chúa Nguyễn tiến triển không tốt đẹp bởi sự liên minh của họ với chúa Trịnh trong cuộc chiến tranh chống lại chúa Nguyễn. Do vậy với Hà Lan quan hệ thương mại của họ chủ yếu phát triển mạnh ở Đàng Ngoài.

Vào đầu thế kỷ XVIII, thỉnh thoảng người Hà Lan có cập bến Đàng Trong bán các thứ hàng như: bạc, hồ phách, lưu hoàng, đồng, bông, vải hoa, diêm tiêu và mua đường, vàng, ngà voi, xạ hương, trầm, thóc gạo, tơ lúa... Đến năm 1733, thấy việc đúc tiền có lợi công ty Đông Ấn Hà Lan nhận với chúa Nguyễn đúc tiền. Song sau một năm thấy không có lãi mấy, công ty dừng lại. Đến năm 1758 công ty Hà Lan rút lui khỏi Đàng Trong chịu mất số nợ là 20.000 phlo- ranh.

- Với ngƣời Anh: Công ty Đông Ấn Anh được thành lập năm 1600. Từ đầu thế kỷ XVII, người Anh tìm mọi cách mở rộng ảnh hưởng của mình sang khu vực Đông Nam Á và cũng có nhu cầu thâm nhập thị trường Đàng Trong. Đồng thời chính quyền chúa Nguyễn cũng muốn thiết lập quan hệ giao thương với công ty này. Cụ thể như, khi thấy việc buôn bán với Đàng Ngoài gặp khó khăn người Anh cố gắng tạo cơ hội buôn bán ở Đàng Trong. Vào năm 1695, tàu Anh trở hàng đến Hội An xin được buôn bán và đề nghị lập ở đây một thương điếm. Nhưng chúa Nguyễn lại tỏ ra thờ ơ và mua ép giá hàng hóa. Vì vậy mà trong suốt thời gian đặt quan hệ buôn bán cả hai bên chẳng đạt được kết quả như mong muốn với những chuyến buôn qua lại thưa thớt.

- Với ngƣời Pháp: Người Pháp đến Đại Việt có phần muộn màng hơn với chuyến buôn đầu tiên đến Đàng Ngoài vào năm 1669. Sau một thời gian hoạt động ở Phố Hiến, đến đầu thế kỷ XVIII mới thực sự đến buôn bán với Đàng Trong. So với các nước phương Tây khác, trong quan hệ giao thương của Pháp tại đất Đàng Trong, Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Pari (MEP) gần như có mặt trong tất cả các hoạt động thương mại. Vào năm 1740, Pháp cử thương nhân kiêm giáo sĩ Paovrơ đến thăm dò Đàng Trong. Năm 1744 P. Paovrơ mới gửi về nước một bản báo cáo chi tiết về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đàng Trong rồi mới được bộ Hải quân Pháp giao nhiệm vụ liên lạc buôn bán với Đàng Trong. Từ năm 1749 đến năm 1757, P. Paovrơ nhiều lần chở hàng sang bán ở Đàng Trong và xin làm một số việc, xin thuê người, mua nô lệ, mua các thứ tơ lụa, lâm sản chở đi. Nhưng do cuộc chiến tranh giành giật vùng đất này giữa Anh và Pháp nên đã cắt đứt mối giao thương này.

Như vậy, việc buôn bán của người phương Tây trên đất Đàng Trong không mấy phát đạt. Số lượng thuyền buôn của họ hàng năm đến Hội An không thực sự đều đặn, khối lượng hàng hóa được lưu thông chưa phải là nhiều. Song sự có mặt của thương nhân phương Tây ở Đàng Trong đã góp phần làm cho thương mại Đàng Trong nhộn nhịp hẳn lên. Hoạt động của các đội thương thuyền Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp… còn có ý nghĩa duy trì vai trò trung chuyển hàng hóa của các đô thị ở Đàng Trong, cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại của các thương cảng của nó. Buôn bán giữa Đàng Trong với một số nước trên thế giới trong các thế kỷ từ XVI - XVIII có tầm quan trọng đặc biệt đến độ số tàu thuyền ngoại quốc đến Đàng Trong được xem là tiêu chuẩn để đánh giá thu nhập kinh tế hàng năm cao hay thấp. Trong một lần tiếp Thích Đại Sán, chúa Nguyễn Phúc Chu nói: “Các năm trước thuyền ngoại dương đến buôn, một năm 6,7 chiếc, năm nay (1695) số thuyền lên đến 16 ,17 chiếc, trong nước nhờ đó

tiêu dùng dư dật” [26: tr134] Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kim thì:

“Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ nền kinh tế hải thương có quan hệ mở rộng, đa dạng và phát triển hưng thịnh như giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu Á và Châu Âu, đều đến và

thiết lập quan hệ trao đổi, buôn bán với Đàng Trong” [13: tr5]. Xem xét thương

mại ở các khía cạnh như có những đối tác mới trong quan hệ giao thương, mức độ nhộn nhịp của các tàu thuyền, bến cảng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ, lợi ích kinh tế thương mại mang lại cho chính quyền Đàng Trong… so với các thời kỳ lịch sử trước đó thì rõ ràng, các thế kỷ XVII, XVIII được xem là thời kỳ phát triển khá thịnh đạt của của thương mại Đàng Trong.

Như vậy, có thể thấy rằng trong lịch sử Đại Việt, chưa bao giờ nền kinh tế ngoại thương lại phát triển rực rỡ như trong thế kỉ XVI - XVIII. Đặc biệt là sự phát triển thương mại Đàng Trong, với sự mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ cả ở châu Á

Một phần của tài liệu tình hình kinh tế công thương nghiệp đàng trong từ thế kỷ xvii đến đầu thế kỷ xvii (Trang 25 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)