An toàn lao động và vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 2011 (Trang 27 - 41)

Các loại máy móc sử dụng tại công ty rất dễ gây ra tai nạn, nếu công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những nội qui về an toàn lao động thì dễ bị xảy ra các tai nạn. Các tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn về điện, vận hành máy móc (máy cưa, máy chà nhám, máy cắt,...). Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội qui và qui tắc an toàn trong lao động. Để tránh tình trạng tai nạn lao động xảy ra, công ty đã thực hiện các biện pháp sau:

- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, bao tay.

- Thường xuyên tập huấn cho cán bộ công nhân viên về vệ sinh an toàn lao động và hướng dẫn bảo hộ lao động trước khi nhận công tác.

- Xây dựng nội qui an toàn lao động cho từng công đoạn sản xuất, biển báo nhắc nhở nơi sản xuất nguy hiểm.

San ủi mặt bằng

PHẦN 3 - NỘI DUNG GIÁM SÁT VÀ KẾT QUẢ 3.1 NỘI DUNG GIÁM SÁT

Chương trình giám sát gồm những nội dung chính sau:

- Khảo sát, thu thập, lấy mẫu, đo đạc các thông số ô nhiễm trong không khí xung quanh và khí thải khu vực sản xuất

- Kiểm tra chất lượng nước thải

- Kiểm tra chất lượng nước cấp, nước ngầm

- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn hiện tại đang áp dụng

- Tổng hợp đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường từ các kết quả giám sát tại vị trí khảo sát chiếu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành

- Đánh giá kết quả các hoạt động bảo vệ môi trường Công ty đang thực hiện

- Nhận xét những tồn đọng và đề xuất biện pháp khắc phục làm cơ sở để Công ty hoàn thiện chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường của mình trong thời gian tới.

3.1.1 Giám sát chất lượng môi trường nước

Để đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát chất lượng môi trường nước, Công ty tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và chất lượng nước cấp ăn uống:

Chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường: 1 vị trí: Nước thải sinh hoạt và

sản xuất tại hố ga cuối cùng

Quy chuẩn so sánh: QCVN 24:2009/BTNMT loại B.

Chất lượng nước cấp sinh hoạt: 1 vị trí (nước cấp cho sinh hoạt sau xử lý)

Quy chuẩn so sánh: chất lượng nước cấp sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT • Chất lượng nước ăn uống: 1 vị trí (nước cấp cho ăn uống sau xử lý)

Quy chuẩn so sánh: chất lượng nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT

Ngày lấy mẫu: 19/11/2011

Đơn vị phân tích: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ

sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam

3.1.2 Giám sát chất lượng môi trường không khí

Khu vực xung quanh và trong xưởng làm việc: 4 vị trí:

(1) Trước văn phòng

(2) Xưởng sơ chế - khu vực trung tâm (3) Xưởng sơ chế - khu vực máy cưa (4) Xưởng tinh chế

(5) Xưởng hoàn thiện

Ngày lấy mẫu: 19/11/2011

Các thông số giám sát bao gồm: tiếng ồn, bụi, NOx, SO2, CO.

Quy chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (quyết định 3733/2002/QĐ – BYT

ngày 10/10/2002, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT), QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Đơn vị phân tích: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ

sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam • Khí thải tại nguồn:

1 vị trí: khí thải tại ống thải lò sấy

Ngày lấy mẫu: 19/11/2011

Các thông số giám sát bao gồm: Nhiệt độ, bụi, NOx, SO2, CO

Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và

các chất vô cơ (QCVN 19:2009/BTNMT)

Đơn vị phân tích: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ

sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam

3.2 KẾT QUẢ GIÁM SÁT, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ3.2.1 Môi trường không khí 3.2.1 Môi trường không khí

a) Kết quả

Số lượng mẫu: 4 mẫu khí

Vị trí lấy mẫu:

Khu vực xung quanh và xưởng sản xuất: 4 vị trí:

(1) Khu vực trước văn phòng (2) Khu vực xưởng sơ chế (3) Khu vực xưởng tinh chế (4) Khu vực xưởng hoàn thiện

Khí thải tại nguồn: 1 vị trí: khí thải tại ống thải lò sấy

Bảng 3.1: Kết quả phân tích tiếng ồn, bụi, hơi và khí khu vực xung quanh và trong xưởng

sản xuất

STT Điểm đo Tiếng ồn Bụi NO2 SO2 CO

dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3

1 Khu vực xung quanh –

trước văn phòng 61 - 64 0,27 0,04 0,11 2,87

QCVN 05:2009/BTNMT 70(*) 0,3 0,2 0,35 30

2 Xưởng sơ chế 82 - 84 2,11 0,08 0,15 3,18

3 Xưởng tinh chế 80 - 83 3,02 0,07 0,12 3,05

4 Xưởng hoàn thiện 78 - 81 3,55 0,05 0,12 2,96

QĐ 3733/2002/QĐ -BYT – ngày

10/10/2002 ≤ 85 6 10 10 40

(Nguồn: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ sinh lao

động và bảo vệ môi trường miền Nam, 19/11/2011) Ghi chú

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002: Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp

Bảng 3.2: Kết quả phân tích khí thải tại nguồn tại Công ty TNHH Đồ Gỗ Nghĩa Tín

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp (QCVN

19:2009/BTNMT) Cột B Cột B 1 Nhiệt độ oC 196 - 2 Bụi mg/Nm3 114,2 400 200 3 NOx mg/Nm3 215 1000 850 4 SO2 mg/Nm3 394 1500 500 5 CO mg/Nm3 671 1000 1000

(Nguồn: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ sinh lao

động và bảo vệ môi trường miền Nam, 19/11/2011) Ghi chú

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

b) Nhận xét, đánh giá

Tại vị trí xung quanh cổng bảo vệ so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu tiếng ồn, bụi, NOx, SO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép.

Các vị trí quan trắc trong khu vực sản xuất cũng cho kết quả nồng độ các chất ô nhiễm, tiếng ồn đạt nằm trong giới hạn cho phép của QĐ 3733/2002/QĐ-BYT

Các vị trí quan trắc khí thải tại nguồn cũng có nồng độ chất ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT

Như vậy, về mặt kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Công ty đã thực hiện khá tốt và sẽ tiếp tục duy trì, cải tiến để chất lượng không khí ngày càng tốt hơn.

3.2.2 Môi trường nước

3.2.2.1. Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt

- Vị tri lấy mẫu: Vị trí 1: Mẫu nước cấp cho sinh hoạt sau hệ thống xử lý

Kết quả phân tích mẫu (Xem Bảng 3.3)

Bảng 3.3: Kết quả phân tích nước cấp cho sinh hoạt sau xử lý

(Nguồn: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ sinh lao

động và bảo vệ môi trường miền Nam, 19/11/2011)

Ghi chú

- QCVN 02: 2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt  Nhận xét, đánh giá

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 02:

2009/BYT cột I

1 Màu sắc TCU 0 15

2 Mùi vị - Không mùi vị lạ Không mùi vị lạ

3 Độ đục NTU 0 5 4 pH - 6,64 6,0- 8,5 5 Độ cứng (CaCO3) mg/l 2 350 6 Amoni (NH4+) mg/l KPH (<0,01) 3 7 Clo dư mg/l 0,3- 0,5 8 Asen (As) mg/l KPH (<0,001) 0,01 9 Sắt (Fe) mg/l 0,12 0,5 10 Clorua (Cl-) mg/l 7,2 300 11 Florua (F-) mg/l 0,05 1,5 12 Chỉ số Pecmanganat mg/l 0,93 4 13 E. Coli MNP/100ml 0 0 14 Coliform MNP/100ml 8 50

So sánh với QCVN 02: 2009/BYT cột I cho thấy tất các chỉ tiêu Màu sắc; Mùi vị; Độ đục; pH; Độ cứng (CaCO3); Amoni (NH4+); Clo dư; Asen (As); Sắt (Fe); Clorua (Cl-); Florua (F-); Chỉ số Pecmanganat; E. Coli; Coliform nằm trong giới hạn cho phép.

Như vậy hệ thống xử lý nước cấp hiện tại của Công ty TNHH Đồ Gỗ Nghĩa Tín vận hành tốt, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt yêu cầu để cấp cho sinh hoạt.

3.2.2.2. Chất lượng nước cấp cho ăn uống

Số lượng mẫu: 01 mẫu

Vị tri lấy mẫu:

- Vị trí 1: Mẫu nước cấp cho ăn uống sau hệ thống xử lý  Kết quả phân tích mẫu (Xem Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước cấp cho ăn uống sau xử lý tại Công ty TNHH Đồ Gỗ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 20112009/BYT

1 Màu sắc TCU 0 15

2 Mùi vị - Không mùi vị

lạ Không mùi vị lạ 3 Độ đục NTU 0 2 4 pH - 6,64 6,5- 8,5 5 Độ cứng (CaCO3) mg/l 2 300 6 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 438 1000 7 Nhôm (Al) mg/l KPH (<0,001) 0,2 8 Amoni (NH4+) mg/l KPH (<0,01) 3 9 Asen (As) mg/l KPH (<0,001) 0,01 10 Bari (Ba) mg/l KPH (<0,01) 0,7 11 Cadimi (Cd) mg/l KPH (<0,001) 0,003 12 Clorua (Cl-) mg/l 5,3 250 13 Crom tổng số (Cr) mg/l KPH (<0,001) 0,05 14 Đồng (Cu) mg/l KPH (<0,001) 1 15 Xianua (CN-) mg/l KPH (<0,01) 0,07 16 Florua (F-) mg/l 0,02 1,5 17 Hydro sufur mg/l KPH (<0,01) 0,05 18 Sắt (Fe) mg/l KPH (<0,001) 0,3 19 Chì (Pb) mg/l KPH (<0,001) 0,01 20 Mangan tổng số mg/l KPH (<0,001) 0,3 21 Thủy ngân (Hg) mg/l KPH (<0,0001) 0,001 22 Molybden mg/l KPH (<0,001) 0,07 23 Niken (Ni) mg/l KPH (<0,01) 0,02

(Nguồn: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ sinh lao

động và bảo vệ môi trường miền Nam, 19/11/2011)

Ghi chú

- QCVN 01: 2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống  Nhận xét, đánh giá

So sánh với QCVN 01: 2009/BYT cho thấy tất các chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống đều nằm trong giới hạn cho phép.

Như vậy hệ thống xử lý nước cấp cho ăn uống hiện tại của Công ty TNHH Đồ Gỗ Nghĩa Tín vận hành tốt, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt yêu cầu để cấp cho ăn uống.

3.2.2.3. Chất lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất

Số lượng mẫu: 01 mẫu

Vị tri lấy mẫu:

- Vị trí 1: Mẫu nước thải tại hố ga cuối cùng trước khi thải ra hệ thống thoát nước của CCN

Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước thải tại hố ga cuối cùng

(Nguồn: Viện NC KHKT Bảo hộ lao động. Trung tâm TV CGCN An toàn - vệ sinh lao

động và bảo vệ môi trường miền Nam, 19/11/2011)

Ghi chú

- QCVN 24: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp  Nhận xét, đánh giá

So sánh với QCVN 24: 2009/BTNMT cho thấy tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của CCN đều nằm trong giới hạn cho phép.

3.2.3 Chất thải rắn

Công tác quản lý chất thải rắn hiện đang được Công ty thực hiện hiệu quả, không để rác tồn đọng gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường:

 Chất thải rắn không nguy hại

Phế liệu và mạt cưa gỗ: dùng làm nguyên liệu đốt tại lò sấy

Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất không nguy hại khác: bố trí các thùng rác thu gom và định kỳ được vận chuyển, xử lý bởi hệ thống thu gom rác của cụm công nghiệp.

 Chất thải rắn nguy hại

Tiến hành thu gom, phân loại và lưu trữ tại nơi riêng biệt.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT

loại B 01 pH - 7,35 5,5 - 9 02 Chất rắn lơ lửng mg/l 79 100 03 BOD5 mg/l 43 50 04 COD mg/l 71 100 05 Tổng N mg/l 16,07 30 06 Tổng P mg/l 2,13 6 07 Coliform MNP/100ml 4,1× 103 5.000

Trong thời gian sắp tới sẽ tiến hành đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH và hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý lượng CTNH này đúng quy định.

3.2.4 An toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ:

Công ty đã tích cực thực hiện hiệu quả các biện pháp như:

Phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ cho nhân viên, công nhân trong Công ty.

Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho một số công nhân trong Công ty nhằm có lực lượng ứng phó tại chỗ khi có cháy nổ.

Đôn đốc, giáo dục ý thức cho nhân viên và công nhân trong Công ty, luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó sự cố.

Hiện tại, hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra thuận lợi, không có sự cố đáng kể. Công ty sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp đang thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp mới, cải tiến thêm nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

3.3 VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Các vấn đề môi trường không khí, chất thải rắn, vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ đang được thực hiện hiệu quả và đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường liên quan. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty về cơ bản đạt yêu cầu theo QCVN 24:2009/BTNMT, cột B. Tuy nhiên, Công ty vẫn sẽ luôn bảo trì hệ thống thường xuyên, đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất của hệ thống.

Cần đăng ký sổ chủ CTNH và hợp đồng với các đơn vị chức năng xử lý lượng CTNH này.

PHẦN 4 - KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua công tác lấy mẫu, đo đạc, kiểm tra chất lượng môi trường cho thấy Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Tín đảm bảo tất cả các chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của mình đều nằm trong giới hạn cho phép khi thải ra môi trường sau khi qua hệ thống xử lý chất thải, ngoại trừ hệ thống xử lý nước thải. Cụ thể:

- Về môi trường không khí: sau khi được xử lý bụi, khí thải từ Công ty đã có nồng độ các chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn: QCVN 05: 2009/BTNMT, QCVN 06: 2009/BTNMT, QCVN 19: 2009/BTNMT, QCVN 20: 2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và TCVSLĐ QĐ 3733/2002/BYT.

- Về môi trường nước: nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình luộc gỗ đã cho chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột B, các chỉ tiêu như: pH, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Amoni, Sunfua, Dầu mỡ BOD5, COD, SS đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Về chất thải rắn: đảm bảo chất thải rắn được thu gom, vận chuyển xử lý đúng quy định, không để rác tồn đọng, phân hủy gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường

- Về các vấn đề vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ: tích cực phổ biến kiến thức cho nhân viên, huấn luyện đội ngũ chữa cháy tại chỗ, đôn đốc, giáo dục ý thức cho nhân viên và công nhân trong Công ty, luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó sự cố.

4.2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục duy trì các biện pháp quản lý và kỹ thuật bảo vệ môi trường hiện tại

- Luôn tìm cách đổi mới, thay thế để công tác kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả cũng như kịp thời khắc phục sự cố của công tác kiểm soát môi trường, nhất là các công trình xử lý chất thải (hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý bụi)

- Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ báo cáo giám sát môi trường định kỳ để báo cáo với cơ quan chức năng về công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp. Lập báo cáo

Một phần của tài liệu Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 2011 (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w