THÂN BÀ I:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 tham khảo (Trang 27 - 37)

(1/ Xuất xứ chủ đề)

- Cuối năm1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây tiến, tham gia phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào – Việt

- Địa bàn hoạt động của Đoàn quân khá rộng : Mai Châu, Mộc Châu,Sầm Nứa rồi vòng về miền tây Thanh Hoá.

- Phần đông họ là những thanh niên trí thức Hà Nội, sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn gian khổ, đánh trận thương vong ít, sốt rét tử vong nhiều. Nhưng họ vẫn chiến đấu rất dũng cảm, vẫn lạc quan yêu đời.

- Cuối năm1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, xa đơn vị ít lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh(Hà Đông cũ), ông viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau in lại năm 1975, ông bỏ chữ “Nhớ”. Bởi cả bài thơ đã ngập tràn nỗi nhớ niềm tự hào của tác giả về đoàn binh Tây Tiến.

(2/ Cảm hứng lãng mạn) (a/ Giải thích)

Nếu như các nhà thơ cùng viết về người lính bằng cảm hứng hiện thực với vẻ đẹp hồn nhiên, chân chất giản dị. Thì Quang Dũng lại tạc vào thời gian, vào lịch sử dân tộc hình tượng người lính có một không hai bằng cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng

Có một thời, nhắc đến khái niệm “lãng mạn” người ta thường đồng nhất nó với những gì xa rời thực tế, cá nhân, tiêu cực, mềm yếu… và người ta phản đối, phê phán, thậm chi tẩy chay nó. Nhưng nếu xét đến tận cùng, phần lãng mạn ấy không thể thiếu trong đời sống tinh thần, trong tâm hồn con người và cái gọi là “lãng mạn” ấy cũng thật nhiều vẻ, nhiều hình. Nó có thể làm con người ta nhỏ lại, yếu hèn đi nhưng cũng có thể đem đến cho con người có sức mạnh phi thường để làm nên những điều phi thường.

Cuộc sống tinh thần của mỗi con người hay cả một cộng đồng dân tộc sẽ nghèo nàn, cằn cỗi và nhàm chán biết bao nếu thiếu đi những ước mơ bay bổng, thiếu đi trí tưởng tượng phong phú, diệu kì… Lãng mạn hiểu theo nghĩa đúng đắn, chắp cánh cho những ước mơ, thúc giục con người hướng tới cái đẹp, cái cao cả và sự hoàn thiện mà hiện thực cuộc sống còn chưa đạt tới.Vì nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng liên tưởng. Nên cảm hứng lãng mạn thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Trong văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 nó chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

(b/ biểu hiện)

*/Cảm hứng lãng mạn của bài thơ trước hết là nỗi nhớ tha thiết khẵc khoải của tác giả.

Một thời của Tây Tiến tưởng như đã lùi vào kỷ niệm. Nhưng rồi khi ngồi ở Phù Lưu Chanh, trong phút chốc, những kỷ niệm đó lại trở về trong nỗi nhớ thương cồn cào tha thiết đến mức tác giả không thể kìm nén được đã phải thốt ra lời.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Con sông cuồn cuộn chảy giữa những ngày gian truân vất vả của người chiến sĩ Tây Tiến. Nay đã “xa rồi”, đã là quá khứ rồi, nhưng nỗi nhớ thì không thể nào nguôi được, mà dường như nó da diết đến quặn lòng: “Nhớ chơi vơi”. Đó là nỗi nhớ không định hình, khó nắm bắt, khó diễn tả bằng lời. Nhừng nó cũng thật bao la bát ngát lại vừa có chiêu sâu như xoáy vào lòng người.

Tiếng gọi

_“Tây Tiến ơi” vang lên thân thiết như tiếng gọi người thân.

_ Từ cảm “ơi” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng tha thiết sâu lắng bồi hồi ngân dài trong lòng người vọng vào thời gian, lan rộng trong không gian

_ Hai tiếng “Xa rồi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ hô ứng với điệp từ “nhớ”ở câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây.

Sau tiếng gọi tha thiết ấy biết bao hoài niệm về một thời gian khổ của chiến trường Tây Bắc xưa hiện về trong tâm tưởng của người lính Quang Dũng. Cứ như thế, nỗi nhớ trải dài theo hình sông thế núi, qua những tên bản tên mường với những chặng đường hành quân vất vả :

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Để rồi vượt lên trên những gian khổ hy sinh, hành trang của người lính đầy ắp những kỷ niệm đẹp về tình quân dân.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong làn mưa mỏng nơi lưng chừng núi; bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bị mật ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, cọp trêu người là một bản làng có cơm lên khói, có mùi thơm của cơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp như những bông hoa rừng. Đây là khung cảnh thực của chiến trường Tây Tiến đã được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn,

hào hoa của những anh lính người Hà thành. “Nhớ ôi”, “cơm lên khói”, đó là tiếng lòng dạt dào của các anh khi nhớ tới cảnh tượng đầm ấm của tình quân dân

*/ Không chỉ có nỗi nhớ, chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn chính là cảm hứng bay bổng của nhà thơ hướng tới vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của thiên nhiên và con người Tây Bắc

(_) Trong hoài niệm của nhà thơ, thiên nhiên Tây Bắc trở thành một hình tượng lớn, nhằm tô đậm cái ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngủi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Câu thơ hun hút đi lên theo chiều cao của núi rừng

_ Dốc : Dốc lên thì khúc khuỷu gập ghềnh – Dốc xuống thì thăm thẳm như dẫn đến vực sâuè Câu thơ có 5/7 là thanh trắc kết hợp với một loạt từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) gợi cho người đọc cảm giác gồ ghề, lồi lõm, gập ghềnh, cheo leo hiểm trở của dốc núi.

Đó chính là sự gian khổ mà người lính phải vượt qua. Còn đỉnh núi: mù sương cao vút, núi cao tưởng chừng như chạm tới mây : Cồn mây – Súng ngửi trời. Mây và sương mù tụ lại thành cồn heo hút, người lính đi trên những ngọn núi cao ấy như đi trên những cồn mây, mũi súng như chạm tới đỉnh trời. Mũi súng của người chiến sĩ đã được nhân cách hoá đầy chất lính nhưng cũng thật ngộ nghĩnh hồn nhiên yêu đời “súng ngửi trời”, Hình ảnh đó khiến ta liên tưởng tới hình ảnh “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.Tại đây , cái đẹp của thiên nhiên và con người đã gặp chỗ tương đồng. Thiên nhiên và con người đã trở nên thân thiết đến mức khó tin : Súng(người chiến sĩ) ngửi trời ( thiên nhiên).

Các anh đi trong sương lấp, đêm hơi, vượt dốc cao, vực thẳm lên đến tận cồn mây heo hút trong lam sơn chướng khí, gió núi mưa ngàn. Bao quanh các anh là mọi hiểm nguy

như đe doạ, án ngữ bước chân các anh, như chực bóp nát đoàn quân mệt mỏi. Ngoại cảnh sẽ làm các anh chùn bước chăng ? Không! Qua giây phút rợn ngợp ban đầu, các anh lại tiến lên dũng mãnh hơn. Để rồi khi chiếm lĩnh được mọi tầm cao, dừng chân trên một đỉnh đèo nào đó, phóng tầm mắt ra xa, qua không gian mù mịt của sương rừng mưa núi, các anh chợt vỡ oà niềm vui sướng hạnh phúc trước cảnh làng quê êm đềm tuyệt đẹp như trải ra trưóc mắt :

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Câu thơ toàn thanh bằng êm ả mềm mại, nhẹ nhàng như một làn gió mát làm khô đi những giọt mồ hôi mệt nhọc của các anh, và trải rộng trước mắt các anh hình ảnh thôn xóm xanh tươi thanh bình hoà lẫn trong làn mưa bụi bay gợi nỗi nhớ quê nhà. Dưới con mắt hào hoa và lãng mạn của người lính Tây Tiến Hà thành, núi rừng sâu thẳm bỗng đẹp lạ kỳ, vẻ đẹp nên thơ và hết sức hào hùng

Vẻ đẹp ấy được cảm nhận từ một hiện thực gian khổ và đầy khốc liệt, khó khăn. Chính vì thế, chất lãng mạn của bài thơ càng đáng trân trọng, nâng niu. Nói đúng hơn, chính nhờ chất lãng mạn ấy mà người lính Tây Tiến có thể vượt qua được mọi vất vả gian lao, mọi khó khăn thử thách. Chất lãng mạn trong Tây Tiến xuất hiện dường như để lại ”thăng bằng” cho cảnh vật và tâm hồn của con người. Vì thế bên cạnh một thiên nhiên hiểm trở, dữ dằn, những núi đá cheo leo, những cảnh rừng thiêng nước độc… ta lại thấy một thiên nhiên thơ mộng đến say người, một Tây Bắc đẹp như tranh thuỷ mạc:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Một dòng sông trong một buổi chiều sương giăng mắc, đôi bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Và nổi bật trên dòng sông huyền thoại ấy là Hình dáng mềm mại uyển chuyển của người cầm lái trên chiếc thuyền độc mộc cùng hồn lau và hoa đong đưa làm duyên bên dòng nước lũ. Tất cả, người và cảnh đều hài hoà duyên dáng thơ mộng.

èNgòi bút của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Ông không tả cây lau mà chỉ gợi hồn lau. Ông không nhớ con người Châu Mộc mà nhớ dáng vóc mềm mại của họ in bóng trên sông nước. Không nhớ những bông hoa mà tác giả chỉ nhớ cái ngả nghiêng đong đưa tình tứ của những bông hoa rừng.

→ Qua vài nét loáng thoáng, cảnh vật trong thơ Quang Dũng như có hồn. Nhà thơ không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi ra được cái phần thiêng liêng của cảnh vật

→Cách tự hỏi “có nhớ”, “có thấy” của tác giả đã tạo cho âm hưởng của khổ thơ man mác bâng khuâng như đang ru hồn ta vào cõi mộng. Chất nhạc, chất hoạ, chất thơ cũng toát ra từ đó. Và cũng qua đây ta càng

→ hiểu thêm vẻ đẹp trong tâm hồn của các chiến sĩ Tây Tiến : Trong gian khổ và thử thách, trong gian truân và chết chóc, họ vẫn lạc quan yêu đời, hồn nhiên và thơ mộng. Và không chỉ Thiên nhiên Tây Bắc cứ “chơi vơi” trong nỗi nhớ của nhà thơ giữa hai gam màu vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa tươi tắn, thơ mộng .

_Mà chất lãng mạn bay bổng này còn thể hiện rõ khi tác giả khắc họa chân dung người lính Tây Tiến.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Thơ ca kháng chiến khi viết về người lính thường hay đề cập đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” đã trực tiếp miêu tả căn bệnh này : “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Rét run người vầng trán ướt mồ hôi”. Còn Tố Hữu trong bài “Cá nước”, cũng không quên căn bệnh quái ác đó : “Giọt giọt mồ hôi rơi. Trên má anh vàng nghệ”. Quang Dũng trong “Tây Tiến” cũng không hề che dấu những gian khổ khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hy sinh lớn lao của người lính. Chỉ có điều tất cả những cái đó không hiện ra một cách trần trụi, mà nó được nhà thơ phản ánh qua cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn.

Phải chăng đây là hình ảnh ly kỳ giật gân, sản phẩm của trí tượng bịa đặt của nhà thơ ? Không ! èChứa đựng trong đó là sự thật nghiệt ngã : các chiến sĩ Tây Tiến người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng cả tóc. Còn hình ảnh

_ “quân xanh màu lá” thì sao ? Màu xanh ấy là của lá ngụỵ trang hay của màu áo ? Có lẽ cả hai, nhưng cái quan trọng hơnè là nhà thơ muốn nói đến căn bệnh sốt rét rừng. Những ngày đói ăn, thiếu mặc cùng căn bệnh sốt rét đã làm các anh tóc rụng da xanh tiều tụy

Và như thế hình ảnh “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”đã èphản ánh cái khốc liệt, cái dữ dội của chiến tranh, của một dân tộc quật khởi đứng lên dùng ngọn tầm vông chống lại sắt thép quân thù.

Nhưng ẩn dưới cái vẻ ngoài tiều tụy ấy, các chiến sĩ Tây Tiến là những người ốm nhưng không yếu. ở họ toát lên sức mạnh tinh thần phi thường

“Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” nhưng

_“dữ oai hùm”,dữ dằn oai phong như hổ. Hình ảnh ẩn dụ “dữ oai hùm” đã nói lên chí khí hiên ngang tinh thần quả cảm. Hình tượng thơ được đặt trong thế ètương phản. Quang Dũng đã lấy cái thô, cái mộc để tô đậm cái oai phong cái dữ dằn của người lính Tây Tiến.Và sự dữ dằn ấy còn được thể hiện qua ánh mắt :

_“Mắt trừng”è Đó là ánh mắt giận dữ, dữ dội, nẩy lửa đầy áp đảo đối với kẻ thù. Như vậy chỉ với mấy câu thơ,

→Tác giả đã chạm khắc vào lịch sử hình ảnh đoàn quân phi thường độc đáo có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca.

Không chỉ có sức mạnh phi thường các anh còn có đời sống nội tâm phong phú , có những nét hào hoa mơ mộng gửi về hai phía chân trời:

_ Mộng qua biên giới : mộng tiêu diệt kẻ thù bảo vệ biên cương, mộng lập nên chiến công nêu cao truyền thống anh hùng.

_ Mơ về Hà Nội dáng kiều thơm.

Nếu người nông dân mặc áo lính của Chính Hữu mang theo nỗi nhớ giếng nước gốc đa, nhớ mái nhà gianh, nhớ ruộng nương, người vệ quốc trong thơ Hồng Nguyên nhớ người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya, thì người lính trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ ấy gắn với mơ : Mơ dáng kiều thơm

→Mơ tới những tà áo trắng những thiếu nữ thân quen nơi trường xưa phố cũ.

Họ vốn là các sinh siên Hà thành xếp bút nghiên theo việc cung kiếm, giàu lòng yêu nước nhưng cũng rất độ hào hoa “Từ thuở mang gươm đi mở nước, Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Nên sống giữa núi rừng miền Tây ác liệt, cái chết bủa vây, lủa đạn mịt mùng nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội thân yêu. Trong trái tim mỗi người ra trận, làm sao có thể quên được những hàng me hàng sấu. Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thân quen.

→Đó là vầng những sáng lung linh của người lính. Và chính vầng sáng lung linh ấy đã tạo nên sự cân bằng thư thái trong tâm hồn người chiến sĩ sau mỗi chặng đường hành binh vất vả. Nó không làm thối chí nản lòng các anh mà ngược lại nó như làm tăng thêm sức mạnh, tăng thêm nhiệt tình cách mạng. Bởi các anh là người hiểu hơn ai hết mình chiến đấu vì ai, vì cái gì. Và các anh cũng hiểu hơn ai hết giá trị của tình yêu, của độc lập tự do của một dân tộc được đo bằng chính xương máu của hàng ngàn hàng vạn con người Việt Nam .

( Nhân xét đánh giá) Để giúp cho trí tướng tượng bay cao, bay xa và tình cảm, cảm xúc được diễn tả một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất, nhà thơ đã vận dựng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật dối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, giữa gian khổ, vất vả với anh hùng, bất khuất, giữa cái bi và cái hùng… tô đậm cái phi thường, đồng thời cũng để tạo sự”cân bằng” giữa hai màu sắc – hiện thực và lãng. Sự đối chọi này được thể hiện trong từng câu thơ, từng đoạn thơ cũng như toàn bài thơ

3/Tính chất lãng mạn của bài thơ còn thể hiện ở một phương diện khác. Đó là chất

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 tham khảo (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w