Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu kinh doanh ngành giày da tại brazil (Trang 31 - 36)

4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO NGÀNH DA GIÀY TRÊN THỊ

4.4.1 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu

4.4.2.3 Chiến lược sản xuất

i. Chuyển dịch sản xuất từ gia công sang tự sản xuất, tập trung vào sản xuất thời trang và chất liệu da.

Cụ thể, các DN phải kết nối được giữa công đoạn thiết kế và sản xuất. Có đội ngũ nhân viên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, am hiểu về lĩnh vực tài chính đồng thời phải nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị.

ii. Nguyên vật liệu sản xuất

Theo như định hướng trên, các doanh nghiệp da giầy sẽ phải chuyển đổi quá trình sản xuất gồm 2 giai đoạn. Một là chuyển đổi từ mô hình gia công sang phương thức sản xuất một phần, hai là chuyển đổi sang mô hình sản xuất toàn bộ.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, ngành da giày hướng trọng tâm vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu. Một trong những giải pháp quan trọng là sẽ xây dựng một cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và phối hợp với ngành dệt may xây dựng ít nhất một khu công nghiệp da.

Tuy nhiên việc xuất khẩu các sản phẩm giày da sang Brazil có thể thực hiện dễ dàng một phần cũng là nhờ việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước chính quốc. Cho nên, riêng đối với các mặt hàng giày da xuất khẩu sang Brazil thì các doanh nghiệp nên sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu.

iii. Chú trọng phát triển chiều sâu trên các mặt hàng

Đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.Ngày nay, để sản phẩm có thể cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường buộc các nhà doanh nghiệp phải áp dụng khoa học tiên tiến, nhưng để đạt hiệu quả cần phải có sự lựa chọn và định hướng phù hợp với điều kiện của từng xí nghiệp và trình độ của công nhân vì thế việc áp dụng một mô hình sản xuất chuyên môn hoá cao như các nước phát triển là điều không dễ dàng mà cần lựa chọn máy móc, công nghệ phù hợp với công nhân là điều quan trọng nhất. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, đủ trình độ chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, chủ động trong sản xuất. Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất phải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc của ngành vào nguồn nguyên liệu phụ nhập ngoại. Đối với các cơ sở hiện có: Tăng cường đầu tư chiều sâu đối với các tranh thiết bị đặc biệt ở một số công đoạn quan trọng – làm tăng giá trị sản phẩm và kiểu dáng sản phẩm, bố trí sắp xếp lại quy mô nhà xưởng cho phù hợp với yêu cầu công nghệ, bố trí lại các cơ sở phân tán vào các khu tập trung ở cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nhằm mở

rộng thêm năng lực sản xuất với quy mô sản xuất lớn hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đầu tư các cơ sở mới: Để đạt được tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu vào các thị trường mới, bên cạnh việc đầu tư chiều sâu và củng cố phát triển các cơ sở sản xuất hiện có, cần tăng cường xây dựng các dự án đầu tư với trên cơ sở một số yêu cầu như sau:

Do đặc thù đòi hỏi các ngành sản xuất da giày cho xuất khẩu, các cơ sở sản xuất đầu tư mới chỉ nên tập trung ở các vùng thuận lợi về giao thông vận tải, cung ứng vật tư và giao nhận hàng hoá các vùng có các điều kiện cơ sở hạ tầng đáp ứng được các dịch vụ quản lý, điều hành kinh doanh… không nên phân tán ở quá nhiều địa phương sẽ khó khăn trong quá trình cạnh tranh và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ sở đầu tư mới phải đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng, nhất là những thị trường mới mà chúng ta đang quan tâm.

4.4.2.4 Chiến lược Marketing quốc tế

i. Chiến lược sản phẩm

Sáng tạo mẫu mốt để tạo ra những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ, giao hàng thật nhanh tới thị trường và tổ chức tốt các dịch vụ sau bán hàng.

Thực tế hiện nay có một số DN đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Những DN đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực này có thể kể tới như Công ty Cổ phần giày An Lạc, Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư giày Thái Bình, Công ty Biti's TP.HCM...

Các mặt hàng giày là những sản phẩm có sự thay đổi lớn do vòng đời của sản phẩm ngắn (mỗi năm một người dân Brazil tiêu thụ trên 3 đôi giày). Cho nên việc thay đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân là điều không nên bỏ qua. Bên cạnh việc cải tiến chất lượng (độ bền, chắc…) thì giày xuất khẩu sang Brazil cũng cần được thiết kế đúng với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng của nước này.

Đối với giày công sở thì những màu sắc được ưa chuộng nhiều nhất có thể kể đến là màu đen, sau đó là nâu, hạt dẻ, cà phê. Bên cạnh những mặt hàng mà Adidas đã sản xuất có màu sắc và kiểu dáng thể thao thì ta có thể sảng xuất các đôi giày cho nhân viên công sở có kiểu dáng gần giống giày thể thao, với các loại màu đen, nâu, kiểu dáng đơn giản nhưng trang trọng.

Hơn nữa, theo như nghiên cứu thì các chị em phụ nữ ở Rio de Janeiro và các khu vực phía bắc Brazil thường mang các đôi sandals do thời tiết ở các khu vực này rất nóng, người ta mang sandals kể cả khi đi làm cũng như đi chơi. Mà thế mạnh của các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam cũng là sản xuất sandals vì có kinh nghiệm sản xuất cho tiêu dùng trong nước. Do vậy ta nên thiết kế và thương thảo với các nhà nhập khẩu ở khu vực này để có thể xuất sang các mặt hàng sandals.

Cần chú ý về ngôn ngữ, người Brazil không thích nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha vì thế tên, bao bì sản phẩm hạn chế sử dụng Tây Ban Nha, và tốt nhất là nên sử dụng tiếng Bồ Đào

Nha và trước khi sử dụng phải nghiên cứu thật kĩ ngôn ngữ này để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

ii. Chiến lược chiêu thị

Người Brazil có thói quen mang giày trong nhà, điều này gây khó chịu với một số người vì trong nhà cần phải sạch sẽ. Như vậy ta có thể thiết kế và sản xuất các loại giày dép da mang trong nhà để thay đổi thói quen mang giày của họ, đồng thời việc này sẽ giúp nhà của họ sạch hơn và việc đi lại trong nhà dễ dàng hơn.

iii. Chiến lược định giá

Thị trường Brazil là một thị trường tiêu thụ giày dép khá lớn nhưng lại sản xuất da giày đứng thứ ba thế giới, đủ thấy việc da giày xâm nhập vào thị trường này phải chịu sức ép lớn cỡ nào trong việc cạnh tranh với các công ty nội địa. Cho nên cần đưa ra chiến lược giá đúng đắn, đa dạng hóa phân khúc thị trường.

Các sản phẩm da giày tại đất nước này hầu hết là những sản phẩm giá rẻ từ các công ty nhỏ, nên để tránh việc cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nội địa thì ta nên cải tiến chất lượng để thâm nhập vào phân khúc thị trường cao hơn, giá chỉ cao hơn một ít so với các sản phẩm nội địa.

iv. Chiến lược phân phối

Có thể nói đây là mặt mà các doanh nghiệp đáng lưu tâm nhất khi xuất khẩu sang thị trường Brazil. Trước nay khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu da giày sang Brazil đều thông qua các công ty thương mại, điều này làm gia tăng đơn giá của các mặt hàng. Do đó, các DN cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, DN cần giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới nhà nhập khẩu hay nhà bán lẻ có quy mô của nước ngoài.

Thói quen mua hàng của người dân Brazil được hình thành sau sự toàn cầu hóa, các phương tiện truyền thông và internet đóng một vai trò quan trọng trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ở Brazil, xu hướng mua sắm được kết nối với triết lý giá trị của cuộc sống, tiện lợi, giá cả hợp lý và thương hiệu bền vững.

Hành vi mua sắm thật sự đã hòa hợp vào lối sống của người dân thành thị. Mua sắm như một hoạt động thường nhật như là giải trí. Đa số người dân mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, và những cửa hàng tiện lợi, vì thế tất cả đều phải bố trí tiện lợi nhất cho người tiêu dùng, cho dù điều kiện kinh tế của mỗi người mua hàng khác nhau,.

Rất nhiều nơi mua sắm được thiết kế có một khu giải trí, ăn uống và các dịch vụ khác như làm đẹp…để thu hút các giới trẻ vào đây.

Với 80% dân số là dân thành thị và có thói quen mua sắm như trên, nên chiến lược phân phồi cũng phải được bố trí phù hợp với hành vi tiêu dùng: chúng ta bố trí tại những cửa hàng lớn, siêu thị, trung tâm mua sắm nhiều hơn là những nơi bán lẻ như tại Việt Nam, vì bản thân những nơi mua sắm lớn cũng tự có chiến dịch thu hút khách hàng, nhờ đó, nên sử dụng kênh phân phối này là chủ yếu.

Xây dựng kênh phân phối quốc tế với hệ thống dịch vụ sau bán hàng và hậu mãi hoàn chỉnh (như Công ty Bita's, Công ty Cổ phần giày Việt, Công ty TNHH một thành viên giày

Thượng Đình,... đã thực hiện).

Đồng thời sử dụng Logistics để tiết kiệm chi phí vận tải. 4.4.2.5 Chiến lược quản trị nguồn nhân lực

- Đào tạo và phát triển năng lực của công nhân là điều không thể bỏ qua.

Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả snr xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

Khi xu hướng của ta là nâng cao chất lượng sản phẩm thì điều cần thiết là phải nâng cao trình độ tay nghề của công nhân.

Tăng lương cho công nhân. Nước ta có lợi thế là nguồn nhân công rẻ nên nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ nguồn nhân công này. Nhưng đối với việc sản xuất cung ứng cho các đơn đặt hàng để xuất khẩu thì do tính chất thời vụ, có những lúc đơn đặt hàng nhiều, nhân công cần tăng ca, việc tăng ca liên tục sẽ dễ làm nản lòng nhân công và dễ mất lao động. Do đó, khi không có đơn hàng ta cũng nên để công nhân làm để không bị ráo riết chạy theo đơn hàng khi đến hạn. Và cũng cần tăng lương cho nhân công, cũng như tạo thêm nhiều phúc lợi xã hội, thăm hỏi, tổ chức các cuộc thi hay Hiến máu nhân đạo, sinh hoạt ăn uống chung với công nhân… để tạo nên sự gắn bó của công nhân đối với doanh nghiệp.

4.4.3 Chiến lược liên minh

Brazil là thị trường xuất khẩu giày da lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, nơi đây có điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngành giày da phát triển.

Toàn đất nước Brazil có hơn 1.500 nhà máy sản xuất phụ kiện cung cấp cho ngành da giầy, có hơn 400 doanh nghiệp chuyên ngành công nghiệp xử lí da, với công suất hơn 30 triệu tấm da/ năm. Brazil có tổng đàn bò tới gần 200 triệu con. Ngòai ra có hàng trăm nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cung cấp cho ngành sản xuất da giầy. Trong khi ngành sản xuất gia dày ở Việt Nam vẫn chưa phát triển được mạnh mẽ các ngành công nghiệp phụ trợ, cũng như nguyên liệu da chỉ mới đáp ứng được khoảng 70%, vậy thì việc thực hiện chiến lược liên minh với các doanh nghiệp giày da sở tại mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển

4.4.3.1 Cơ hội

- Có được nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào và giá cả cạnh tranh - Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, hỗ trợ tốt cho ngành giày da - Giá thành công nhân tương đối rẻ

- Vị trí địa lí thuận lợi, có thể tiếp cận được các thị trường Nam Mĩ còn lại

- Ngoài ra, vị trí của Brazil có thể chuyển hàng vào Mĩ nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

- Không phải chịu thuế nhập khẩu

- Tránh được nguy cơ bị kiện bán phá giá cũng như trợ cấp xuất khẩu

- Mặt hàng giày da có sức tiêu thụ mạnh tại thị trường Brazil, đây là một thị trường béo bở - Giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được các đại lí phân phối cũng như sự am hiểu thị trường của doanh nghiệp nội địa

- Tăng quy mô vốn đầu tư mở rộng sản xuất

- Học hỏi được kinh nghiệm của các doanh nghiệp Brazil

- Có thể liên hệ với các nhà thiết kế, các nhà đóng giày nổi danh tại Brazil để mở rộng kiến thức, kinh nghiệm, nhằm không chỉ phát huy tại Brazil mà còn mang kiến thức đó về cho công ty tại Việt Nam

4.4.3.2 . Thách thức

- Phải cạnh tranh với số đông các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ…

- Sự khác biệt về văn hóa sẽ gây không ít khó khăn trong công tác quản lí, điều hành - Trong khi góp vốn liên minh, có thể xảy ra tình trạng mất cân bằng về kiểm soát và phân chia lợi ích nếu số vốn góp không cân bằng

- Liên minh buộc các đối tác phải chia sẻ, hợp tác với nhau, vì vậy các bí quyết về công nghệ cũng như thiết kế không còn là của riêng doanh nghiệp nữa. Xerox của Mĩ là 1 ví dụ điển hình

- Các doanh nghiệp Việt Nam phải đề phòng đối tác thực hiện các hành động mua sáp nhập nhằm tăng quyền kiểm soát. Cocacola là một ví dụ điển hình về việc sáp nhập các công ty hợp tác với mình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abicalcados.Brazil com.br/perfil

2. Azalia : Brazilian brands at MODACALZADO- (29th SEPTEMBER – 1st OCTOBER 2005)

3- Le marche de la chaussure au Bresil, Mai 2005: www. ctc.fr/ salon

4. Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil MDIC / SECEX 5. Viện Nghiên cứu và Tiếp thị Công nghiệp IEMI

http://www.lefaso.org.vn http://www.sggp.org.vn http://www.tinkinhte.com www.baomoi.com www.isc.hbs.edu http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/1127-Tim-hieu-thi-truong-Brazil/page3 http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns1104140 90316 http://vov.vn/Kinh-te/Xuat-khau-da-giay-Dung-de-mat-loi-the/217275.vov http://www.baomoi.com/Xuat-khau-giay-da-Van-chua-het-kho-khan/45/5971342.epi https://sites.google.com/site/giay365vn/giay-viet-nam-xuat-khau http://vietpress.vn/20120721045640102p33c68/Brazil-cac-nha-san-xuat-giay-vn- khong-co-hanh-vi-lan-tranh-thue-chong-ban-pha-gia.htm http://www.lefaso.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=18&itemid=295

Một phần của tài liệu kinh doanh ngành giày da tại brazil (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w